Huyền Anh
Nga đang lấn sân sang các nền dân chủ và các đồng minh truyền thống của Mỹ như Philippines, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc xuất khẩu các mặt hàng quốc phòng giá rẻ nhưng không đáng tin cậy. Việc giữ chân đồng minh của Mỹ và ngăn chặn xuất khẩu tên lửa giá rẻ của Nga trong bối cảnh hiện nay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Thắng lợi xuất khẩu mới nhất của Moscow là vào ngày 14/1, khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thông báo rằng, Manila đã thông qua việc mua lại hệ thống tên lửa siêu thanh BrahMos từ liên doanh Ấn Độ-Nga.
Tên lửa hành trình PJ-10 đối đất BrahMos sẽ được Thủy quân lục chiến Philippines sử dụng trong khả năng chống hạm, đang được tập đoàn này bán với giá chỉ 375 triệu USD. Philippines sẽ mua ba tổ hợp tên lửa, gồm tổng cộng sáu bệ phóng tên lửa, ba radar, ba trung tâm chỉ huy và điều khiển. Mỗi bệ phóng di động trên đường có ba ống tên lửa.
Làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Manila-Bắc Kinh
Việc mua hàng của Philippines có tác động tích cực trong bối cảnh chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa Manila và Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc Mỹ rút lui khỏi Philippines từ đầu những năm 1990 đã mở cửa cho cả Nga và Trung Quốc khai thác đất nước này .
“Về cơ bản, Philippines đã đào tẩu sang Bắc Kinh cách đây vài năm, và thế giới tự do luôn tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ đầu độc những mối quan hệ mới”, giáo sư Gordon G. Chang, một học giả Hoa Kỳ gốc Hoa đã lưu ý trong một bình luận qua email về thương vụ mua bán BrahMos.
Ông Rick Fisher, chuyên gia cấp cao về các vấn đề quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (Mỹ), đã trả lời trong một email về thương vụ mua bán này. Ông cho rằng, “Quyết định chấm dứt sự hiện diện quân sự tích cực của Mỹ ở Philippines được coi là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử, mở đường cho việc ĐCS Trung Quốc từng bước làm bá chủ toàn cầu”.
Ông nói rằng “Trung Quốc không những tích cực can thiệp vào quyền quyết định của các Thượng nghị sĩ Philippines mà không thông qua bất kỳ hiệp ước nào về sự hiện diện của Mỹ, mà còn còn sẵn sàng điền vào khoảng trống quyền lực sau khi Mỹ rút quân”.
Ông Fisher nói rằng, quyết định của Mỹ “đã chứng minh cho ĐCS Trung Quốc thấy rằng các nhà lãnh đạo Mỹ không có quyết tâm giành chiến thắng trong dài hạn, rằng Trung Quốc có thể sử dụng nhiều mưu hèn kế bẩn khiến Hoa Kỳ suy yếu trước khi [Bắc Kinh] đạt được ưu thế về hạt nhân và quân sự”.
Thỏa thuận BrahMos và Moscow
Thỏa thuận mua tên lửa BrahMos gần đây đã được ký kết vào hồi tháng 3, khi 200 tàu dân quân hàng hải Trung Quốc neo đậu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines và từ chối rời đi trong nhiều tháng. Các tàu đánh cá của Trung Quốc liên tục đánh cắp cá trong vùng biển Philippines, trước sự phản kháng của chính phủ Mỹ và Philippines. Bắc Kinh đã tìm cách thỏa hiệp với cả hai chính phủ thông qua các giao dịch kinh doanh hàng triệu USD, nhắm vào gia đình và cộng sự của các tổng thống Philippines và Mỹ, cũng như giới lãnh đạo quốc hội ở cả hai thủ đô.
Bắc Kinh gây ảnh hưởng không chỉ đối với Manila và Washington, mà còn cả Moscow, do Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn dầu và khí đốt của Nga với nền kinh tế lớn hơn nhiều. Do đó, việc Ấn Độ và Philippines mua các hệ thống của Nga có thể được xây dựng trên nền tảng cát.
Nga có thể đã thiết kế sai chức năng hoặc một công tắc tiêu diệt trong các hệ thống phòng thủ xuất khẩu của mình. Trong trường hợp khẩn cấp, Nga có thể ngừng cung cấp các linh kiện và phụ tùng vũ khí quan trọng. Rất khó để biết việc thu mua khí tài quân sự giá rẻ của Nga có thực sự đáng tin cậy hay không. Đặc biệt là với Ấn Độ, Philippines và các quốc gia đã thu mua vũ khí của Nga. Sự mất niềm tin với Moscow khiến những người sử dụng các hệ thống của Nga, bao gồm các nguyên thủ quốc gia và các nhà ngoại giao của các nước, gặp bất lợi trong các cuộc đàm phán của họ với Bắc Kinh.
Chỉ tên lửa BrahMos là không đủ
Ngay cả khi tên lửa BrahMos có hoạt động hoàn hảo đi chăng nữa thì cũng vẫn là chưa đủ. Có hai lỗ hổng chính trong khả năng phòng thủ ở Biển Tây Philippines. Thứ nhất, ngay cả sau khi mua, Trung Quốc có thể chiếm căn cứ, xây dựng đảo nhân tạo, đánh bắt cá và khoan dầu khí ngoài tầm bắn của tên lửa vẫn nằm trong EEZ tối thiểu 200 hải lý của Philippines. Theo một quan chức Ấn Độ trích dẫn trên tờ Wall Street Journal, tên lửa này có tốc độ Mach 2,8, nhưng tầm bắn chỉ có 156 nm .
Tên lửa BrahMos có thể phóng từ tàu, như đã được chứng minh trong một cuộc thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Ấn Độ vào ngày 11/1. Nhưng các tên lửa dành cho Philippines sẽ chỉ được phóng trên bờ.
Và Philippines cần trang bị khả năng phòng ngự trên không tốt hơn. Năm 2016, Philippines đã giành lại được đặc quyền kinh tế Biển Đông của mình trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, lực lượng không quân Trung Quốc đã cử một máy bay ném bom hạt nhân H-6K tới bãi cạn Scarborough để ra hiệu từ chối phán quyết. Bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cách xa bờ biển của Trung Quốc.
Tòa án trọng tài quốc tế tại La Hay (Hà Lan) đã xác nhận hầu hết các đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng đã chia sẻ sai quyền đánh cá ở bãi cạn với ngư dân Trung Quốc, làm gia tăng sự nhầm lẫn và tạo cho Bắc Kinh cái cớ để quân sự hóa nơi trước đây hầu như chỉ là ngư trường của Philippines.
Để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và tránh các vấn đề giữa các nền dân chủ và các thành viên liên minh của Hoa Kỳ trong tương lai, Hoa Kỳ và châu Âu nên xuất khẩu một dòng khí tài quân sự mới đáng tin cậy nhưng đủ rẻ để cạnh tranh và giành chiến thắng trong cuộc chiến đấu thầu chống giá rẻ. Hàng xuất khẩu quốc phòng của Nga và Trung Quốc. Nếu cần thiết, hàng xuất khẩu của Mỹ và châu Âu nên được trợ cấp để cải thiện sự gắn kết của các hệ thống liên minh phương Tây.
Hàng xuất khẩu quốc phòng giá rẻ của Mỹ và đồng minh hoàn toàn có thể đánh bật các hệ thống không đáng tin cậy của Nga có nguy cơ tách rời các hệ thống đồng minh của Mỹ và biến chúng thành vệ tinh của Moscow, hoặc tệ hơn là của Bắc Kinh.
Ông Fisher viết rằng, có thể tạo ra một biện pháp răn đe hiệu quả chống lại Trung Quốc dưới thời tổng thống mới của Philippines kèm theo số lượng lớn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Ông Fisher viết: “Washington có thể đặt cơ sở hoặc tặng cho Manila một lực lượng gồm hai trăm tên lửa đạn đạo tầm ngắn PrSM tầm 500 km và 100 tên lửa đạn đạo tầm trung Typhon tầm 1.500 đến 2.000 km. Cả hai đều sẽ sớm bắt đầu đưa vào sản xuất. Những điều này đủ để khiến các căn cứ của Trung Quốc ở [Trường Sa] ngừng hoạt động và gây ra mối đe dọa chết người đối với các tàu ngầm hạt nhân và căn cứ [tàu sân bay] của Trung Quốc tại Hải Nam.”
Ông Fisher nói tiếp, nếu không có sự hợp tác quân sự hiệu quả giữa Mỹ và Philippines, “Philippines có thể bị vô hiệu hóa trong nhiều thế hệ tới, một mục tiêu chính của Trung Quốc khi họ chiến đấu giành quyền bá chủ ở châu Á và sau đó là bá chủ toàn cầu”.
Ông Chang đồng ý và cho rằng Hoa Kỳ, Ấn Độ và Philippines nên xích lại gần nhau hơn. Ông tin rằng “Sự hợp tác ngày càng tăng giữa các nạn nhân của Trung Quốc có nghĩa là ông Tập Cận Bình không thể hoàn thành các mục tiêu lịch sử của chế độ này”.
Theo ông Chang, Chủ tịch Tập “đã phung phí thiện chí và xây dựng một liên minh chống Bắc Kinh. Ông ta không còn có thể đe dọa được nữa. Manila không chỉ mua một tên lửa mà còn tham gia vào một hiệp ước đầy quyền lực”.
Tác giả: Anders Corr là cây chuyên mục của the Epoch Times. Ông có bằng cử nhân / thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về lĩnh vực chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là hiệu trưởng của Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của “Tập trung quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập “Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn”.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times