Nga xâm lược Ukraine, tại sao Trung Quốc và Nga đổ lỗi cho các nước khác

An Liên

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh:FT)

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã bị Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cùng các nước khác lên án và trừng phạt mạnh mẽ. Trung Quốc không những chưa bao giờ gọi các hành động của Nga là “xâm lược”, mà còn cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã “thổi phồng” cuộc khủng hoảng Ukraine, “làm gia tăng căng thẳng” và “kích động nguy cơ chiến tranh”.

Hôm thứ Sáu, Kiev, thủ đô của Ukraine, đã hứng chịu các cuộc tấn công của Nga. Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã bị Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cùng các nước khác lên án và trừng phạt mạnh mẽ. Trung Quốc không những chưa bao giờ gọi các hành động của Nga là “xâm lược”, mà còn cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã “thổi phồng” cuộc khủng hoảng Ukraine, “làm gia tăng căng thẳng” và “kích động nguy cơ chiến tranh”. Các nhà phân tích cho rằng điều này là do Mỹ đã cung cấp vũ khí cho Ukraine để đối phó với lo ngại chiến tranh do việc Nga triển khai quân ở biên giới Ukraine vào thời điểm đó, một động thái mà Trung Quốc và Nga coi là “thọc gậy bánh xe”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ban hành một văn bản vào tối muộn ngày thứ Sáu (25/2), nêu rõ quan điểm 5 điểm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị về vấn đề Ukraine, bao gồm “Trung Quốc kiên quyết tôn trọng và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước”, “An ninh của một quốc gia không thể bị tổn hại bởi an ninh của các quốc gia khác”, “Chúng tôi hoan nghênh Nga và Ukraine đối thoại và đàm phán càng sớm càng tốt” và điều này dường như đã ôn hoà hơn so với lập luận “công kích” thường xuyên nhằm vào Mỹ trong những ngày qua.

Trước đó cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết tại một cuộc họp báo, không nêu tên, rằng trong trường hợp Nga xâm lược Ukraine, “danh tiếng thực sự bị tổn hại bởi những nước cố ý can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và và gây chiến ở khắp mọi nơi dưới ngọn cờ dân chủ và nhân quyền”. Ông cũng nói, “Các quốc gia riêng lẻ tạo ra khủng hoảng, chuyển giao khủng hoảng và thu lợi nhuận từ khủng hoảng”.

Một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh đã trực tiếp chỉ đích danh Hoa Kỳ trong cuộc họp báo một ngày trước đó, nói rằng: “Hoa Kỳ đã gây căng thẳng và kích động nguy cơ chiến tranh trong một thời gian. Trong khoảng thời gian vừa qua, Mỹ đã vận chuyển ít nhất 1,5 tỷ USD và hơn 1.000 tấn vũ khí, đạn dược cho Ukraine”.

Trung Quốc và Nga tin rằng Mỹ đang thọc gậy bánh xe

Tiến sĩ Richard Weitz, một thành viên cấp cao tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn của Mỹ, nói với VOA rằng Mỹ đã hỗ trợ Ukraine và Mỹ sẽ không đứng yên trong khi Ukraine bị đe dọa bởi một kẻ thù hùng mạnh là Nga. Tuy nhiên, “trong mắt Nga, Mỹ đang thọc gậy bánh xe. Trung Quốc cũng có tâm lý như vậy. Về các vấn đề Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan, Trung Quốc cũng cho rằng phương Tây muốn làm suy yếu và chia rẽ Trung Quốc. Ông Putin cũng có cùng quan điểm này”.

Tiến sĩ Weitz cho rằng logic của ông Putin là Ukraine không phải là một quốc gia thật sự, mà là một “quốc gia hư cấu” đã “bị phương Tây cắt đứt với Nga để làm suy yếu nước Nga. Do đó, ông ấy biện minh cho hành vi hung hăng của Nga”.

Giáo sư Yohann Petrovsky-Shtern thuộc Đại học Northwestern nói với Đài ABC rằng “một nền dân chủ có chủ quyền muốn trở thành một phần của châu Âu, và một quốc gia độc tài khác không muốn thấy điều như vậy xảy ra… Trong những năm đó, nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã từng tuyên bố độc lập, Liên bang Nga công nhận và các văn bản liên quan đã được ký kết. Ukraine nói riêng có một nền văn hóa và ngôn ngữ độc lập từ hàng trăm năm trước, và vào thế kỷ 19 đã có một phong trào dân tộc chủ nghĩa chống lại Sa hoàng”.

Bà Elizabeth Shackelford của Hội đồng Các vấn đề Toàn cầu Chicago (Mỹ) cũng nói với Đài ABC rằng ông Putin đã nhắm mắt làm ngơ trước lịch sử độc lập hàng thế kỷ của Ukraine.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright dưới thời Tổng thống Clinton đã viết trên tờ New York Times rằng việc ông Putin xâm lược Ukraine “là một sai lầm lịch sử”.

Bà Albright nói, thay vì mở đường cho Nga, nó “sẽ khiến danh tiếng của ông Putin và đất nước của ông bị cô lập về ngoại giao, tê liệt về kinh tế và dễ bị tổn thương về mặt chiến lược khi đối mặt với một liên minh phương Tây đoàn kết, mạnh mẽ hơn”.

Sau chiến tranh Ukraine, Trung Quốc và Nga sẽ xích lại gần nhau hơn

Cựu Ngoại trưởng Albright cho rằng ông Putin hiện phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, nhưng ông từng nói rằng Trung Quốc không phù hợp với cách suy nghĩ của ông, “Cách suy nghĩ của chúng tôi là của người châu Âu. Nga phải là một phần vững chắc của phương Tây”, ông Putin nói với bà Albright hơn 20 năm trước.

Nhà báo Thomas Freedman của tờ New York Times, người ba lần đoạt giải Pulitzer (được xem là Oscar ngành báo chí) đã viết rằng trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Putin nói rằng Ukraine không có quyền độc lập, nhưng là một phần không thể tách rời của Nga, “đó là một kẻ hiểm ác từ trong tâm”. Tuy nhiên, hai yếu tố rất lớn đã “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc khủng hoảng.

Ông Freedman nói, một yếu tố là việc Hoa Kỳ thiếu cân nhắc kỹ lưỡng “để đưa ra quyết định mở rộng NATO sau khi Liên Xô sụp đổ”. Một yếu tố khác đóng một vai trò lớn hơn, đó là “việc ông Putin sử dụng một cách liều lĩnh việc NATO mở rộng sang các vùng ngoại vi của Nga để đoàn kết người Nga về phía ông nhằm che đậy những thất bại to lớn của ông trong vai trò lãnh đạo”.

Tình hình hiện tại sẽ đẩy Nga gần hơn hơn về phía Trung Quốc, “đó là điều không thể tránh khỏi”, và có lẽ người Nga “cũng sẽ cảm thấy có nghĩa vụ phải giúp Trung Quốc chiếm Đài Loan và đối phó với Nhật Bản”, Tiến sĩ Weitz thuộc Viện Hudson nói với VOA.

Ông Tập Cận Bình đã tiếp đón ông Putin tại Bắc Kinh hồi đầu tháng, và trong một tuyên bố chung, hai bên cho biết họ ủng hộ Moscow phản đối việc NATO mở rộng ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong khi Moscow ủng hộ chính sách “một Trung Quốc” của Bắc Kinh, vốn tuyên bố quyền tự trị của Đài Loan là tỉnh ly khai của Trung Quốc.

Theo phân tích, đây là một “đồng thuận” ngoại giao quan trọng giữa Bắc Kinh và Moscow; rõ ràng là mối quan hệ Trung-Nga đã trở nên thân thiết hơn sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Cựu Ngoại trưởng Albright nói: “Cả ông Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đều muốn nói rằng chúng ta hiện đang sống trong một thế giới đa cực. Mặc dù điều này là hiển nhiên, nhưng nó không có nghĩa là các cường quốc có quyền phân chia địa cầu thành các vùng ảnh hưởng, như các đế chế thuộc địa đã làm từ nhiều thế kỷ trước”. Bà Albright nói rằng hơn 20 năm sau khi ông Putin lên nắm quyền, ông ấy đã “quay sang các chiến thuật của Stalin và bác bỏ sự phát triển dân chủ”.

Related posts