Trong hai ngày 11 và 12/3/2019 vừa qua, nhà nước CSVN đã phải ra kiểm điểm trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đây là lần đầu trong hơn 15 năm qua sau khi Hà Nội đã bỏ hai kỳ giải trình trước.
Để chuẩn bị cho buổi kiểm điểm, Ủy ban Nhân quyền LHQ từ tháng 8 năm ngoái 2018 đã gửi cho nhà nước CSVN danh sách các vấn đề mà phía LHQ muốn Việt Nam giải thích đã thực thi công ước về quyền Dân sự và Chính trị như thế nào. Danh sách này phần lớn dựa trên báo cáo của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và hải ngoại cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có các câu hỏi về vấn đề tra tấn, bắt giữ người tùy tiên, tự do biểu đạt, tự do tín ngưỡng và tự do hội họp.
Ngày 26/11, CSVN đã gửi bản hồi đáp được đăng tải trên trang web của Ủy ban Nhân quyền LHQ. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều t63 chức chuyên vậ động cho nhân quyền quốc tế thì bản trả lời của CSVN “rất thiếu sót và nhiều khi không chính xác.” Vì thế các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế đã soạn thảo một báo cáo thay thế để phản biện nhằm làm sáng tỏ những điểm mà nhà nước CSVN trình bày không chính xác, hoặc không đầy đủ trước khi Ủy ban Nhân quyền LHQ tiến hành cuộc kiểm điểm CSVN vào giữa tháng 3.
Tại ngày thứ nhì của phiên họp 125 của Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee) của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ, những câu hỏi kiểm điểm cho thấy các quốc gia hội viên nắm rất vững và sát tình hình thực tế về nhân quyền của Việt Nam.
Những vấn đề về quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam được các đại biểu nêu ra gồm cả câu hỏi về lực lượng Cờ Đỏ (bị tố cáo là tổ chức ngoại vi do chính đảng và nhà nước CSVN lập ra) thể hiện thù hằn tôn giáo, vấn đề tù nhân lương tâm, vấn đề tra tấn, về phân biệt đối xử với người thiểu số theo Thiên Chúa Giáo, luật an ninh mạng, luật lao động, về bình đẳng và không phân biệt giới tính, tự do báo chí…
Ngoài ra các vấn đề khác cũng được nêu ra là vấn đề sức chứa tối đa của các phòng giam trong nhà tù, phòng tạm giam, tính độc lập của Bộ Tư pháp và Tòa án Việt Nam, việc tiếp cận dịch vụ y tế của người bị HIV…
Các câu hỏi khác là vấn đề người Thượng hồi hương, về vấn đề làm sao bảo đảm cộng đồng người bản địa, người thiểu số trước khi bị tịch thu đất đai của họ cho các công trình đầu tư phát triển thì họ có được thông báo, và có cơ quan độc lập nào giám sát việc đó hay không.
Kể cả vấn đề đa nguyên chính trị, bầu cử, với sự tham gia của nhiều nhóm, nhiều thành phần dân chúng không có hạn chế, khả năng tự ứng cử của những người không phải đảng viên cộng sản, về vấn đề độc đảng độc quyền chính trị ở Việt Nam cũng được nêu ra.
Một thành viên Ủy ban người Canada đã nêu nhiều câu hỏi về người thiểu số và đa nguyên chính trị ở Việt Nam, thí dụ “nếu đa số công chức, quan chức trong bộ máy chính quyền là đảng viên Cộng sản thì làm sao bảo đảm được tính đa nguyên?”
Trong phiên họp hôm 11/3, có đại biểu nhận định rằng “Hiến pháp Việt Nam có một chương riêng để thúc đẩy quyền con người, nhưng khi LHQ đối thoại với các quốc gia thành viên “thì không chỉ đơn giản nhìn ở trong nội dung của luật mà còn nhìn vượt ngoài khuôn khổ đó nữa, cụ thể và thực tế đặc biệt là việc thực hiện các quy định của công ước, những vấn đề nào người dân Việt Nam đang gặp phải trong việc thực hiện các quyền của mình, đặc biệt là quyền của những người bảo vệ nhân quyền, quyền của phụ nữ, quyền của dân tộc thiểu số cũng như làm sao để giúp họ thực hiện được các quyền được công nhận trong công ước””.
Nhà cầm quyền CSVN, như thường lệ, đã trả lời quanh bằng những lời tuyên truyền cũ kỹ đã bao đời.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, trưởng phái đoàn CSVN đã trả lời, nêu ra nhiều con số như “Hiện nay Việt Nam đã có 100 luật mới liên quan đến việc bảo vệ và đẩy mạnh quyền con người, quá trình làm luật đã được đẩy mạnh hơn để theo hướng ngày càng minh bạch và tiến bộ, VN đã tập trung rất nhiều vào việc thực thi pháp luật –thí dụ hệ thống tòa án đã được cải cách với nhiều cơ sở và điều kiện làm việc tốt hơn”.
Trong phiên họp ngày 12/3, một quan chức thuộc đoàn CSVN tại phiên Kiểm điểm nói “nhà nước CSVN bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận rất mạnh mẽ”, thí dụ “báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, và phát sóngvà còn khoe “chưa bao giờ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được như ngày nay”. Mặc dù huênh hoang với “con số hàng ngàn nhà báo, hàng trăm đại diện báo chí nước ngoài ở Việt Nam” nhưng viên chức này lại nhất định không xác nhận “Việt Nam có báo chí tư nhân hay không?”.
Có mặt tại phiên họp, một thành viên của tổ chức NGO Jubilee Campaign, ông Nguyễn Quốc Tuấn phê phán “đoàn Việt Nam tránh né trả lời vào câu hỏi của uỷ ban và khi tránh né không được thì họ sẵn sàng nói dối không biết ngượng”.
Việt Luận