Nguyên Hương
Ngày 28/7, theo lời mời chính thức của lãnh đạo Trung Quốc, phái đoàn của nhóm khủng bố Taliban do phó thủ lĩnh Mullah Baradar Akhund dẫn đầu đã đến thăm Trung Quốc. Sự kiện này đang làm nóng mắt cả thế giới vì Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên thừa nhận tổ chức khủng bố là bạn. Vậy, quan hệ của Trung Quốc và Taliban ở mức độ thân thiết như thế nào? Một tổ chức khủng bố như Taliban được những chính phủ nào công nhận và vì sao? Với cú bắt tay với Trung Quốc, có khi nào những kẻ thù của nhân loại được ‘tẩy trắng’ trở thành người hùng nhân loại theo chuẩn mực ‘đạo đức’ của Trung Quốc hay không?
The BBC, Taliban, hay “sinh viên” trong tiếng Pashto, là những người nổi dậy vào đầu những năm 1990 ở miền bắc Pakistan sau khi quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan. Taliban chủ yếu là người Pashtun, được đào tạo trong các trường tôn giáo – chủ yếu được trả bằng tiền từ Ả Rập Xê Út – nơi rao giảng một hình thức cứng rắn của dòng Hồi giáo Sunni.
Theo Wall Street Journal, ban đầu Taliban như một phong trào tự phát của quần chúng chống lại sự bạo ngược của các lãnh chúa Afghanistan, rồi sau đó phát triển thành một lực lượng du kích chống lại sự chiếm đóng của nước ngoài. Taliban hiện đang tham gia vào một cuộc chiến du kích và chiến dịch khủng bố kéo dài chống lại chính quyền hiện tại của Afghanistan và các lực lượng NATO.
Taliban từng đưa ra lời hứa – ở các khu vực Pashtun nằm giữa Pakistan và Afghanistan – là khôi phục hòa bình và an ninh, cũng như thực thi phiên bản Luật tôn giáo Hồi giáo Sharia hà khắc.
Theo BBC, người lãnh đạo hiện tại của Taliban là Mawlawi Hibatullah Akhundzada, một học giả Hồi giáo khét tiếng cứng rắn. Bên dưới ông là một hỗn hợp các chỉ huy quân đội đơn vị nhỏ trước đây, các thầy giáo Madrasah, và dưới cùng là một hàng ngũ của phần lớn những chiến binh được đào tạo trong các trường tôn giáo Hồi giáo (madressa) ở Pakistan, vốn là con em của những người tị nạn Afghanistan ở Pakistan (WST) Các tay súng Taliban kiểm soát đường cao tốc Kandahar-Herat, gần thành phố Kandahar, ngày 31 tháng 10 năm 2001
Taliban ra đời là một “nhóm nông dân đi dép”, hiện nay đã trở thành “lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp” đang chiến đấu chống quân đội chính phủ ở Afghanistan, chiếm giữ 1/3 đất nước và đe dọa lật đổ chính phủ ở Kabul trong bối cảnh quân đội Mỹ chuẩn bị di dời vào tháng Chín, theo The Sun ngày 30/7.
Bàn tay đẫm máu bởi các tội ác chống lại loài người và nền văn minh nhân loại
Taliban được Mỹ liệt vào tổ chức khủng bố. Tổ chức này chiếm giữ Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 và bị lật đổ sau khi bị Mỹ tấn công và quy trách nhiệm chứa chấp Osama Bin Laden, kẻ chủ mưu cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 vào Trung tâm Thương mại New York khiến 2.996 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương.
Tổ chức khủng bố này đã phạm vô số tội ác chiến tranh. Nó thảm sát dân thường, xóa bỏ di tích lịch sử, giết những người theo Thiên Chúa giáo, đối xử tàn bạo với phụ nữ và vô số những tội ác chiến tranh khác.
Theo NTD VIETNAM ngày 16/7 trích dẫn báo cáo của Liên Hợp Quốc, Taliban thực hiện các cuộc thảm sát dân thường một cách có hệ thống. Ước tính có khoảng 15 cuộc thảm sát từ năm 1996 đến năm 2001. Taliban chịu trách nhiệm cho 76% cái chết của thường dân ở Afghanistan vào năm 2009 và 80% vào năm 2011.
Vào tháng 8/1998, tổ chức khủng bố này tấn công vào Mazar – i Sharif, giết chết 1.400 trong số 1.500 quân tự vệ. Sau khi chiếm được địa điểm này, Taliban đã thảm sát người dân, bắn giết người dân ngoài đường phố và khiến họ chết ngạt trong container, hãm hiếp phụ nữ. Tổng cộng số người bị sát hại là 5.000 đến 6.000.Nữ sinh và nhà hoạt động nhân quyền Malala Yousafzai bị các tay súng Taliban bắn vào tháng 10/2012
Ngoài ra, Taliban cũng đối xử tàn tệ với phụ nữ. Họ cấm phụ nữ được đến trường. Phụ nữ ngoại tình bị ném đá đến chết. Phụ nữ đi với đàn ông không phải họ hàng bị phạt đánh đến 100 roi ở nơi công cộng và vô số các hình thức tàn nhẫn khác.
Tổ chức khủng bố này cũng hủy hoại các di tích lịch sử văn hóa nhân loại. Taliban tấn công Bảo tàng Quốc gia Afghanistan và đánh cắp 70.000 cổ vật, phá hủy Thư viện quốc gia Puli Khumri vốn lưu giữ 55,000 sách và văn bản cổ vốn được coi là báu vật quốc gia của Afghanistan. Năm 2001, nhóm khủng bố này đã cho phá nổ hai bức tượng Phật khổng lồ là di sản Unesco ở thung lũng Bamiyan, thuộc vùng núi Hazarajat, trung tâm Afghanistan (NTDVN).
BBC đầu tháng 7 cho hay, theo ước tính của Nato gần đây, Taliban được cho là mạnh về số lượng hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi họ bị lật đổ vào năm 2001 – với 85.000 chiến binh toàn thời gian. Ước tính gần đây cũng cho thấy, tổ chứng khủng bố này đang kiểm soát từ 1/3 đến 1/5 đất nước Afganistan.
Tướng Austin Miller, chỉ huy phái bộ do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan, đã cảnh báo vào tháng 6 rằng nước này có thể đang trên con đường tiến tới một cuộc nội chiến hỗn loạn, mà ông gọi là “mối lo ngại cho thế giới”.
Giám đốc CIA William Burns tuần trước cho biết, Taliban đang tham gia vào các hoạt động tấn công trên khắp Afghanistan và nhóm này có lẽ đang ở thế quân sự mạnh nhất kể từ năm 2001, ông Burns nói với NPR trong một cuộc phỏng vấn ngày 22/7, The Epoch Times cho hay.
Một đánh giá tình báo của Mỹ cùng tháng được báo cáo kết luận rằng chính phủ Afghanistan có thể thất bại trong vòng sáu tháng kể từ khi quân đội Mỹ rời đi.
Nhưng một tổ chức có lịch sử đẫm máu chống lại loài người và văn minh nhân loại như vậy nhưng vẫn được một số chính quyền thừa nhận. Có rất nhiều lý do đằng sau đó, chủ yếu là các lợi ích của các chính quyền này ở Afganistan cũng như cùng chung mục tiêu chống lại Mỹ vừa phương Tây ở Trung Đông giầu tài nguyên này.
Bắc Kinh cần Taliban để làm suy yếu Mỹ và cùng nhau tẩy trắng các tội ác đẫm máu
Một tổ chức khủng bố đầy tội ác và đang lo ngại như thế lại được một chính thể có tiếng nói quan trọng ở Liên hợp quốc là Trung Quốc thừa nhận. Đặc biệt trong bối cảnh phiến quân Taliban đang gia tăng bạo lực và đe dọa sẽ lật đổ chính quyền Afganistan sau khi Mỹ rút hoàn toàn quân vào tháng Tám, Trung Quốc lại gặp gỡ Taliban đề đàm phán về tiến trình hòa bình và các vấn đề an ninh, cũng như về tình hình chính trị, kinh tế của cả hai nước, Reuters đưa tin.
Phản ánh sự kiện này, truyền thông dòng chính đưa tin rất “trung tính” về động cơ của Trung Quốc. Truyền thông nhất loạt tải đi thông điệp rằng Trung Quốc hẳn đã có quan điểm rất rõ ràng về vấn đề Afghanistan. Rằng Bắc Kinh chỉ cần hòa bình và chấm dứt việc Afganistan đào tạo người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (ETIM) chống lại lợi ích của Trung Quốc. ETIM đã từ lâu tìm kiếm nền độc lập cho vùng Tân Cương mà tổ chức này xem như một “Đông Turkestan” trong tương lai.
Nhưng đó là những gì Trung Quốc tuyên bố, nhiều hãng truyền thông dường như chỉ phát lại thông điệp của Bắc Kinh mà thôi.
Ủng hộ Taliban có thể làm suy yếu thế lực của Mỹ ở Trung Đông, nhưng chắc chắn không thể tạo ra hòa bình cho Trung Đông. Trung Quốc quá rõ điều đó. Trung Quốc có lợi ích lớn trong các xung đột ở Trung Đông khi xuất khẩu vũ khí ở đây trong khi nhập khẩu tài nguyên giá rẻ.
Trung Quốc không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để gia tăng ảnh hưởng của khu vực này, không chỉ vì kinh tế, còn vì tìm kiếm thêm tiếng nói ủng hộ quốc tế từ Trung Đông, để lấp liếm các vi phạm nhân quyền, các tội ác chống lại loài người đẫm máu mà chính quyền này đã, đang tạo ra với người dân Trung Quốc.
Trung Quốc cần tẩy trắng tội lỗi của họ. Họ không cách nào thuyết phục Mỹ hay EU rằng các tội ác với người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và cộng đồng người tu luyện Pháp Luân Công là không tồn tại. Như vậy, chỉ có cách là bắt tay với kẻ thù của Mỹ, Trung Quốc mới có thêm thế lực trên khắp toàn cầu để cùng che dấu tội ác cho nhau, cùng tẩy trắng lẫn nhau, cùng thừa nhận lẫn nhau, cùng nhau đảo lộn mọi quan điểm về thiện – ác, đúng – sai.
Rất có thể, với hậu thuẫn của Trung Quốc, một ngày nào đó, Taliban trở thành anh hùng giải phóng Afghanistan, các tội ác của Afghanistan biến mất khỏi mọi giá sách lịch sử, mọi cứ liệu trên nền tảng xã hội. Rất có thể, ai đó đưa ra bằng chứng lịch sử và hiện tại về tội ác của Taliban sẽ sớm bị khóa tài khoản xã hội với lý do “thông tin chưa được kiểm chứng” bởi các fact-check Big Tech trả tiền, được Trung Quốc hậu thuẫn.
Reuters đưa tin, ngày 28-29/7, theo lời mời chính thức của Bắc Kinh, phái đoàn Taliban đã tới Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc nói với phái đoàn Taliban rằng, họ hy vọng phiến quân nổi dậy sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan và tái thiết đất nước, cũng như mong muốn Taliban sẽ đàn áp Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan vì ETIM là “mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc”. Taliban đảm bảo với Trung Quốc rằng họ sẽ không cho phép bất kỳ ai sử dụng đất của Afghanistan để chống lại Trung Quốc.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời phát ngôn viên của Taliban rằng, Taliban cũng tuyên bố Trung Quốc là bạn, là một quốc gia thân thiện, rằng họ đã từng đến Trung Quốc nhiều lần và rằng họ hoan nghênh cam kết của Trung Quốc “tiếp tục hỗ trợ người dân Afghanistan, giúp giải quyết các vấn đề và khôi phục hòa bình nhưng không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan”.
Tờ Daily Beast dẫn nguồn tin cho hay, Trung Quốc dự kiến sẽ mở rộng hợp tác với Afghanistan trong thời gian tới, lấp vào khoảng trống mà Mỹ và NATO bỏ lại sau khi rút lực lượng khỏi quốc gia này. Theo đó, với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (BRI), Trung Quốc được cho đã sẵn sàng để tiến vào mà không gặp cản trở tại quốc gia Afghanistan thời hậu Mỹ.
Reuters nhận định, chuyến thăm Trung Quốc của Taliban có khả năng củng cố thêm sự công nhận của nhóm nổi dậy trên trường quốc tế vào thời điểm nhạy cảm ngay cả khi bạo lực gia tăng ở Afghanistan.
Nga cần Taliban để che đi gót chân Achilles của mình
Theo tờ Global Times, trước khi tới thăm Trung Quốc theo lời mời chính thức của Bắc Kinh, một phái đoàn Taliban đã đến thăm Moscow vào đầu tháng Bảy, nơi họ cam kết sẽ không đe dọa nền an ninh của nước Nga. Các nhà phân tích cho biết thay vì thăm các nước khác trong khu vực, Taliban đã chọn đến thăm Nga và Trung Quốc trước tiên.
WSJ cho biết, sau sự ra đời của ISIS ở Afghanistan, Taliban đã trở thành một lựa chọn hợp lý đối với Nga, nước đã chính thức thừa nhận rằng họ có liên hệ với Taliban. Gần đây, họ đã được chứng thực với tư cách là một bên liên quan chính khi Nga triệu tập một hội nghị ba bên về Afghanistan cùng với Trung Quốc và Pakistan. Bây giờ Nga đã triệu tập một hội nghị lớn hơn, trong đó Iran, Afghanistan và Ấn Độ cũng đang được mời.
Động cơ đằng sau động thái gần đây của Nga thể hiện rằng, việc ủng hộ Taliban là sự thay đổi về chất trong chính sách đối ngoại tổng thể của Nga, hiện đang khẳng định mình là một siêu cường như Liên Xô từng ở thời hoàng kim.
Không chỉ đơn giản như vậy, chẳng lẽ Nga chỉ cần Afghanistan để trở lại thời siêu cường Liên Xô đã mục nát?
Tác giả Tim Marshall, trong cuốn sách “Những tù nhân của địa lý”, ông sử dụng phân tích địa chính trị để chứng minh thuyết phục rằng “việc thiếu một cảng nước ấm có lối ra trực tiếp với các đại dương luôn là gót chân Achilles của nước Nga”. Và ông đã đúng khi Nga không thể từ bỏ Crimea , nơi họ có cảng nước ấm sống còn Sevastopol, một huyết mạch hàng hóa, quân sự, một hy vọng duy nhất cho Nga vào mùa đông khắc nghiệt ở Nga.
Ở phía Ấn Độ Dương, điều quan trọng trong sự hiện diện của Nga tại Afghanistan sẽ mang lại cho Nga hy vọng “giặt ủng trong làn nước ấm áp của Ấn Độ Dương”. Thứ mà Nga chưa bao giờ có “một hải cảng nước ấm không bao giờ bị đóng băng vào mùa đông, cho phép tự do tiếp cận các tuyến thương mại chủ chốt của thế giới” (theo Tim Marshall). Đó là lý do chính quyền Liên Xô cũ đã xâm chiếm Afghanistan và xa lầy ở đây vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, cuộc chiến mệnh danh “cuộc chiến Việt Nam của Nga”.
Với hiểu biết ở trên về Nga, hiển nhiên Nga vô cùng cần Taliban, nhất là khi chính quyền hiện tại của Afghanistan được ủng hộ bởi Mỹ. Nếu Taliban khống chế phần lớn Afghanistan, giấc mơ “giặt ủng trong làn nước ấm Ấn Độ Dương” của Nga có cơ hội thành hiện thực, gót chân Achilles của Nga được Taliban giúp che đi.
Nhưng chẳng gì là miễn phí. Đổi lại, phiến quân Taliban có vũ khí của Nga, có sự ủng hộ của Nga trên trường quốc tế. Vì lợi ích của chính mình, Nga không cần quan tâm tới bàn tay đẫm máu của Taliban. Nga có thể im lặng và ngấm ngầm đồng thuận với tiến trình Trung Quốc và Taliban tẩy trắng cho nhau trên chính trường quốc tế.
Iran không muốn một chính quyền thân Mỹ ở sát sườn mình
Theo WSJ, ban đầu, Iran đã chống lại Taliban vì những hành động tàn bạo mà họ đã gây ra đối với 20% dân số Shia của Afghanistan và tích cực hỗ trợ Hoa Kỳ trong các hoạt động của họ. Sau khi Taliban bị cắt giảm về quy mô, Iran hiện đang tích cực hỗ trợ Taliban cho các mục tiêu địa chính trị của riêng mình.
Theo Viện chính sách Atlantic Council của Mỹ, ngày 31/1, phái đoàn của Taliban đã đến Tehran và được các quan chức cấp cao của Iran tiếp đón. Họ đã thảo luận về “mối quan hệ giữa cả hai nước, tình hình của những người Afghanistan di cư ở Iran, và tình hình chính trị và an ninh hiện tại của Afghanistan và khu vực”.
Đây không phải là lần đầu tiên các thủ lĩnh Taliban đến thăm Iran. Mullah Abdul Ghani Baradar, giám đốc văn phòng ngoại giao của Taliban tại Qatar, đã gặp Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tại Tehran vào tháng 11 năm 2019. Đây là một chuyến đi nhằm “giúp đỡ hòa bình và an ninh Afghanistan”.
Iran thực sự cần Afghanistan. Đúng vậy, nhưng thứ Iran cần là nền hòa bình ủng hộ Iran. Iran, một nhà nước chuyên tài trợ cho các nhóm khủng bố, ngày một cô lập và lao đao trước các đòn trừng phạt của Mỹ . Thứ Iran cần là mở rộng quan hệ “bè phái”, ít nhất là vậỵ. Iran cần một Afghanistan không có Mỹ hiện diện bên sườn của họ. Và thế là, trong các thế lực ủng hộ phiến quân Taliban, bản đồ thế giới ghi nhận thêm một chính thể nữa, Iran, kẻ độc tài cô đơn đang rất cần bè phái của mình mở rộng để thuận sinh tồn.
Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – Kẻ thù của kẻ thù là bạn
WSJ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những người ủng hộ trung thành của Taliban cách đây vài năm và thậm chí đã thành lập văn phòng Taliban ở quốc gia này. Tuy nhiên, sau đó nó đã được chuyển sang Qatar, nơi nó vẫn đang hoạt động. Do những vấn đề riêng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực lân cận, việc ủng hộ Taliban sẽ không còn nhiều.
Mặc dù Pakistan đã nhiều lần phủ nhận đã thành lập ra phiến loạn quân Taliban, nhưng nhiều người Afghanistan ban đầu tham gia phong trào Taliban được giáo dục tại các madrassas (trường tôn giáo) ở Pakistan.
Theo Time, trong cuộc thảo luận tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington, D.C. năm 2016, ông Sartaj Aziz, cố vấn hàng đầu của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif về các vấn đề đối ngoại, cho biết, các thủ lĩnh của nhóm Hồi giáo cực đoan đang cư trú ở Pakistan.
Khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afganistan từ năm 1996-2001, Pakistan cũng là một trong ba quốc gia cùng với Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) công nhận Taliban.
Tẩy trắng tội ác đẫm máu – không dễ dàng
Reuters cho biết, trước sự kiện Taliban chính thức thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói, nếu Bắc Kinh đang thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến và “một chính phủ thực sự là đại diện cho người dân Afganistan” thì đó là một “điều tích cực”. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN-News18, ông nói [sự thật đầy cay đắng]: “Không ai quan tâm đến cuộc tiếp quản quân sự của Taliban và việc khôi phục một Vương quốc Hồi giáo”.
The Atlantic Council cho biết, sự thật là chính phủ Afghanistan, bất chấp mọi thiếu sót của nó, đã được bầu ra bởi người dân Afghanistan. Nó đã đạt được những thành tựu không thể bãi bỏ trong các lĩnh vực như quyền phụ nữ và quyền dân tộc thiểu số, những điều “cần được phản ánh trong tiến trình hòa bình”.
Trong khi đó, nếu Taliban thực sự mong muốn trở thành một phần của cơ cấu chính quyền Afghanistan, thì lực lượng này phải sẵn sàng chấp nhận rằng thời thế đã thay đổi kể từ khi họ nắm quyền vào năm 1996-2001. Taliban cần hiểu rằng để cai trị Afghanistan, họ cần phải giành được trái tim và khối óc của người dân Afghanistan để giành được sự ủng hộ, chứ không phải là các chiến thuật bạo lực.
Taliban thường xuyên phủ nhận trách nhiệm về việc gia tăng các cuộc tấn công bạo lực ở Afghanistan trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, công chúng Afghanistan không tin những lời phủ nhận của họ. Taliban không phải là một nhóm thống nhất với sự lãnh đạo tập trung. Có một số phe phái khác nhau trong tổ chức, có lẽ với những cách hiểu khác nhau về việc chia sẻ quyền lực. Có thể có những kẻ phá hoại trong Taliban phản đối các cuộc đàm phán hòa bình. Taliban, với tư cách là một đối tác đàm phán, cần tạo ra khoảng cách rõ ràng và có thể kiểm chứng được với những kẻ phá hoại này, theo The Atlantic Council.
Tội ác vẫn là tội ác. Vô số người vô tội đã chết bởi niềm tin tôn giáo cực đoan và sự thù hận của phiến quân Taliban. Dù như nhiều tổ chức khủng bố khác ở Trung Đông, Taliban nhận được hậu thuẫn của Iran, Nga, Quatar, thế giới Ả rập hay Trung Quốc, nhưng nếu trở thành một lực lượng chính trị độc lập, làm thế nào để che dấu các tội ác mà phiến quân nào phạm phải với các thường dân vô tội (không tính tới cuộc chiến với các tổ chức có vũ trang chuyên nghiệp)?
Làm thế nào để tẩy trắng bàn tay đẫm máu người vô tội này để có thể ung dung gia nhập vào đội ngũ các thế lực chính trị được văn minh nhân loại thừa nhận? Liệu Taliban có vì sự thừa nhận này (nếu thành công) mà thay đổi chính họ không? Niềm tin tôn giáo cực đoan của họ đã tạo ra vô số cái chết thương tâm, tạo ra sự hủy hoại di sản văn hóa thế giới vì không chấp nhận nổi sự khác biệt và thù địch. Một tổ chức như thế, nếu được công nhận, được trỗi dạy bởi các thế lực như Bắc Kinh liệu có phải con quái vật Frankerstain khác lại được thả ra không?
Nguyên Hương