Thanh Hải
Ông Cao Kiến Minh (50 tuổi), một kỹ sư Trung Quốc, đồng thời là một học viên Pháp Luân Công, hiện đang sống ở New York, Mỹ quốc, mới đây đã phơi bày những bí mật đen tối bên dưới tầng hầm của một trung tâm y tế tại Bắc Kinh, nơi ông bị đánh đập, tra tấn tàn bạo.
Trên Đài Phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope) ngày 4/7, kỹ sư Cao cho biết ông đã bị cùm, nhốt dưới tầng hầm của Trung tâm cấp cứu Hải Điến 999 ở Bắc Kinh vào năm 2004 trong khoảng hai tuần.”
Ông cho biết Trung tâm cấp cứu này bề ngoài là cứu người nhưng thực tế là rất tà ác.
Theo ông Cao, trước đây ông sống ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 5/1995. Ông bị đau nửa đầu và viêm amidan từ nhỏ, khi bị bệnh, ông thường xuyên đau đớn không ngủ được, nửa đêm lại trằn trọc. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, chứng đau nửa đầu không tái phát nữa, và chẳng bao lâu ông đã bình phục, thể chất và tinh thần khỏe mạnh, ông cảm thấy hạnh phúc suốt cả ngày. Ông cho biết việc đem lại sức khoẻ và tinh thần an lạc đã khiến Pháp Luân Công được yêu chuộng và thu hút rất nhiều người Trung Quốc thuộc đủ mọi ngành nghề theo học.
Pháp Luân Công mà ông Cao nhắc đến, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện Phật gia thượng thừa dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” được Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra công chúng lần đầu tiên năm 1992, tại Trường Xuân, Trung Quốc. Chỉ trong vòng 7 năm ngắn ngủi, người truyền người, đến năm 1999, số học viên đã có ước tính lên tới trên dưới 100 triệu người. Vào tháng 7/1999, ĐCSTQ, đứng đầu là ông Giang Trạch Dân, lúc đó là Tổng bí thư xuất phát từ quan điểm cá nhân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vì sợ rằng người tu luyện môn này vượt quá số đảng viên ĐCSTQ.
Kỹ sư Cao cũng không thoát khỏi bàn tay sắt của ĐCSTQ vì ừ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Ông đã bị bắt cóc nhiều lần, lao động cải tạo bất hợp pháp 2 lần và bị kết án 3 năm tù bất hợp pháp. Ông Cao đã phải chịu đủ loại tra tấn dã man trong các trại giam, trại lao động và nhà tù Trung Quốc.
Vào buổi tối ngày 27 tháng 2 năm 2004, khi đang lưu trú ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh, ông đã bị cảnh sát bắt cóc. Đêm đó, ông đã bị đưa về một đồn cảnh sát, nơi ông bị “còng tay vào ghế sắt trong một đêm.”
Ngày hôm sau, ông bị gửi đến trại giam Thanh Hà, quận Hải Điến, Bắc Kinh để bức hại. Ông Cao Kiến Minh đã tuyệt thực để phản đối cuộc đàn áp, sau một tuần, huyết áp của ông giảm xuống 40/60. Trại giam đã còng, đưa ông đến “Trung tâm cấp cứu 999 ” ở Hải Điến.
Ông Cao cho biết ông đã được đưa đến đó vào buổi trưa. Có rất nhiều người trong Trung tâm cấp cứu 999.
Sau đó ông được đưa đến tầng hầm, nơi cũng có các học viên Pháp Luân Công bị bức hại khác.
Ông Cao kể: trong căn phòng nhỏ tối tăm ở tầng hầm, có dùi cui điện, kiềng xích, còng tay và các dụng cụ tra tấn khác. Có hai cảnh sát mặc cảnh phục làm nhiệm vụ.
Tại đây ông tiếp tục tuyệt thực để phản đối bức hại.
Vào ngày đầu tiên tại tầng hầm, một y tá đã lấy máu của ông. Một tuần sau, ông được đưa đến tầng hai của Trung tâm Cấp cứu 999 để soi huỳnh quang. Không có kết quả khám sức khỏe nào được đưa ra trong cả hai lần.
Ông Cao nói ông bị cùm bất động trên giường, tiểu tiện và đại tiện phải giải quyết trên giường. Cùm chỉ được nới lỏng mỗi ngày một lần duy nhất vào ban đêm trong khoảng 15 phút.
Do nhất quyết tuyệt thực, ông Cao được tại ngoại hai tuần sau đó, với những vết thương trên cơ thể do bị bức hại. Ông cho biết 10 ngày sau việc đi lại của ông vẫn còn khập khiễng.
Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công của “Trung tâm Khẩn cấp 999” ở Hải Điến, Bắc Kinh không phải là một ngoại lệ.
Một học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc đại lục đã từng đăng một cuốn sách trên Minh Huệ. Anh ấy đã chứng kiến rằng vào năm 2009, phía sau” Trung tâm khẩn cấp 999 ” ở quận Xương Bình, Bắc Kinh , có một tòa nhà hoàn toàn khép kín ở tầng 4, giam giữ bất hợp pháp những người tuyệt thực được chuyển đến từ các trung tâm giam giữ khác nhau ở Bắc Kinh. Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở đây, họ đã bị cảnh sát đã tra tấn tàn bạo nhằm buộc các học viên từ bỏ đức tin.