An Liên
Gần 40 dân biểu Hạ viện Mỹ, vào thứ Năm (18/2), một lần nữa đề xuất dự luật yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken xây dựng một chiến lược để giúp Đài Loan trở thành quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Sound of Hope đưa tin.
Dự luật này được đề xuất bởi các thành viên lưỡng đảng của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, và nhận được sự ủng hộ của hơn 30 dân biểu.
Dân biểu Hạ viện đề xuất dự luật này là hai thành viên của Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện, đó là Brad Sherman của đảng Dân chủ và Young Kim của đảng Cộng hòa. Các nghị sĩ tham gia đồng ký kết gồm có Ami Bera, Chủ tịch Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại và Đảng Dân chủ, thành viên trưởng Ủy ban Đối ngoại và đồng Chủ tịch Hạ viện “Kết nối Đài Loan”, Steve Chabot thuộc Đảng Cộng hòa và Ủy ban Đối ngoại. Chủ tịch Nhóm Công tác Trung Quốc, Michael McCaul thuộc Đảng Cộng hòa.
Dự luật tin rằng Đài Loan là một hình mẫu về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới trong thời kỳ đại dịch virus Vũ Hán và đã nhiều lần hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho các nước để đối phó với đại dịch này. Dự luật viết: “Virus không có biên giới. Việc loại trừ Đài Loan khỏi hợp tác y tế toàn cầu một cách không cần thiết sẽ chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm toàn cầu”.
Trong dự luật, các nhà lập pháp yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ giải thích những hành động mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện để hỗ trợ Đài Loan đạt được quy chế quan sát viên trước khi Đài Loan được cấp tư cách quan sát viên tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA).
Dự luật cũng liệt kê những đóng góp của Đài Loan đối với các thách thức sức khỏe toàn cầu trong những năm gần đây, bao gồm cả việc Đài Loan tài trợ hơn 6 tỷ USD cho chăm sóc sức khỏe toàn cầu kể từ năm 1996, mang lại lợi ích cho hơn 80 quốc gia. Năm 2014, Đài Loan đã tài trợ 1 triệu USD để giúp chống lại dịch virus Ebola ở châu Phi. Vào năm 2020, Đài Loan cũng đã tài trợ hàng triệu thiết bị bảo hộ cá nhân và thuốc thử nghiệm, v.v. khi họ thành công trong việc chống lại đại dịch virus corona.
Bộ Ngoại giao Đài Loan đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các dân biểu Hoa Kỳ vì họ đã tiếp tục có những hành động cụ thể để hỗ trợ Đài Loan tham gia WHO. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết hiệu quả phòng chống dịch hiệu quả và đóng góp của hòn đảo cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu đã được công nhận rộng rãi, điều này đã chứng minh vị trí không thể thiếu của Đài Loan trong hệ thống y tế quốc tế.
Đài Loan cũng tuyên bố rằng họ sẽ theo dõi chặt chẽ tiến trình tiếp theo của dự luật và tích cực phấn đấu để trở lại Đại hội đồng Y tế Thế giới năm 2021 với tư cách quan sát viên.
Đây không phải là lần đầu tiên một thành viên Quốc hội đề xuất dự luật tương tự. Vào tháng 1/2019 và tháng 5/2020, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ cũng đề xuất các dự luật tương tự, nhưng cuối cùng chúng đã bị gác lại vì nhiều lý do khác nhau.
Năm 2009, Đài Loan từng tham gia WHA với tư cách quan sát viên, nhưng kể từ khi Tổng thống Thái Văn Anh nhậm chức vào năm 2016, dưới áp lực của ĐCSTQ, Đại hội đồng Y tế Thế giới đã không gửi thư mời đến Đài Loan.
Vào ngày 17/2, Ngoại trưởng Blinken thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho WHO hơn 200 triệu USD tài trợ vào cuối tháng 2. Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Scott trả lời rằng trước khi Hoa Kỳ cung cấp cho WHO một xu tiền thuế của người dân, WHO cần phải cải tổ nghiêm túc, cần có ban lãnh đạo mới và công nhận Đài Loan.