Thanh Đoàn
Người Mỹ cho rằng sự khan hiếm hàng hoá ở Mỹ không chỉ do đứt gãy chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và do thiếu lao động trong ngành vận tải, logistic, nguyên nhân gây ngạc nhiên khác đó chính là nạn cướp bóc ngang nhiên, trắng trợn các tầu chở hàng mà không lo bị trả giá ở các bang dân chủ trên khắp nước Mỹ. Các chính trị gia dân chủ cho rằng cảnh sát cần phải giải thể hoặc ít nhất là giảm quy mô trong khi những kẻ phạm tội do thiếu đói, do bất công và bị phân biệt đối xử nên cần được tha bổng. Chính sách này khuyến khích cướp bóc hàng hoá, tội phạm giết người tràn lan trên khắp nước Mỹ. Các tiểu bang dân chủ nổi tiếng về chính sách dung dưỡng tội phạm và đòi giải tán cảnh sát đều đang hứng chịu tình trạng tội phạm gia tăng. Không chỉ số vụ giết người gia tăng trên toàn quốc, tội phạm ở nhiều tiểu bang dân chủ của Mỹ còn ngang nhiên cướp bóc hàng hoá ở cửa hàng, siêu thị và tầu chở hàng. Một số tiểu bang ‘dân chủ cực đoan’ này tin rằng các tội phạm cướp bóc hàng hoá không nên bị trừng phạt bởi pháp luật, việc họ phải cướp bóc hàng hoá là do bất công, bị phân biệt đối xử mà ra. Có thể nói, nạn trộm cướp ngang nhiên hoành hành ở Mỹ với mức độ và tần số chưa từng thấy trong lịch sử; điển hình có thể kể đến là California và tình trạng cướp bóc ở Los Angeles thuộc biểu bang này. Các tầu chở hàng khi qua địa phận của California thường bị trộm mở cửa, vét sạch hàng hoá. Đáng nói là dù có camera và biết rõ danh tính của trộm cướp, nhưng không ai bị bắt chứ đừng nói đến bị truy tố. Các hình ảnh sau khi tầu hàng ở California bị cướp sạch một cách công khai, đàng hoàng mà kẻ cướp không phải chịu bất cứ sự trừng phạt nào của pháp luật (Nguồn: Ảnh chụp màn hình, tổng hợp từ Internet).
Union Pacific Corporation (UP), công ty đường sắt sở hữu đường ray, ước tính hơn 90 gói hàng được lục soát mỗi ngày.
Nhà báo ảnh John Schreiber của KCBS và KCAL đã ghi lại hậu quả của tội ác trên Twitter, chia sẻ video về khu vực đường ray nơi các đoàn tàu thường dừng lại, tạo cơ hội cho những tên trộm đột nhập vào toa tàu và lấy trộm hàng hóa.
UP cho biết họ đã chứng kiến sự gia tăng tội phạm lên tới 160% so với cùng kỳ năm trước ở Los Angeles. Công ty cho biết họ đã tăng số lượng đặc nhiệm hỗ trợ tội phạm trên đường đua trong ba tháng qua và hơn 100 vụ bắt giữ đã được thực hiện liên quan đến hành vi phá hoại.
Giám đốc phụ trách các vấn đề công cộng của UP, Adrian Guerrero, cho biết ngày càng có nhiều vụ tấn công và cướp có vũ trang đối với các nhân viên UP đang thực hiện nhiệm vụ của họ. Nhà báo ảnh Schreiber đã chia sẻ video cho thấy những thách thức mà các đặc vụ phải đối mặt khi đối đầu với những tên trộm gói hàng.
Người phát ngôn của công ty UP cho biết: “Union Pacific rất lo ngại về tình trạng trộm cắp hàng hóa gia tăng ở California và chúng tôi đã thực hiện một số bước để giải quyết hoạt động tội phạm này”.
UP cho biết họ cần sự giúp đỡ của chưởng lý quận, “Mặc dù chúng tôi hiểu rõ các mục tiêu công bằng xã hội có ý định trong Chỉ thị Đặc biệt của ông ấy, nhưng chúng tôi cần hệ thống tư pháp ở Los Angeles hỗ trợ các nỗ lực thực thi pháp luật; đảm bảo tội phạm phải chịu trách nhiệm, đồng thời bảo vệ nhân viên của Union Pacific và chuỗi cung ứng”, người phát ngôn nói thêm.
Hiệp hội Đường sắt Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về sự gia tăng tội phạm.
“Phối hợp với luật pháp địa phương và các đối tác thực thi pháp luật liên bang cần thiết, ngành đường sắt cam kết đảm bảo dẹp bỏ mọi hành vi phạm tội này trên mọi tuyến đường”, phát ngôn viên của hiệp hội Ted Greener cho biết trong một tuyên bố (theo The Epoch Times).
Sau khi gửi thư khiếu nại tới Tổng chưởng lý Los Angeles về chính sách “0-bail” của chính quyền này, Tổng chưởng lý George Gascón sau đó đã đổ lỗi cho UP về việc không bảo vệ tốt tài sản, không khoá kỹ cửa và thậm chí UP đã nộp ít hồ sơ về án hình sự lên văn phòng của ông ấy so với năm 2019 và 2020.
Các chính quyền thiên tả coi cảnh sát là tệ nạn xã hội, nếu không giải tán hoàn toàn được thì cần cắt giảm. Họ coi trộm cướp chỉ là nạn nhân của kỳ thị và bất công xã hội; những người phải sống trong nghèo khó túng thiếu nên bắt buộc phải đi trộm cướp, cần được thông cảm và giúp đỡ.
Chính sách ‘0-Bail’, tức là không cần trả tiền bảo lãnh cho tội phạm mà tội phạm nhẹ, tái phạm, được lập tức thả ra đường phố của George Gascon ở Los Angeles cũng như ở New York đã khuyến khích tội phạm cướp bóc hàng hoá (tội được coi là nhẹ).
Các hình ảnh cướp bóc hoang dã, kinh hoàng ở quốc gia có tinh thần thượng tôn pháp luật, tự do, dân chủ và nền kinh tế thịnh vượng nhất hành tinh khiến cả thế giới bàng hoàng; nó như những hình ảnh ở thế giới thứ ba nơi chính trị hỗn loạn và đói nghèo dai dẳng.
Phong trào ‘thức tỉnh’ của người Mỹ đang quay lưng lại với tất cả giá trị làm nên sự thịnh vượng, tinh thần thượng tôn pháp luật và sự tự hào lịch sử Mỹ; phong trào đã giúp những chính trị gia như ông George Gascon thực thi chính sách ưu ái tội phạm, thù ghét cảnh sát như mô tả ở trên. Không hiểu đến bao giờ người Mỹ mới thức tỉnh khỏi phong trào này? Họ đã cảm thấy họ đang làm nước Mỹ cũng như tất cả giá trị của quốc gia này biến mất hay không?
Thanh Đoàn