Trung Quốc thèm muốn quần đảo ở Bắc Cực, Na Uy ngăn chặn kịp thời

Quang cảnh khu định cư Longyearbyen trên đảo Spitsbergen thuộc quần đảo Svalbard, miền bắc Na Uy. (Ảnh: Bjørn Christian Tørrissen /Wikimedia)

Ngày 1/7, Chính phủ Na Uy thông báo đã chặn việc bán mảnh đất tư nhân cuối cùng ở Svalbard, một quần đảo có tầm quan trọng chiến lược ở Bắc Cực, nhằm ngăn khả năng bị các thế lực nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, mua lại.

Ngày 2/7, cơ quan an ninh nội địa Na Uy “Cơ quan An ninh Cảnh sát” (PST) cũng cho biết, một công dân Na Uy bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc đã bị bắt vào ngày 1/7.

Theo AFP, quần đảo Svalbard nằm giữa đất liền Na Uy và Bắc Cực, có diện tích gấp đôi Bỉ và có cấu trúc pháp lý độc đáo.

Theo hiệp ước được ký năm 1920, mặc dù Na Uy công nhận chủ quyền đối với khu vực này, nhưng nước này cũng trao cho công dân của các nước ký kết (gồm Nga và Trung Quốc) quyền bình đẳng trong việc phát triển tài nguyên khoáng sản.

Tên vùng đất gây ra tranh chấp lần này là Sore Fagerfjord, nằm ở phía tây nam của quần đảo và có diện tích 60 km2, bao gồm núi, đồng bằng và sông băng. Chủ sở hữu yêu cầu 300 triệu euro (khoảng 324 triệu USD).

Theo Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Na Uy, bà Cecilie Myrseth, chủ sở hữu hiện tại của Sore Fagerfjord sẵn sàng bán đất cho một người mua có thể thách thức luật pháp của Na Uy ở quần đảo Svalbard. Nhưng điều này có thể phá vỡ sự ổn định của khu vực, thậm chí có thể đe dọa lợi ích của Na Uy.

Bộ trưởng Tư pháp Na Uy, đại diện cho Chính phủ, chỉ ra rằng Chính phủ đã đề xuất giá mua 20 triệu krone (khoảng 1,9 triệu USD) vào tuần trước, nhưng bị từ chối.

Một luật sư đại diện cho người bán trước đó cho biết, ông đã nhận được những biểu hiện quan tâm cụ thể từ những người mua tiềm năng Trung Quốc. Truyền thông địa phương đưa tin, người bán bất động sản là một công ty do một người Na Uy gốc Nga kiểm soát.

Nay Uy bắt giữ một công dân bị tình nghi làm gián điệp tình cho Trung Quốc

Ngày 2/7, cơ quan an ninh nội địa Na Uy “Cơ quan An ninh Cảnh sát” (PST) cũng cho biết, một công dân Na Uy bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc đã bị bắt vào ngày 1/7.

Ông Thomas Blom, phát ngôn viên của cơ quan tình báo PST, chỉ ra rằng người đàn ông này bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động tình báo quan trọng, liên quan đến bí mật nhà nước.

Ông đã bị PST bắt giữ khi từ Trung Quốc trở về Sân bay Quốc tế Oslo, thủ đô của Na Uy vào ngày 1/7. Ông xuất hiện tại tòa vào ngày 2/7 để trả lời chất vấn.

Tòa án đã ra lệnh giam giữ ông trong 4 tuần mà không được liên hệ với thế giới bên ngoài, trong 2 tuần đầu tiên ông sẽ bị biệt giam. Tuy nhiên, luật sư của người đàn ông này lại kêu oan rằng ông ấy đã bị gài bẫy.

PST không tiết lộ thông tin chi tiết, như người đàn ông này đã cung cấp cho Trung Quốc những thông tin tình báo nào, mà chỉ nói rằng họ vẫn đang trong giai đoạn thu thập bằng chứng nhạy cảm. Đại sứ quán Trung Quốc tại Na Uy không trả lời yêu cầu bình luận.

Điều này xảy ra sau khi Đức, Anh và các nước khác cảnh báo về các hoạt động gián điệp của Trung Quốc.

Tháng Hai năm nay, trong báo cáo đánh giá mối đe dọa hàng năm, PST cũng tuyên bố, do mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây xấu đi, Bắc Kinh đang cố gắng tăng cường quyền kiểm soát chuỗi cung ứng và vị thế của mình ở Bắc Cực.

Na Uy: Gián điệp Trung Quốc lan rộng khắp châu Âu

Hiện Trung Quốc đang triển khai gián điệp trên khắp châu Âu, thậm chí sẽ trở thành mối đe dọa tình báo lớn đối với Na Uy vào năm 2024.

Theo báo cáo của Newsweek và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ngày 12/2, trong một tài liệu, cơ quan tình báo Na Uy tuyên bố, các hành động của Trung Quốc bao gồm tình báo chính trị và gián điệp công nghiệp và không gian mạng là cổng thông tin chính của nước này.

Cơ quan tình báo Na Uy cho biết, cơ quan tình báo Trung Quốc đã sử dụng một loạt công cụ phổ biến và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, để che giấu hoạt động và tiến hành các hoạt động trên khắp châu Âu.

Được biết, các cơ quan tình báo Trung Quốc không còn thực hiện nhiệm vụ một mình, mà nhận được sự hỗ trợ từ các nhà ngoại giao, các đoàn du lịch, cá nhân, doanh nghiệp và các nhóm lợi ích đặc biệt.

Ngoài ra, cơ quan tình báo Trung Quốc còn dựa vào mối quan hệ chặt chẽ với các công ty Trung Quốc. Theo luật pháp Trung Quốc, tất cả công dân và công ty Trung Quốc phải hỗ trợ chính phủ thu thập thông tin tình báo khi được yêu cầu.

Chính phủ Na Uy cảnh báo, phương Tây đang phải đối mặt với tình hình an ninh nguy hiểm hơn năm ngoái, chủ yếu do các nhóm cực đoan như Hamas được Trung Quốc, Nga và Iran hậu thuẫn, đã đặt ra thách thức đối với trật tự thế giới hiện nay.

Vương Quân / Vision Times

Related posts