Nếu thầy của bạn giỏi, nhiều cơ may bạn sẽ giỏi. Nếu thầy của bạn không giỏi, không có cách nào bạn giỏi được.
Từ khi National Accreditation Authority for Translators and Interpreters (NAATI), tức Cơ quan có Thẫm quyền cấp Giấy phép hành nghề cho Biên và Thông dịch viên, tổ chức thi Credentialed Community Language (CCL), tức kỳ thi thông dịch (dịch nói) nhằm lấy Chứng chỉ Ngôn ngữ Cộng đồng, để được cấp thêm 5 điểm xin di trú Úc (nhưng không thể hành nghề với kết quả thi này), các trung tâm luyện thi và giáo viên tự phong xuất hiện như “nấm mọc sau mưa” khiến dân tình rối loạn, không biết ai thật ai giả, thật hư thế nào để “tìm thầy học đạo”. Đó là chưa kể trong ngành nào giờ vẫn thiếu giáo viên giỏi dạy thông dịch và biên dịch (dịch viết) cho những học viên có chí hướng theo ngành này. Thông cảm với nỗi băn khoăn đó, tôi viết bài này chia sẻ vài gợi ý giúp bạn.
Làm thế nào để nhận biết giáo viên dạy luyện thi CCL, thông và/hoặc biên dịch giỏi?
1) Bằng cấp sư phạm:
Không phải hễ cứ có chứng chỉ hành nghề thông và/hoặc biên dịch của NAATI là nghiễm nhiên trở thành giáo viên dạy thông và/hoặc biên dịch hoặc dạy luyện thi CCL giỏi. Khoan nói đến giáo viên giỏi, giáo viên dạy thông và/hoặc biên dịch, dạy luyện thi CCL hay dạy bất cứ ngành nào cũng cần phải có bằng cấp về sư phạm vì không ai “đột biến” mà dạy hay trong khi không học qua bất cứ trường lớp sư phạm nào.
Muốn dạy người khác không đơn giản. Ở xứ Tây cũng như Ta, bạn phải trải qua quá trình được đào tạo về sư phạm lâu dài. Ngay cả giữa muôn ngàn người được đào tạo về sư phạm cũng chỉ có một số ít dạy hay nên chuyện một người không có bằng cấp gì về sự phạm đột nhiên “dạy hay nhất” là chuyện viễn vông.
2) Làm được hãy dạy:
Nếu một người được đào tạo về sư phạm nhưng họ không phải là thông dịch viên NAATI chuyên nghiệp thì họ không thể dạy luyện thi NAATI về thông dịch hoặc CCL tốt được. Lý do đơn giản là vì mình còn làm không được thì dạy ai?
Tương tự vậy, nếu họ không phải là biên dịch viên chuyên nghiệp trong chiều ngôn ngữ học viên cần học thì họ cũng không thể dạy biên dịch chiều đó. Ví dụ một người là biên dịch viên chuyên nghiệp Anh Việt nhưng không có chứng chỉ hành nghề biên dịch Việt Anh lại dạy môn biên dịch hai chiều là sự thiệt thòi cho học viên.
3) Vừa là thông dịch viên chuyên nghiệp vừa là biên dịch viên chuyên nghiệp trong cả hai chiều ngôn ngữ:
Nhiều người nghĩ muốn dạy thông dịch cho kỳ thi CCL hoặc lấy chứng chỉ hành nghề thông dịch, chỉ cần là thông dịch viên, không cần là biên dịch viên, và muốn dạy biên dịch chỉ cần là biên dịch viên, không cần là thông dịch viên. Sai!
Một giáo viên dạy thông dịch giỏi phải vừa là thông dịch viên chuyên nghiệp giỏi vừa là biên dịch viên chuyên nghiệp giỏi trong cả hai chiều ngôn ngữ. Vì sao? Vì thông và biên dịch có quan hệ hỗ tương khó có thể tách rời. Có cả ba kỹ năng này ở cấp độ chuyên nghiệp cho thấy mức độ hiểu biết sâu sắc và sử dụng nhuần nhuyễn cả hai ngôn ngữ mà họ đang thông và biên dịch. Có lý do vì sao ở đại học, nếu bạn học chuyên ngành thông dịch, bạn vẫn phải học ít nhất một môn biên dịch và ngược lại.
Vì vậy, một giáo viên thông dịch mà chỉ là thông dịch viên không thể sánh bằng giáo viên thông dịch vừa là thông dịch viên chuyên nghiệp vừa là biên dịch viên chuyên nghiệp trong cả hai chiều ngôn ngữ.
4) Kinh nghiệm thực tế:
Ngành nào cũng cần kinh nghiệm thực tế. Ngành thông và/hoặc biên dịch càng cần hơn. Muốn biết giáo viên của bạn có kinh nghiệm hành nghề bao lâu với tư cách là thông dịch viên hay biên dịch viên chuyên nghiệp, rất đơn giản, hãy hỏi họ và kiểm chứng trên trang web của NAATI. Với tư cách là người dạy bạn, chắc họ không có lý do từ chối cho biết thông tin này.
Có người vừa mới lấy chứng chỉ hành nghề thông dịch chuyên nghiệp, thậm chí chưa có, đã mở trường mở lớp “xưng cô xưng thầy”. Trong khi đó, một thông dịch viên cao tuổi nói với tôi, và tôi thấy đúng, rằng muốn trở thành thông dịch viên giỏi phải hành nghề với tư cách là thông dịch viên chuyên nghiệp ít nhất mười năm. Đó là nói ít nhất chứ thực tế có những người hành nghề này mấy chục năm mà chẳng thấy tiến bộ gì cũng theo lời đồng nghiệp cao niên này nói. Vậy nếu một người mới trở thành thông dịch viên chuyên nghiệp cách đây vài ba năm thì họ có kinh nghiệm bao nhiêu mà chia sẻ?
Trước đây thông dịch viên chuyên nghiệp được gọi là “accredited”, kể từ 2018 gọi là “certified”, đều như nhau là nói đến chuyên nghiệp. Trong cơ chế này, những người trở thành chuyên nghiệp sau 2007 buộc phải chuyển sang “certified” trong khi những người trở thành chuyên nghiệp trước 2007 có sự chọn lựa. Vì vậy nghe nói đến “accredited” thì biết chắc là họ đã trở thành chuyên nghiệp trước năm 2007.
Trong trường hợp của tôi, tôi được NAATI accredited với tư cách là thông và biên dịch viên chuyên nghiệp Anh Việt hai chiều với các chứng chỉ hành nghề được chiếu trong video sau trên kênh YouTube của Elite Interpreters, Translators & Teachers (ELITE ITT), phần “Contact Us” trên trang web của ELITE ITT.
5) Nghiên cứu và tên tuổi trong ngành:
Giảng dạy và nghiên cứu song hành. Không ai dạy hay mà nghiên cứu dở. Thử tìm hiểu xem “thầy” hay “cô” của bạn có công trình nghiên cứu nào không, nghiên cứu được bao nhiêu và đóng góp cho chuyên ngành được những gì.
6) Vừa là thông và biên dịch viên giỏi vừa là giáo viên giỏi:
Giáo viên dạy luyện thi CCL và/hoặc dạy thông dịch giỏi trước tiên phải là thông dịch viên giỏi đồng thời là biên dịch viên giỏi trong cả hai chiều ngôn ngữ. Là thông dịch viên chuyên nghiệp chưa đủ vì kỹ năng của thông dịch viên chuyên nghiệp có độ chênh lệch không nhỏ. Tương tự vậy, giáo viên dạy biên dịch giỏi trước tiên phải là biên dịch viên giỏi trong cả hai chiều ngôn ngữ vừa là thông dịch viên giỏi vì cùng lý do.
Ngành nào cũng có người giỏi người không. Bạn học với ai thì ra thế ấy.
Quan trọng không kém nữa là giáo viên dạy luyện thi CCL, dạy thông và/hoặc biên dịch giỏi nhất thiết phải là giáo viên giỏi. Thật sự giáo viên giỏi đếm trên đầu ngón tay vì tối thiểu cần có bằng cấp về sư phạm và hơn nữa cần có năng khiếu bẩm sinh. Ngay cả có năng khiếu bẩm sinh mà không qua trường lớp cũng không phát huy được nhưng không có năng khiếu bẩm sinh thì cao lắm là dạy được chứ khó lòng dạy hay.
7) Yêu nghề:
Người giỏi thường yêu nghề nhưng yêu nghề chưa chắc giỏi.
7) Khả năng thiên phú:
Điều này áp dụng cho mọi ngành nghề. Muốn là giáo viên dạy luyện thi CCL, thông và/hoặc biên dịch giỏi, ngoài những điều kể trên, cần có khả năng thiên phú trong cả lĩnh vực thông và biên dịch lẫn lĩnh vực giảng dạy. Thường giáo viên ngôn ngữ và ngoại ngữ giỏi sinh ra trong cái nôi nhà giáo ngôn ngữ và ngoại ngữ. Sự hình thành giáo viên giỏi bắt đầu trước khi người đó được sinh ra. Đã gọi là thiên phú, hội tụ với các yếu tố trên, thì con người không thể cạnh tranh được.
Danh sách chi tiết còn dài nhưng tới đây cũng đủ để bạn đọc có một khái niệm khá chính xác trong việc đánh giá giáo viên.
Xin mượn lời của thánh nhân để kết thúc bài viết này: đừng tin lời ai nói, cũng không cần phải tin tôi, hãy tự chiêm nghiệm và nhận định xem tôi nói đúng không.
Tiến sĩ Trần Quỳnh Giao
– Tiến sĩ Ngôn ngữ học Ứng dụng từ Đại học University of Melbourne, Úc
– Thạc sĩ Anh văn từ Đại học University of Wisconsin, Mỹ
– Bằng cấp Sau Đại học (Graduate Diploma) về Giảng dạy Anh ngữ (TESOL) từ Canberra University
– Chứng chỉ Sau Đại học (Graduate Certificate) về TESOL Đại học University of Wisconsin, Mỹ
– Thông và Biên Dịch Viên NAATI Chuyên nghiệp Anh Việt hai chiều (NAATI Accredited Professional Interpreter and Translator in English and Vietnamese, both directions)
– Sáng lập Elite Interpreters, Translators & Teachers (ELITE ITT)
Chuyên dạy luyện thi CCL và luyện thi lấy chứng chỉ hành nghề thông và biên dịch
Chuyên cung cấp các dịch vụ thông và biên dịch Anh Việt hai chiều cao cấp tại Úc và quốc tế