Vũ Dương
Ngày 12/5 là ngày giỗ tròn 13 năm sự kiện động đất ở huyện Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đối với phụ huynh của những học sinh đã thiệt mạng bởi các công trình”bã đậu phụ” năm đó, ngày này không chỉ mang ý nghĩa đau thương mà họ đã kiên trì bảo vệ quyền lợi trong suốt 13 nhiều năm, nhưng yêu cầu của họ đến nay vẫn chưa được chính phủ giải quyết. Một số phụ huynh nói rằng việc bảo vệ quyền lợi đã thay đổi cuộc đời của họ, nhưng để cho con cái họ một lời giải thích, họ vẫn sẽ tiếp tục kiên trì, theo Sound of Hope.
Hôm thứ Tư (ngày 12/5), ngày giỗ tròn 13 năm sự kiện động đất Vấn Xuyên, phụ huynh của hơn 300 học sinh thiệt mạng ở thành phố Miên Trúc đã đến chính quyền thành phố để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ông Tang, một trong những người tham gia sự kiện trên đã tiết lộ với phóng viên Thời báo Epoch Times rằng có cảnh sát, cảnh sát mặc thường phục và cảnh sát chống bạo động ở hiện trường. Những người kháng nghị bị cấm vào tòa nhà chính quyền thành phố, bên phía cảnh sát cũng không có hành vi quá khích, cuối cùng chỉ cưỡng ép mọi người phải đến Cơ quan Thỉnh nguyện.
Nhiều phụ huynh mất con năm xưa do các công trình “bã đậu phụ”, sau đó đã được chính quyền khuyến khích sinh con thứ hai như một sự “đền bù”, nhưng hiện nay khi đứa con thứ hai của nhiều phụ huynh đã lớn thì chính quyền lại “ăn chặn” các khoản học phí, sinh hoạt phí và các khoản khác.
Ông Tang cho biết Cơ quan Thỉnh nguyện đã cử cán bộ đón tiếp họ, còn về “thỉnh nguyện” của các phụ huynh thì lại lờ đi: “Thường thì chính quyền địa phương không có ai lo liệu việc này. Đối với bên ngoài họ nói rất hay, rằng sẽ nuôi con chúng tôi cho đến khi chúng 18 tuổi. Kết quả đây chỉ là một sự lừa dối đối với người ngoài, một sự lừa dối đối với chúng tôi”.
Con trai thứ hai của ông Tang là một học sinh xuất sắc. Vào tháng 9 năm nay, cháu sẽ theo học cấp hai ở một trường tư trong thành phố. Học phí mỗi năm phải lên đến 15.000 Nhân dân tệ – NDT (khoảng 50 triệu VNĐ), công thêm tiền sinh hoạt, tiền đi lại và các nhu yếu phẩm hàng ngày, tính tổng cũng phải hơn 100.000 NDT.
Ông Tang nói: “Đây là một số tiền rất lớn đối với nhóm người của chúng tôi. Hôm nay tôi muốn chính phủ miễn giảm cho chúng tôi một chút, nhưng họ vẫn phớt lờ chúng tôi. Ngay cả khi họ giảm xuống một nửa cho chúng tôi cũng được. Năm xưa họ đã hứa với chúng tôi là chính các trường học lớn ở thành phố Miên Trúc sẽ cho con cái chúng tôi vào học miễn phí”.
Ông Tang cũng cho biết hơn mười năm nay, năm nào ông cũng đi đòi quyền lợi của mình, những các vấn đề bảo hiểm, thẻ y tế… của họ đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trước đây. Thủ tướng Ôn Gia Bảo năm đó đã yêu cầu điều tra toàn diện về các vấn đề của các công trình bã đậu phụ, nhưng vẫn chưa được giải quyết:
“Họ bảo chúng tôi ở nhà chờ đợi, kết quả chúng tôi đã đợi suốt 13 năm mà vẫn không có câu trả lời. Giờ chúng tôi không ôm giữ nhiều hy vọng nữa, lòng dạ chúng tôi cũng đã nguội lạnh rồi, và cũng thấy hờ hững với xã hội này. Hiện giờ tôi chỉ lo lắng chuyện học hành của con cái mình, để nó tiếp tục theo học ở một trường tốt. Về vấn đề bảo vệ quyền lợi chỉ là vào ngày 12/5 hàng năm, phụ huynh chúng tôi không hẹn mà cùng tìm đến chính quyền và yêu cầu họ giải quyết cho chúng tôi một số việc”, ông Tang cho hay.
Buổi chiều, sau khi ông Tang về đến nhà đã đến mộ con mình thắp nến và dâng hoa. Vợ chồng ông đã khóc cả buổi chiều ở nhà.
Trường trung học Tụ Nguyên ở thành phố Đô Giang Yển là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của công trình “bã đậu phụ”. Trường học này đã bị san bằng trong trận động đất năm đó và ít nhất hơn 200 học sinh đã thiệt mạng.
Theo Đài Á Châu Tự Do, phụ huynh của hơn 100 học sinh đã thiệt mạng ở trường trung học Tụ Nguyên đã trở lại địa điểm trường cũ vào ngày 12 để tưởng niệm con mình. Như những năm trước, chính quyền đã cử một số lượng lớn cảnh sát mặc thường phục theo dõi, và họ đã phong tỏa con đường dẫn vào điểm trường cũ với danh nghĩa phòng chống dịch bệnh, không cho phép phụ huynh đến gần, thậm chí còn chặn bắt phụ huynh và tịch thu đồ tế, hai bên đã xảy ra tranh chấp.
Một phụ huynh tên Chu Hưng Dung cho biết: “Chúng tôi không được phép vào để đốt vàng mã, và chúng tôi không được phép đốt pháo. Một số phụ huynh yêu cầu lấy tiền giấy để tưởng niệm, nhưng họ cũng không cho phép chúng tôi đến chỗ địa điểm cũ. Chúng tôi muốn phát nhạc tang để gửi gắm nỗi thương nhớ của chúng tôi, nhưng họ (chính quyền) đã cướp loa của chúng tôi, không cho phép chúng tôi mở nhạc tang, vậy nên chúng tôi đã xô xát và có một số cuộc cãi vã. Cuối cùng, chúng tôi giằng co ở bên ngoài phạm vi của địa điểm ban đầu, chúng tôi đốt vàng mã và đốt pháo ở đó”.
Cô Chu đã tận mắt chứng kiến lớp học của trường trung học Tụ Nguyên sụp đổ trong ngày động đất. Nhiều năm nay cô vẫn không cách nào thoát khỏi nỗi đau mất con, cô đã bước trên con đường bảo vệ quyền lợi để truy cứu trách nhiệm về công trình “bã đậu phụ”.
Cô Lỗ Bích Ngọc, phụ huynh của một học sinh khác đã qua đời cũng tin chắc rằng cái chết của con trai mình là một thảm họa do con người tạo ra, trong 13 năm qua, cô đã bị bắt và giam giữ 50 lần vì bảo vệ quyền lợi của mình.
Nuôi con khôn lớn là trụ cột tinh thần sống còn của cô, cô cho biết cái tâm bảo vệ quyền lợi của cô không thay đổi, bất chấp thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn. Hiện cô đã không còn nỗ lực như mấy năm trước nữa, vì bây giờ cô đã có con nhỏ, hàng ngày phải chăm sóc con nhỏ, kèm con học hành, thời gian tinh lực cũng không còn lớn như thế nữa. Bây giờ tuổi tác cô cũng đã lớn, hơn 50 tuổi rồi, giờ cô chỉ cần bên chính quyền thừa nhận đây là công trình bã đậu phụ, nó chính là nguyên nhân đã làm hại bọn trẻ, đồng thời đứng ra thừa nhận sai lầm. Được vậy cô sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều. Với cô đây là điều quan trọng nhất.
Trong trận động đất ở Vấn Xuyên ngày 12/5/2008, một lượng lớn các lớp học “bã đậu phụ” đã bị sập, khiến hàng nghìn học sinh thiệt mạng. Nhà hoạt động nhân quyền Đàm Tác Nhân (Tan Zuoren) đã kêu gọi một cuộc điều tra về các công trình “bã đậu phụ”, đồng thời điều tra số học sinh đã tử mạng, lập hồ sơ về các nạn nhân. Năm 2010, ông Đàm Tác Nhân bị kết án 5 năm tù vì tội gọi là “kích động lật đổ chính quyền”.