‘Hồi tưởng lại những lời nói bất cẩn mấy năm qua, nghĩ lại lúc phát ngôn trên bục giảng, rất nhiều người dưới bục giảng cầm điện thoại chụp và ghi âm… liệu một lúc nào đó Tiến này ‘biến mất khỏi xã hội’? Nghĩ đến chuyện ấy Tiến tôi đây không rét mà run. Nhà vệ sinh ở đâu, tôi sợ đến vãi ra quần…’.
Ngày 29/8, các phương tiện truyền thông hàng đầu của ĐCSTQ như Mạng Tân Hoa, Nhân dân nhật báo, CCTV… đã đăng lại bài viết của Lý Quang Mãn với tiêu đề “Mỗi cá nhân đều cảm nhận sự thay đổi sâu sắc đang diễn ra“. Chuyên gia nhận định bài viết của Lý Quang Mãn là hồi chuông cảnh báo ‘Cách mạng văn hoá’ (CMVH) đang đến gần, đồng thời việc các kênh truyền thông của ĐCSTQ thống nhất đăng như vậy nhất định phải có chỉ thị từ Ban Tuyên giáo Trung ương.
Nhưng đến ngày 2/9, trên Weibo cá nhân chủ biên tờ Thời báo Hoàn cầu, Hồ Tích Tiến đã đăng bài viết với tiêu đề: “Tuyên bố việc Trung Quốc đang xảy ra ‘thay đổi sâu sắc’ là đánh giá và dẫn dắt sai lệch“.
Đây là một hành động hiếm gặp, bởi vì một kênh truyền thông đảng lại công khai phản đối các kênh truyền thông khác, cũng có thể nói Hồ Tích Tiến đã phản đối… Ban Tuyên giáo Trung ương.
Hồ Tích Tiến không sợ ĐCSTQ sao, nội dung bài viết của Hồ Tích Tiến là gì, tại sao ông lại phản đối bài viết của Lý Quang Mãn và xu hướng kinh tế – chính trị của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ như thế nào… chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung chính bài viết của Hồ Tích Tiến
Đầu tiên Hồ Tích Tiến cho rằng bài viết của Lý Quang Mãn mô tả không chính xác hình thế, sử dụng ngôn ngữ khoa trương, đi ngược lại chính sách quốc gia, từ đó tạo thành sai lệch.
Sau đó Hồ Tích Tiến giải thích, các biện pháp quản lý hiện nay chẳng qua chỉ là từng bước hoàn thiện quản trị xã hội chứ không phải là ‘cách mạng’ như Lý Quang Mãn nói.
Ông nói thêm: “Bản thân tôi dù lúc họp hay lúc riêng tư, tôi chưa bao giờ nghe nói Trung Quốc đang xuất hiện xu hướng chính trị như bài viết miêu tả…
Bài viết đó tuyên bố Trung Quốc đang thay đổi với những khẩu hiệu ‘đánh đổ dễ dàng, cạo xương trị độc’, loại tuyên bố giật gân này chỉ là sự hoang tưởng của một số người. Nó gợi lại ký ức lịch sử, gây hoang mang và hoảng sợ cho người ta… Cho nên tôi hy vọng tất cả mọi người đừng tin bất kỳ giải thích cực đoan nào”.
Nói một cách ngắn gọn, Hồ Tích Tiến phản đối bài báo của Lý Quang Mãn, phản đối xu hướng CMVH, phản đối Ban Tuyên giáo Trung ương. Tại sao như vậy?
Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 3/9, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có góc nhìn và phân tích tường tận như sau:
2 nguyên nhân khiến Hồ Tích Tiến phản đối xu hướng CMVH
“Thứ nhất, Hồ Tích Tiến ‘sợ’ bài viết của Lý Quang Mãn. Ngày 26/8, Hồ Tích Tiến đã đăng trên Weibo với nội dung như sau: ‘Hồi tưởng lại những lời nói bất cẩn mấy năm qua, nghĩ lại lúc phát ngôn trên bục giảng, rất nhiều người dưới bục giảng cầm điện thoại chụp và ghi âm… liệu một lúc nào đó Tiến này ‘biến mất khỏi xã hội’? Nghĩ đến chuyện ấy Tiến tôi đây không rét mà run. Nhà vệ sinh ở đâu, tôi sợ đến vãi ra quần…’.
‘Biến mất khỏi xã hội’ tương tự ‘văn hoá từ bỏ’ – Cancel Culture của người Mỹ, người này đột nhiên biến mất khỏi xã hội. Bởi vì lúc đó Triệu Vy đột nhiên biến mất khỏi xã hội, một minh tinh hàng trăm triệu người theo dõi đột nhiên tất cả các tác phẩm xoá tên cô ấy. Cô ấy biến mất khỏi không trung như một làn khói, không ai biết vì sao, không ai biết tung tích.
Hồ Tích Tiến viết những câu này chính vì cảm thấy rất sợ hãi, cảm giác bất an này thường trực từ trước, bài viết của Lý Quang Mãn đã điểm đến chỗ nhạy cảm của Hồ Tích Tiến, vì Tiến không biến khi nào sẽ ‘biến mất khỏi xã hội’.
Khi thật sự quay lại CMVH, ông ta sẽ rất sợ hãi, bởi vì ý nghĩa của CMVH là lật đổ triệt để trật tự xã hội. Hiện tại là thời đại cải cách mở cửa, CMVH là lật đổ triệt để lộ tuyến trên. Chúng ta phải thừa nhận với nhau một điều này, hầu hết mọi người muốn tiếp tục sống tiếp tục như thế này, chứ không muốn ‘biến động kịch liệt’.
Vậy ai muốn cách mạng? Chính là những người ‘bất đắc chí’, những người bất mãn với xã hội, họ dễ dàng bị lợi dụng làm cách mạng. Điểm này Mao Trạch Đông sớm đã nói trước đây rằng: lưu manh vô sản là những người dễ lợi dụng nhất, những người ấy bất mãn đối với xã hội, không có bất cứ giới hạn ước thúc nào, cho nên hãy để họ đập tan thế giới cũ.
Nhưng đối với những người có được lợi ích như Hồ Tích Tiến, họ lại không muốn cách mạng. Tiến cho rằng ‘chống Mỹ là công việc, qua Mỹ là cuộc sống’. Hồ Tích Tiến đã đem con trai đến Canada, ông thực sự mong muốn kiểu xã hội ở phương tây.
Hồ Tích Tiến gửi con trai đến Canada, điều này trước hết cho thấy ý chí cách mạng của ông không được kiên định. Nếu CMVH xảy ra, Hồ Tích Tiến sẽ bị đả đảo. Dù Hồ Tích Tiến có chống đảng hay không, nhưng đến khi cách mạng nổ ra, bao nhiêu người bị Hồ Tích Tiến mạo phạm trước đây sẽ tìm ông ta trả thù? Có bao nhiêu người mong ông rớt chức để họ lên thay? Nếu cách mạng thật sự đến, Hồ Tích Tiến nhất định người người xui xẻo. Cho nên nghĩ về những việc đó khiến ông sợ đến mức phải kiếm nhà vệ sinh.
Đây là nguyên nhân thứ nhất: Hồ Tích Tiến vô cùng sợ hãi xu thế CMVH.
Tiếp theo, việc Hồ Tích Tiến đăng bài viết ấy không phải là một vấn đề đơn giản, nó phản ánh CMVH sẽ không được ưa chuộng; ngay cả chủ biên cơ quan ngôn luận ĐCSTQ – Thời báo Hoàn cầu cũng phản đối.
Thêm vào đó, Hồ Tích Tiến đã dám công khai thể hiện thái độ bất mãn với ‘hồi chuông cách mạng văn hoá’, điều này chứng tỏ ông ấy không ‘ngại’ Ban Tuyên giáo Trung ương, phía sau ông ta phải có một thế lực nào đó. Thế lực ấy đã bảo ông nói như vậy, đồng thời nó có khả năng bảo hộ ông ta, cho nên Hồ Tích Tiến mới dám nói như vậy. Nếu không như thế, thì ông ấy đã kiếm một nơi nào kín đáo để nói một hai câu là xong chuyện, không cần phải ‘cao giọng’ như vậy.
Đây là nguyên nhân thứ hai: có thế lực chống lưng Hồ Tích Tiến.
Vậy ai đang ủng hộ Hồ Tích Tiến? Trong đảng có một thế lực, thế lực này mượn lời của Hồ Tích Tiến để lan truyền dư luận như thế, cho nên biểu đạt của Hồ Tích Tiến không phải là ý kiến của ông ta mà là ý kiến của nhóm đối lập với phái cực tả trong đảng”.
Xu hướng kinh tế – chính trị của Trung Quốc trong thời gian tới
Những người trong giới cao tầng không muốn cách mạng. Vậy thì người ở tầng thấp thì sao? Với góc nhìn của một nhà sử học, Giáo sư Chương Thiên Lượng nhận định:
“Trong quá khứ, đối mặt với bộ máy quan liêu bất tuân, Mao Trạch Đông phát động tạo phản cho các thanh thiếu niên ở tầng đáy xã hội, để Hồng vệ binh kéo những quan chức này rời vị trí, sau đó đấu tố họ.
Bây giờ nếu phát động cách mạng ở tầng dưới có được không? Những thanh thiếu niên tầng dưới có nghe lời không? Họ không thể chơi game, không thể đi du lịch, không được học hành, biến họ thành tầng lớp ‘cổ xanh’ tức lao động chân tay trình độ thấp… liệu những thanh niên ấy có chịu không? Người trẻ đang sống thoải mái thế, làm sao họ có thể chịu khổ như vậy được?
Có người cho rằng ĐCSTQ đang tấn công những thanh niên ẻo lả, để chúng không chơi game nữa chẳng phải rất tốt hay sao. Nhưng ĐCSTQ tấn công những ngành nghề liên quan đến game hoặc Internet không phải biến những thanh niên nghiện game, yếu đuối, ẻo lả này thành một quý ông lịch sự tao nhã, có ý chí cao xa, có đạo đức cao thượng, siêng năng chăm chỉ lao động… mà là biến họ hướng về một cực đoan khác, đó là cuồng nhiệt ‘một không sợ khổ, hai không sợ chết, đánh ai cũng được’ của Hồng vệ binh.
Nếu minh bạch vấn đề này, mọi người sẽ biết vì sao ĐCSTQ chấn chỉnh giới văn nghệ sĩ. Mọi người biết rằng khi CMVH vừa kết thúc, những bài hát của Đặng Lệ Quân rất thịnh hành ở Trung Quốc. Khi đó những bài hát ấy lại bị cấm, không cho nghe. Vì sao? Bởi vì mọi người nghe bài hát ái tình, ĐCSTQ cho rằng nó đi ngược với chủ nghĩa Mác – Lênin mà ĐCSTQ theo đuổi. Khi bạn ca tụng ái tình, ca tụng cuộc sống tốt đẹp ngọt ngào như như ‘ca từ mật ngọt’ trong những bài hát của Đặng Lệ Quân, ĐCSTQ sẽ thấy rằng nó kích thích khát vọng cuộc sống tốt đẹp và tình yêu ngọt ngào của bạn, như thế bạn sẽ không phát huy được tinh thần ‘không sợ khổ, không sợ chết’ để làm cách mạng.
ĐCSTQ còn biết rằng, nếu kinh tế không ổn, khi đó tìm kiếm việc làm là một vấn đề. Phải làm sao đây? Nếu muốn tăng việc làm thì có một biện pháp, chính là… hạ thấp hiệu suất lao động. Hiệu suất lao động giảm sẽ cần nhiều lao động hơn, do đó ĐCSTQ sẽ khai triển ngành công nghiệp cần nhiều lao động chân tay, như thế người có việc làm sẽ là lao động ‘cổ xanh’.
Xã hội như thế sẽ không cần người có giáo dục cao, cho nên ĐCSTQ không quan tâm những ngành công nghệ cao bị phá sản. Hiệu suất lao động giảm xuống sẽ tăng cường năng lực chịu khổ của người ta, đây khác gì năm xưa Hồng vệ binh bị đưa đến vùng nông thôn để cải tạo lao động?
ĐCSTQ muốn thúc đẩy CMVH nhưng từ giới cao tầng như Hồ Tích Tiến và những thanh niên ở dưới đều phản đối. Xu thế phát triển của sự việc này trong tương lai sẽ có nhiều vấn đề phát sinh đáng để phân tích”.
Mạn Vũ
Chú thích: *‘Cổ trắng’, ‘cổ xanh’ chỉ về cổ áo người lao động. Cổ áo trắng chỉ màu áo dân văn phòng, còn cổ áo xanh chỉ màu áo công nhân hoặc người lao động tay chân.