Ls Lê Đức Minh
Chưa bao giờ nhiều người lo ngại về sự hình thành của một chế độ độc tài toàn trị tại Hoa Kỳ, như trong những ngày cuối cùng của cựu Tổng thống Donald Trump trong Nhà Trắng. Nhiều người đã cố phân tích những hành động, lời nói, thái độ của ông Trump để rồi lo ngại rằng ông Trump có thể trở thành một nhà độc tài nguy hiểm.
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng các hệ tư tưởng toàn trị hiện đại, những nền tảng cần thiết cho việc hình thành một nhà nước độc tài ở Mỹ đã có. Những công ty công nghệ lớn, các tập đoàn truyền thông lớn và chính phủ đang cùng nhau tung hứng, có khuynh hướng dập tắt mọi bất đồng chính kiến.
Những sự kiện gần đây cho thấy rằng các thế lực ủng hộ chủ nghĩa toàn trị độc tài, bằng cách nào đó, lại đang kết nối với nhau, đang cố gắng dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh.
Thế nhưng nhiều người Mỹ, có vẻ như đã mất cảnh giác hoặc thậm chí còn không nhận thức được mầm mống của nguy cơ này đang hình thành. Giáo sư Rectenwald cho rằng, thực tế giờ đây cũng không cần đến một âm mưu to lớn nào, mà chỉ cần một sự liên kết về ý thức hệ và vài bước phối hợp cùng hành động là đủ.
Trả lời tờ báo The Epoch Times, giáo sư cho biết mặc dù chưa xác lập một thể chế bao trùm chính thức, nhưng chủ nghĩa xã hội ở Hoa kỳ rất nguy hiểm, rất độc tài Mỹ thực sự rất độc và bản chất sinh tồn của hệ tư tưởng này là dựa trên các thủ đoạn chính trị cưỡng chế. Quyền lực của chế độ toàn trị tạo Hoa Kỳ chưa phải là tuyệt đối nhưng nó đang vận hành ngày càng hiệu quả trong việc ăn mòn các giá trị dân chủ tự do và đánh thẳng vào các cơ chế chống độc tài căn cứ theo Hiến Pháp của Hoa Kỳ từ ngày lập quốc.
Thực tế người ta có thể thấy như thế này. Người Mỹ, bất kể thu nhập của họ bao nhiêu, thuộc tầng lớp hay vị thế xã hội ra sao, chỉ cần họ nêu lên quan điểm chính trị đối lập nhắm vào một thế lực chính trị nào đó đều bị sa thải, các doanh nghiệp có tư tưởng chống lại bị tước quyền tiếp cận các dịch vụ cơ bản như ngân hàng và mạng xã hội và doanh nghiệp của họ sẽ bị loại bỏ khỏi thương trường. Các thế lực ngầm và có tầm ảnh hưởng đang phát thảo những bước tiếp theo, bằng cách gọi một bộ phận lớn người Mỹ trong xã hội là ‘những kẻ cực đoan’ và những kẻ khủng bố nằm vùng cần tiêu diệt.
Chủ nghĩa toàn trị thường được lãnh đạo bởi một nhà độc tài. Tuy nhiên chủ nghĩa toàn trị ở Mỹ có thể không hình thành theo kiểu đó, mà sẽ là một chế độ độc tài toàn trị được ngụy trang rất khéo léo.
Ban đầu chế độ này sẽ không vội kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội thông qua chính phủ và cảnh sát. Và có thể chính phủ này sẽ vận dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thao túng nền kinh tế, bao gồm cả việc kêu gọi sự phục tùng của những người đứng đầu các công ty một cách tự nguyện, nếu không thì đe dọa bạo lực, hoặc thay thế các giám đốc điều hành bằng những người trung thành với chính phủ.
Chế độ độc tài ở Mỹ cũng sẽ dựa vào các nhà tư bản, trùm sò các công ty lớn nhỏ, tự nguyện giúp một tổng thống độc tài ở Mỹ đạt được mục đích. Cả hệ thống báo chính truyền thông đều cùng lên tiếng định hướng dân chúng để giúp chính phủ dần dần xây dựng một thể chế độc tài toàn trị. Về mặt hình thức phương thức để kiểm soát dân chúng của các chế độ độc tài toàn trị và chế độ cộng sản đều giống nhau.
Chiến thuật này đi song song với những nỗ lực nhằm buộc phải câmt miệng’ những người đối lập thông qua các nhóm tự phát và bạo lực chẳng hạn như Antifa, Black Lives Matter ở Mỹ vừa qua.
Các big tech hay các công ty công nghệ thông tin lớn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho một chế độ độc tài toàn trị tại Hoa Kỳ. Vừa qua có thể thấy Facebook công khai chống tổng thống Trump bằng cách gắn nhãn cho bất cứ thông tin nào liên quan đến ông Trump đều là tin giả, làm dư luận hoang mang và làm không ít người tin tin chuyển sang ghét ông Trump và có những quan niệm rất sai lầm về nền dân chủ hiện tại của Hoa Kỳ. Vai trò nguy hiểm của các big tech trong việc trấn áp truyền thông theo hướng độc tài toàn trị có thể thấy qua ví dụ Parler bị loại ra khỏi kho ứng dụng của Google và Apple.Trong khi đó Amazon cũng từ chối cung cấp dịch vụ cho Parler.
Đã có những dấu hiệu về việc thực thi pháp luật theo hướng có chọn lọc và có động cơ chính trị. Ví dụ như việc Sở Thuế vụ Hoa Kỳ nhắm mục tiêu vào các hoạt động tài chính của Tea Party hay sự phân biệt đối xử với ông Trump.
Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi các lệnh liên quan đến Covid -19 đã khiến nhiều hoạt động dân chủ trước đây của công dân trở thành những hành vi vi phạm pháp luật. Điều này cho thấy bộ máy nhà nước độc tài tại Hoa Kỳ có thể chính trị hóa những sinh hoạt bình thường trước đây của công dân.
Mọi người trong xã hội tại Hoa Kỳ sẽ được giới truyền thông dẫn dắt hay nói đúng hơn là định hướng để có những suy nghĩ giống hệt nhau như thế này:
Trước hết họ cần dư luận Mỹ cho rằng dường như có một điều gì đó rất sai lầm trong xã hội Mỹ và điều đó là không thể chấp nhận được.
Thế rồi người ta hô hào đề ra một kế hoạch có thể khắc phục, sửa chữa vấn đề này và đòi hỏi cả xã hội cùng tham gia.
Những ai không đồng tình và từ chối tham gia kế hoạch sẽ bị tách ra khỏi xã hội và bị cải tạo tư tưởng hay nói đúng hơn là sẽ bị nhồi sọ cho đến bao giờ phục tùng chế độ toàn tâm toàn ý.
Những người không thể bị nhồi sọ sẽ bị loại trừ ra khỏi xã hội. Họ sẽ bị bắt vào nhà thương điên, vào trại cải tạo, vào nhà tù và có thể sẽ bị bắn bỏ toàn bộ.
Giới truyền thông tại Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử đầy khủng hoảng tại Mỹ vừa qua đã thành công trong việc biến ông Trump thành một chính trị gia điên khùng, gian xảo và thậm chí những người ủng hộ ông Trump đều là bọn bất hảo.
Họ đã xây dựng việc định hướng dư luận thành công đến nỗi bất cứ ai nói đến cuộc bầu cử có gian lận đều là bọn bị tâm thần, và những người phản đối việc gian lận bầu cử bằng cách xâm nhập tòa nhà quốc hội đều bị cho là những tên khủng bố.
Từ đó suy ra, bất kỳ ai đặt nghi vấn về kết quả cuộc bầu cử đều là những kẻ cực đoan và có khả năng gây ra khủng bố ví dụ như nhóm người xâm nhập vào điện Capitol vừa qua.
Với hàng chục nghìn binh sĩ được huy động để bảo vệ lễ nhậm chức của ông Joe Biden. Người ta đã thấy rõ ràng rằng an ninh quân đội đã thanh lọc hàng ngũ binh lính và đưa ra khỏi các binh đoàn bảo vệ khi họ nghi những người này đã bỏ phiếu cho Trump hay là những người mà họ cho là cuồng Trump. Việc bất đồng chính kiến trong quân đội của Hoa Kỳ từ nay được coi là điều không thể chấp nhận được.
Nhà làm phim Dinesh D’Souza đã nhận xét rằng thế lực độc tài trong xã hội Mỹ đang mong muốn có một chế độ toàn trị cứng rắn như Nga hay Trung Quốc. Trong đó họ cần một đảng chính trị đối lập theo kiểu hình thức và tất cả các đảng viên trong đảng cầm quyền đều không có một ai suy nghĩ khác nhau cả. Thử hỏi điều đó có khác gì các cán bộ trong chính quyền của Trung quốc hay Việt Nam?
Cũng giống như việc Marx đổ lỗi cho các nhà tư bản và Hitler đổ lỗi cho người Do Thái về các tệ nạn của thế giới, chế độ hiện tại cũng có xu hướng quy tội cho cái họ gọi là “quyền lực tối cao của người da trắng. Một lần nữa có khả năng một chính quyền độc tài tại Hoa Kỳ sẽ hình thành dựa trên lý thuyết phân biệt chủng tộc chống lại người da trắng.
Việc thế hệ trẻ ở Mỹ, học sinh, sinh viên trí thức tại Mỹ tỏ ra yêu thích chủ nghĩa xã hội, là một dấu hiệu rất nguy hiểm cho nền dân chủ của Hoa Kỳ. Nếu tất cả mọi người đều có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, thì một chế độ độc tài toàn trị dĩ nhiên sẽ ra đời.
Muốn có chủ nghĩa xã hội cần phải có một nhà độc tài hay một độc đảng cầm quyền. Và có vẻ như một bộ phận lớn giới trẻ ở Mỹ cho rằng độc tài toàn trị cũng có thể chấp nhận được khi họ nhìn qua Trung Quốc và thấy rằng Trung Quốc đang qua mặt Mỹ trên nhiều phương diện.
Cũng có một bộ phận người Mỹ cho rằng nước Mỹ sở dĩ yếu là vì lo toan quá nhiều cho thế giới và nền dân chủ Mỹ rất dễ tạo ra sự chia rẽ khi mà quốc gia cần một sự đoàn kết tuyệt đối để chống chọi với kẻ thù. Từ đó tạo ra một suy nghĩ rằng muốn chống lại độc tài chúng ta cần có một chế độ độc tài tốt hơn.