Phương Hiểu
Làn sóng đầu tiên của đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Một cựu chiến binh khỏe mạnh, sau khi nhiễm bệnh đã phải nhập viện 24 ngày và trải qua 4 lần nguy kịch, sụt 40 kg. Virus đã tàn phá cơ thể anh, khiến mặt anh bị lở loét. Anh liên tục gặp ác mộng, chìm trong đau đớn, giằng xé và tuyệt vọng.
Gần đây, một đoạn video ghi hình cho một bộ phim tài liệu về những người nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Trung Quốc đã lan truyền trên mạng xã hội. Do nội dung quá kinh hoàng, video này đã bị cấm phát sóng trong hai năm. Nhân vật chính trong video là Bành Bác, một trong những bệnh nhân đầu tiên nhiễm COVID-19 tại Vũ Hán may mắn sống sót.
Bành Bác cao 1,8 mét, thân hình cường tráng, là quân nhân đã nghỉ hưu.
Vào ngày 19/1/2020, khi Tết Nguyên đán đang đến gần, Bành Bác đột nhiên cảm thấy không khỏe và sốt kéo dài suốt 5 ngày mà không thuyên giảm. Khi đó, nhiều ca viêm phổi không rõ triệu chứng đã xuất hiện ở Vũ Hán.
Theo gợi ý của vợ, Bành Bác đã đến bệnh viện và bác sĩ yêu cầu anh phải nhập viện ngay trong ngày hôm đó. Bành Bác được chuẩn đoán nhiễm virus Corona mới. Vừa vào bệnh viện, người nhà anh đã cảm thấy có gì đó không ổn, hành lang chật kín bệnh nhân sốt cao, giống như Bành Bác, ai cũng có biểu hiện đau đớn.
Tình trạng của Bành Bác trong bệnh viện trở nên tồi tệ nhanh chóng, vượt ngoài tầm kiểm soát. Bệnh viện phải chuyển anh đến Bệnh viện Kim Ngân Đàm, nơi đây là cơ sở y tế chuyên trách về các bệnh truyền nhiễm và ứng phó với các dịch bệnh lớn tại tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán.
Do số lượng bệnh nhân quá lớn, Bành Bác được đưa vào khu ICU tạm thời. Vào ngày 23/1 năm đó, Vũ Hán tuyên bố phong tỏa.
Cơn bệnh nguy kịch đầu tiên xảy ra sau ba Bành Bác được đưa vào khu chăm sóc đặc biệt, tình trạng diễn biến bệnh của anh vượt quá dự đoán của mọi người, Bành Bác không còn có thể tự thở được nữa và sẽ chết bất cứ lúc nào.
Bác sĩ điều trị, Phan Thuần, đề nghị trực tiếp đặt nội khí quản và bỏ qua phương pháp hỗ trợ oxy không xâm lấn, tuy phương pháp này hiệu quả hơn nhưng bệnh nhân phải chịu nhiều rủi ro hơn trong quá trình phẫu thuật.
Vì mất khả năng thở nên anh chỉ có thể dựa vào lá phổi cơ học để sống sót. Trong những ngày tháng đó, anh đau đớn đến mức gần như suy sụp. Toàn thân anh chi chít những ống dây, khiến anh luôn trong trạng thái mơ màng.
Theo báo cáo công khai, Phan Thuần là bác sĩ trưởng của Bệnh viện Trung Đại trực thuộc Đại học Đông Nam. Khi bắt đầu lây lan loại virus Corona, ông đã đến Vũ Hán để hỗ trợ với tư cách là thành viên nhóm chuyên gia của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. Sau khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm 2020, ông ở lại Vũ Hán trong 92 ngày.
Theo phác đồ điều trị của bác sĩ Phan Thuần khiến Bành Bác tạm thời khá hơn, nhưng vẫn còn nhiều nỗi đau và nỗi sợ hãi chưa biết đến. Ngay sau đó, tình trạng của Bành Bác lại chuyển biến xấu, một số chuyên gia đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp và cuối cùng quyết định kết nối Bành Bác với ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể), phương pháp điều trị y tế này chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ ngoài cơ thể liên tục cho những bệnh nhân bị suy tim phổi nặng, để giữ bệnh nhân sống được. Để loại bỏ virus khỏi cơ thể Bành Bác, bác sĩ Phan quyết định sử dụng huyết tương của những bệnh nhân đã hồi phục để điều trị cho anh.
Bác sĩ Phan Thuần đã thông báo cho vợ của Bành Bác về kế hoạch điều trị này, nhưng ông không thể đảm bảo rằng điều này chắc chắn sẽ cứu được Bành Bác. Vợ của Bành Bác đã đăng một tin nhắn trực tuyến yêu cầu giúp đỡ và gọi đi gọi lại cho các bệnh nhân đã hồi phục để xin họ hiến huyết tương. Cuối cùng, sáu bệnh nhân khỏi bệnh đã đồng ý hiến tặng.
Hết đợt này đến đợt khác, trong vòng 14 ngày kể từ khi Bành Bác sử dụng ECMO, anh đã phát triển hai biến chứng nghiêm trọng: suy thận cấp và nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tình trạng suy tim, suy hô hấp một lần nữa suýt giết chết anh. Lúc này, cơ thể của Bành Bác đã đầy những vết thương do virus, cơ thể cường tráng vốn có của anh đã trở nên gầy gò, hai bên má hóp, da sạm màu, vàng, hôn mê nhiều ngày dẫn đến teo cơ.
Trên má trái của Bành Bác có một vết thương rất lớn màu đen, các cơ không ngừng run rẩy, ngay cả việc ăn uống đơn giản nhất cũng không thể làm được, một mắt không thể nhắm được, mắt còn lại không thể kiểm soát được, cứ run rẩy liên tục.
Trong 24 ngày ngắn ngủi nhập viện, anh đã gặp nguy kịch 4 lần và người vợ đang mang thai của anh đã nhận được thông báo về tình trạng bệnh nguy kịch của anh 4 lần. Cuối cùng, Bành Bác vẫn sống sót.
Vì không thể ăn uống, Bành Bác trở nên gầy gò đến mức sụt tới 40kg. Đồng thời, Bành Bác phải chịu một vết sẹo đen lớn trên mặt và để lại di chứng nặng nề – mất khả năng sinh sản.
Anh đau khổ về thể xác nhưng cũng đau khổ về tinh thần. Đầu óc anh mất kiểm soát, anh gặp ác mộng hàng đêm, giống như những cảnh trong bộ phim ‘Kẻ đánh cắp giấc mơ’ (Inception), người bay lơ lửng trên bầu trời, nhà cửa và cây cối mọc lên từ mặt đất, toàn thân anh như bị đốt cháy, từng phút từng giây, thật đau đớn.
Anh từng có ý định tự tử và cố gắng tháo ống oxy trong khi bác sĩ không để ý, nhưng anh bị xuất huyết dạ dày nghiêm trọng và mất khả năng di chuyển cơ bản.
Bành Bác không phải là người duy nhất sụt cân vì căn bệnh này. Tóc bố mẹ anh đã bạc nhiều, vợ anh nói rằng bố mẹ già không ăn không ngủ được, trong vòng ba tháng họ sụt 10 kg. Bụng của người vợ mang thai dù có to hơn lên nhưng các bộ phận khác trên cơ thể lại gầy đi so với trước.
Ngày 1/10/2020, hãng truyền thông Thời Báo Hiện đại của Trung Quốc đưa tin, sáng ngày hôm đó, bác sĩ phụ trách Hồ Bắc, Phan Thuần, đã trở lại Vũ Hán.
Các báo cáo cho biết, vào năm 2020, Bành Bác, 38 tuổi, đã phải nhập viện do Covid-19 và trở thành bệnh nhân của bác sĩ Phan Thuần. Bành Bác là bệnh nhân sử dụng ECMO đầu tiên được xuất viện từ Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở Vũ Hán.
Lần này bác sĩ Phan Thuần trở lại Vũ Hán để gặp người bạn sinh tử, Bành Bác. Bành Bác coi ông như ân nhân đã ba lần cứu anh thoát chết.
Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch