Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi’– Tamar Lê
Trong bài ca ‘Như Đã Dấu Yêu’, Đức Huy nói một điều mà hình như ai đang yêu cũng thấy gần gủi: “Trong đôi mắt em anh là tất cả, là nguồn vui, là hạnh phúc anh dấu yêu”. Đây là khía cạnh lãng mạn của cuộc tình lứa đôi, làm dạt dào làn sống yêu đương. Nhưng trong tâm lý ngữ học (psycholinguistics), hiện tượng này đã được nghiên cứu rất sâu xa để hiểu biết về ‘sự huyền bí’ của trí não khi tiếp cận với thế giới bên ngoài, trong tiến trình cập nhập khi nhìn và nhận thức một hiện tượng, hay đọc một đoạn văn nào đó (reading process).
Profeesor Frank Smith, (cognitive psycgologist) trong đầu thập niên 70’s đã tạo một ảnh hưởng lớn trong lãnh vực ‘psychology of reading’ trên thế giới khi ông đơn giản nói: “the brain tells the eyes what to see in reading”. Từ đó ông và nhiều nhà tâm lý và giáo dục trên thế giới đã xây dựng một đường hướng giáo dục văn chương mới vào thời điểm này, với chú trọng về lý thuyết ‘người học là chủ đích’ (Learner-centred philosophy).
Thật vậy, khi tâm hồn và trí óc người đọc hay người viết bị bệnh hoạn, những tiếng sóng hay bước chân rất âm thầm dấu kín từ đáy lòng hổn loạn với ‘hỉ, nộ, ái, ố’, và dễ làm ô nhiễm lối nhìn về vật thể cũng như ý niệm, và nhất là trong lãnh vực truyền thông xả hội, văn học và văn chương.
Như Thúy Kiều trải nghiệm.
“Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Nguyễn Du)