Thảm họa y tế ‘Made in China’

Ngọc Mai

Bác sỹ Enver Tohti làm chứng tại Nghị viện Ai Len về hoạt động mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc, ngày 6/7/2017 (Ảnh chụp màn hình từ Oireachtas.ie)

Tác giả Trương Tông Huy, một giám đốc với kinh nghiệm sâu sắc trong ngành dịch vụ tài chính tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có bài bình luận về những thảm họa y tế dưới thời ĐCSTQ trên tờ Epochtimes.

Dưới đây là bài bình luận của ông. 

Vào ngày 8 tháng 7 năm 2021, số người chết trên toàn cầu do COVID-19 đã lên đến 4 triệu người, và ngày càng có nhiều nhà khoa học tin rằng một vụ rò rỉ tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của đại dịch này. Tại thời điểm này, mọi người cần phải kịp thời nhắc nhở bản thân về những thảm họa y tế đã xuất hiện khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cai trị Trung Quốc.

Văn hóa hối lộ tràn lan

Mở đầu bài bình luận, tác giả đưa ra một trường hợp giả định về một người Trung Quốc là một học sinh có năng lực học tập và giành được một suất tại một trường đại học danh tiếng của Trung Quốc như Đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa hoặc trường Phúc Đán. 

Sau khi hoàn thành chương trình đại học, anh ta theo đuổi một bằng sau đại học ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh hoặc Châu Âu, giống như rất nhiều học giả hàng đầu. Sau khi trở về nước, anh ta nghĩ rằng, bằng đại học thuộc khối Ivy League của mình cùng với kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập, sẽ giúp anh ta có được công việc mơ ước.

Đây là mong đợi của nhiều sinh viên Trung Quốc trở về từ nước ngoài. Tuy nhiên trên thực tế, khi xin việc, sếp của anh ta lại muốn nhận được một “hồng bao”, hay phong bì đút lót. Nếu không có tiền cũng không sao, anh ta có thể rút một phần tiền lương trong tương lai của mình để nộp cho ông chủ.

Văn hóa hối lộ này tràn lan ở các cơ sở y tế Trung Quốc, nơi mà ngay cả bệnh nhân cũng phải đút lót để được ưu tiên hoặc chăm sóc đầy đủ. Cho dù người này là bác sĩ hay là bệnh nhân, thì họ cũng phải cạnh tranh với hàng ngàn cá nhân khác.

Gần đây, một số vụ việc cực đoan đã xảy ra tại TQ. Vào ngày 5/7, một nhân viên của Viện nghiên cứu và thiết kế kỹ thuật thành phố Thượng Hải tên Lưu đã cắt cổ người quản lý của mình .

Vào ngày 7/6, Vương Vĩnh Trân (Wang Yongzhen), bí thư đảng của Trường Khoa học Toán học thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, đã bị một đồng nghiệp cùng khoa đâm chết. 

Tuy nhiên, phần lớn những người khác chỉ đơn giản là cuốn theo dòng, cho dù là đưa hối lộ, nhận hối lộ hoặc hành động phi đạo đức. Cuối cùng, họ chỉ muốn tìm một công cụ để kiếm sống và cung cấp tài chính cho gia đình. 

Hiến máu bất cẩn làm lây lan HIV

Năm 1991, tại tỉnh Hà Nam, Tiến sĩ Vương Thục Bình (Wang Shuping) được chỉ định làm việc tại một trạm thu thập huyết tương.

Vào thời điểm đó, nhiều người dân địa phương đã bán máu cho các ngân hàng máu do chính quyền địa phương quản lý. Không lâu sau, Bà Vương nhận ra, trạm thu thập huyết tương này gây nguy cơ rất lớn cho sức khỏe cộng đồng .

Các biện pháp thu thập kém, bao gồm lây nhiễm chéo với các thiết bị lấy máu, đồng nghĩa với việc nhiều người hiến máu bị nhiễm viêm gan C từ những người khác. Khi bà thông báo với cấp trên của mình về sự cần thiết phải thay đổi các thủ tục, sếp bà nói rằng việc này sẽ quá tốn kém. Và sau đó, bà Vương bị cho thôi việc.

Những người biểu tình bị nhiễm HIV từ các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh trong một sự kiện nâng cao nhận thức về AIDS vào Ngày Thế giới phòng chống AIDS tại Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2009 (ảnh chụp màn hình Epochtimes).

Năm 1995, tiến sĩ Vương phát hiện ra một vụ bê bối thậm chí còn kinh khủng hơn khi một người dương tính với HIV đã đi hiến máu tại bốn phòng khám khác nhau.

Bà đã cảnh báo cấp trên về sự cần thiết phải xét nghiệm HIV ở tất cả các trạm máu trong tỉnh, nhưng một lần lại bị từ chối với lý do quá tốn kém.

Bà Vương đã tự mình mua kít xét nghiệm và thử nghiệm hơn 400 mẫu từ những người hiến tặng. Kết quả, bà phát hiện rằng 13% những người hiến máu bị dương tính với HIV.

Thay vì thừa nhận lỗi lầm nghiêm trọng này, Bộ Y tế Trung Quốc đã sa thải bà Vương và tự mình xét nghiệm tất cả những người hiến máu cho đến năm 1996. Kết quả là, hàng nghìn người Trung Quốc sau đó đã bị nhiễm loại virus chết người này.

Thu hoạch nội tạng có hệ thống

Gần đây, cựu bác sĩ phẫu thuật và người dân tộc Duy Ngô Nhĩ Enver Tohti đã tiết lộ, vào năm 1995, khi ông mới chỉ là một chuyên gia y tế trẻ, ông được hai bác sĩ phẫu thuật trưởng hỏi rằng, liệu ông có muốn làm một điều gì đó mới mẻ và “hoang dã” hay không.

Nhiệm vụ mà ông Tohti được giao là cắt bỏ một lá gan và hai quả thận của một người ngoài 30 tuổi, tóc dài và mặc quần áo thường dân. Người đàn ông này đã bị cảnh sát bắn với viên đạn xuyên vào ngực phải.

Lời khai của ông Tohti đã vén mở bức màn tối về ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Tại đây, nội tạng của các tù nhân bị thu hoạch một cách bất hợp pháp và cung cấp cho một ngành công nghiệp khổng lồ do chính quyền ĐCSTQ hậu thuẫn, bao gồm cả du lịch cấy ghép tạng.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng Trung Quốc, một triệu ca cấy ghép nội tạng có thể đã được thực hiện kể từ năm 2000.

Các quan chức Trung Quốc cho biết rằng nước này thực hiện khoảng 10.000 ca cấy ghép mỗi năm. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu và hoạt động của một vài bệnh viện có thể dễ dàng nhận thấy con số thực tế lớn hơn rất nhiều. 

Dựa trên các yêu cầu do chính quyền Trung Quốc đặt ra, 164 bệnh viện ở Trung Quốc được phép cấy ghép tạng, mỗi bệnh viện được phép thực hiện 70.000 ca cấy ghép mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ trong năm 2007, hơn 1.000 bệnh viện đã nộp đơn xin giấy phép thực hiện cấy ghép. Điều này cho thấy ngành công nghiệp cấy ghép tạng của TQ có thể đã phát triển [mạnh mẽ hơn].

Trung tâm của những thảm họa y tế này nằm ở sự thật đơn giản rằng ĐCSTQ không coi trọng mạng sống của con người.

ĐCSTQ đã thu được lợi nhuận khổng lồ từ cuộc đàn áp và giết hại hàng loạt các nhóm người dân thiểu số như các học viên Pháp Luân Công, người theo đạo Cơ đốc, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, hoặc các nhà hoạt động dân chủ.

Bất chấp những tội ác đáng khinh khủng này, một số nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp ở Úc vẫn kêu gọi “đối thoại”, “can dự” hoặc “ngoại giao” hơn với ĐCSTQ, đồng thời chỉ trích lập trường cứng rắn của chính phủ đối với Bắc Kinh. 

Kết thúc, tác giả nhắn nhủ, thế giới cần phải thấy rõ ràng rằng “mối quan hệ chặt chẽ hơn” với một chế độ giết người như ĐCSTQ cuối cùng sẽ dẫn nhân loại đến vị trí nào.

Related posts