Hoài Thương
Cây viết Charlotte Mountain, từng phục vụ trong quân đội Mỹ hơn mười năm, vừa qua có một bài viết trên Epoch times chỉ ra những hạn chế của máy bay chiến đấu J-10, vốn được xem là một trong những ‘niềm tự hào’ của quân đội thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Dưới đây là nội dung lược dịch bài viết của Mountain.
Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Sheikh Rasheed Ahmed thông báo hôm 29/12/2021 thông báo rằng, Không quân Pakistan sẽ sử dụng 25 chiếc J-10 mới mua từ Trung Quốc trong cuộc diễu binh mừng Quốc khánh vào ngày 23 tháng 3 năm nay.
Ông Ahmed nói, các máy bay chiến đấu sẽ được sử dụng để chống lại 36 máy bay chiến đấu phản lực Rafale mà Ấn Độ đang nhận từ Pháp.
J-10 là một máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ do Công ty Máy bay Thành Đô Tứ Xuyên chế tạo. J-10 có chiều dài 16,43 mét, sải cánh 9,75 mét, cao 5,43 mét, độ cao bay 18.000 mét, tốc độ bay tối đa Mach 2,2 (1,470 – 6,126 km/h), tầm bay 1.850 km, bán kính chiến đấu 550 km.
Pakistan bắt đầu mua các máy bay chiến đấu phản lực J-6, Q-5 và J-7 từ Trung Quốc từ những năm 1960, đây là những mẫu máy bay xuất khẩu do Trung Quốc sản xuất có nguồn gốc từ MiG-19 và MiG-21 của Liên Xô cũ.
Pakistan đã bày tỏ sự quan tâm đến J-10 ngay từ năm 2006, tuy nhiên sau đó chọn hợp tác với Trung Quốc để sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17, một phiên bản của MiG-21 từ Liên Xô.
Quá trình J-10 xuất sinh
ĐCSTQ bắt đầu phát triển J-10 từ những năm 1980, nhưng nguồn gốc của nó có thể sớm hơn nhiều. Trong những năm 1960 và 1970, máy bay chiến đấu dòng Mirage của Pháp là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Israel. Sau đó, chính phủ Pháp phản đối chính sách Trung Đông của Israel nên đã cấm vận vũ khí toàn diện đối với Israel. Israel lúc đó phải tự phát triển các loại vũ khí tiên tiến và bắt đầu để mắt đến chiếc Mirage-5 tiên tiến nhất của Pháp vào thời điểm đó. Cơ quan tình báo Israel Mossad đã quyết định đánh cắp toàn bộ bản vẽ thiết kế của Mirage-5 và họ đã thành công. Trên cơ sở Mirage-5 của Pháp, Israel đã nhanh chóng phát triển tiêm kích Lavi (hay còn gọi là Lion Cub).
Lavi được thiết kế theo cấu hình cánh tam giác với cánh mũi điều khiển được ở phía trước, vốn không ổn định về mặt khí động học. Israel đã bù đắp sự bất ổn này bằng hệ thống điều khiển bay bằng dây 4 kênh tiên tiến, khiến hiệu suất của nó có thể so sánh với máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Lion Cub đã sớm tham gia vào một loạt các nhiệm vụ chiến đấu, bao gồm phá hủy lò phản ứng hạt nhân Osirak ở Iraq và bắn hạ hơn 40 máy bay chiến đấu của Syria trên lãnh thổ Lebanon mà không có tổn thất.
Sau đó, Không quân Israel chủ yếu dựa vào các máy bay chiến đấu F-16 và F-15 mua từ Mỹ. Đồng thời, với việc cải thiện hiệu suất của máy bay chiến đấu phản lực, công nghệ tương ứng ngày càng trở nên phức tạp hơn và chi phí phát triển tăng theo cấp số nhân. Israel Aerospace Industries (IAI) hy vọng bù đắp chi phí bằng cách xuất khẩu Lavi, đặc biệt là cho các quốc gia đang đối mặt với lệnh cấm vận, do hồ sơ nhân quyền kém như Nam Phi (thời kỳ Apartheid), Chile và Argentina.
Mỹ, nhà cung cấp 40% linh kiện của Lavi, lúc đó đã không muốn trợ cấp cho đối thủ cạnh tranh với F-16. Washington ra tín hiệu, sẽ chỉ hợp tác nếu Israel hạn chế xuất khẩu máy bay Lavi. Bất chấp sức ép từ Mỹ, Israel lúc đó vẫn duy trì khả năng phát triển và sản xuất công nghệ vũ khí tiên tiến.
Vào những năm 1980, có một thời kỳ thân thiết giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, khi phương Tây xuất khẩu công nghệ quân sự sang Trung Quốc, lúc đó được coi là cùng chống lại Liên Xô. Các công ty Mỹ thậm chí còn tham gia phát triển hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho máy bay chiến đấu J-8II cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hợp tác quốc phòng giữa phương Tây và ĐCSTQ đột ngột chấm dứt.
Vào khoảng năm 1994, các cơ quan tình báo Mỹ đã bày tỏ lo ngại về việc chuyển giao công nghệ từ Israel sang Trung Quốc, vốn liên quan đến một số dự án quan trọng vào thời điểm đó, bao gồm phát triển máy bay cảnh báo sớm Phalcon và máy bay chiến đấu J-10. Hoa Kỳ cáo buộc Israel chuyển giao công nghệ Cub (dùng cho tiêm kích Lavi) để phát triển máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ tư cho Trung Quốc.
Trong cuốn sách Ravi: America, Israel, and a Contested Fighter của mình, John Golan đã viết rằng sự tham gia của Israel vào chương trình J-10 dường như đã được thiết lập vào giữa tháng 1/1992 và bắt đầu cùng một lúc. Các nhà thầu Israel đã tham gia thiết kế sơ bộ về cấu trúc và khí động học của J-10. Ảnh hưởng của Israel đối với thiết kế J-10 là rõ ràng, bao gồm cách bố trí cánh đuôi nhỏ gọn, động cơ nạp ở bụng, vây bụng kép và thiết kế hợp nhất thân cánh.
Trong bối cảnh lo ngại về việc chuyển giao công nghệ từ Israel sang Trung Quốc, Quốc hội Mỹ đã cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến F-22 Raptor cho Israel. Chính quyền Clinton cũng dứt khoát chấm dứt việc Israel xuất khẩu công nghệ máy bay cảnh báo sớm Phalcon cho ĐCSTQ, buộc ĐCSTQ phải dành thêm nhiều năm để phát triển lại dự án máy bay cảnh báo sớm của mình.
Việc Israel tham gia chương trình J-10 cũng bị chấm dứt cùng lúc. Giám đốc thiết kế J-10 Song Wenchong và Israel Aerospace Industries đều từ chối hợp tác. Người ta tin rằng cả hai bên đều có động cơ rõ ràng để phủ nhận tính xác thực của việc Israel chuyển giao công nghệ Cub cho ĐCSTQ.
Golan giải thích trong cuốn sách của mình rằng vì ĐCSTQ không có khả năng tiếp cận động cơ PW1120 nhỏ, nên nó cũng thiếu khả năng sản xuất các bộ phận composite nhẹ trên quy mô lớn (ĐCSTQ đã đạt được khả năng sản xuất bộ phận tổng hợp trên Y-20, nhưng đó là một câu chuyện sau này). Do đó, nhà thiết kế chính Song Wenchong đã phải kéo dài thân máy bay J-10 thêm 2 mét để lắp động cơ AL-31F của Nga và tăng trọng lượng của máy bay lên 11,75 tấn.
J-10 không thể sánh với Rafale
J-10 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 23/3/1998 và mất gần 20 năm để phát triển. Vào thời điểm nó được chuyển giao cho Không quân Trung Quốc vào năm 2003, tính năng kỹ thuật của nó đã lỗi thời và J-11, một bản sao của Su-27, đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Mặc dù J-10C sau này được trang bị động cơ phản lực cánh quạt-10 và hệ thống vũ khí cải tiến, các yêu cầu về trang bị của ĐCSTQ đối với J-10C đã nhường chỗ cho các máy bay J-11, J-16 và J-20 sau này.
Justin Bronk, một chuyên gia về máy bay chiến đấu, nói rằng J-10 chưa thể sánh ngang với tiêm kích Rafale của Pháp bởi vì Rafale có khả năng cơ động vượt trội và được trang bị tên lửa Meteor, có thể dễ dàng chống lại tên lửa PL-15 trong khi J-10 không có khả năng này.
J-10 cung cấp một số cải tiến về năng lực so với JF-17 hiện có của Pakistan, tuy nhiên nó không giải quyết được vấn đề mà Pakistan đang phải đối mặt. J-10 không thể so sánh về chất lượng và hiệu suất với các máy bay chiến đấu Su-30MKI và Rafale của Không quân Ấn Độ.
Ấn Độ hiện đang sở hữu 260 máy bay chiến đấu Su-30MKI và 36 Rafale. Có thể thấy Pakistan đã thua nước láng giềng ngay ở vạch xuất phát.
Rafale đi trước J-10 về radar, vũ khí, hệ thống tác chiến điện tử và khả năng cơ động. Tên lửa không đối không Meteor mà nó được trang bị sử dụng cho phép máy bay chiến đấu thế hệ mới, có thể duy trì tốc độ cao trong suốt hành trình và rất khó bị đánh chặn.
Một ưu điểm đáng kể khác của tiêm kích Rafale là nó đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm chiến đấu thực tế và hoạt động tốt trong các trận không chiến ở Afghanistan, Libya, Mali, Syria và Iraq. Còn J-10 chưa trải qua bất kỳ cuộc thử nghiệm thực chiến nào, và không ai có thể nói được sức mạnh thực sự của nó là bao nhiêu.