Chế độ Trung Quốc hiện chưa sụp đổ, nhưng khi sự cai trị của ông Tập Cận Bình đang trở nên căng thẳng, thì hãy thử hình dung một Trung Quốc thời hậu cộng sản và điều này sẽ đem lại cơ hội nào cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh.
Khi Trung Quốc như một nền dân chủ
Giả sử Trung Quốc là nền dân chủ, có lẽ là một nền dân chủ nghị viện, đa đảng với các đảng chính trị cánh tả, trung lập và cánh hữu mạnh mẽ và đặc trưng. Trái ngược với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay, tính hợp pháp của hệ thống chính trị của nước này sẽ được phương Tây quan tâm và công nhận như là chính phủ đại diện hợp pháp của nhân dân Trung Quốc. Một Trung Quốc dân chủ sẽ có hồ sơ nhân quyền tốt đẹp hơn đối với toàn bộ nhân dân Trung Quốc, bao gồm các nhóm thiểu số dân tộc và thiểu số tôn giáo.
Kết quả tích cực này phụ thuộc phần lớn vào quá trình làm sao để một Trung Quốc thời hậu cộng sản trở thành một nền dân chủ. Quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản sang dân chủ không chắc sẽ đạt được một hệ thống dân chủ ổn định ngay lập tức. Nhiều khả năng hơn, các giai đoạn chuyển đổi là cần thiết và có thể dẫn đến việc phải trải qua chủ nghĩa độc tài, như đã xảy ra ở Trung Âu và Đông Âu sau khi Khối Liên Xô sụp đổ.
Slovakia dưới thời ông Vladimir Meciar và đảng chính trị của ông, Đảng Phong trào vì một Slovakia Dân chủ, là một trường hợp mà quá trình chuyển đổi sang dân chủ bị ngăn cản bởi sự cai trị độc tài trước khi Liên minh Âu Châu và NATO gây áp lực, và mức ổn định ngày càng tăng giữa các đảng dân chủ đã cho phép nước này chuyển đổi sang dân chủ.
Tuy nhiên, thất bại đáng kể nhất kể từ khi Cộng hòa Weimar là việc Nga chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản sang “liệu pháp đột ngột” của những năm 1990, đến sự kết thúc hoàn toàn nền dân chủ non trẻ bởi nhiệm kỳ thứ hai của [cựu tổng thống] Boris Yeltsin cho đến đầu kỷ nguyên của ông Vladimir Putin. Quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ thất bại của Nga là một cảnh báo về việc chuyển đổi có thể khó khăn đến mức nào, đặc biệt đối với những cường quốc.
Do những khó khăn của quá trình chuyển đổi, tàn dư của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc và truyền thống chính trị của Trung Quốc, một Trung Quốc nhanh chóng chuyển sang dân chủ nhưng kết quả dường như là một nền chuyên chế. Quá trình chuyển đổi sang dân chủ sẽ hiệu quả hơn nếu được chia ra nhiều giai đoạn, như ở Đài Loan. Đài Loan chuyển đổi từ chế độ độc tài dưới thời Tưởng Giới Thạch và con trai ông, ông Tưởng Kinh Quốc, sang ông Lý Đăng Huy và những người kế nhiệm, là một quá trình chuyển đổi từng bước.
Những rủi ro của quá trình chuyển đổi là rất đáng kể, nhưng một Trung Quốc dân chủ thời hậu cộng sản sẽ tạo cơ hội cho Hoa Kỳ cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ với Bắc Kinh và do đó, bảo đảm rằng cuộc cạnh tranh an ninh Mỹ-Trung sẽ dịu xuống.
Trung Quốc sẽ diễn giải nền dân chủ như thế nào?
Giả sử Trung Quốc là nền dân chủ, thì cách diễn giải nền dân chủ của họ sẽ khác với phương Tây và thậm chí khác với Đài Loan ở hai khía cạnh.
Thứ nhất, nền dân chủ Trung Quốc sẽ bao gồm chủ nghĩa Đại Hán tộc mạnh mẽ trải khắp các đảng phái chính trị. Điều này sẽ bao gồm những lời kêu gọi chủ nghĩa dân tộc, bao gồm các tuyên bố về lãnh thổ và những câu chuyện kể về sự vượt trội của dân tộc Hán so với tất cả các dân tộc khác, dù đó là dân tộc thiểu số ở Trung Quốc hay với các nhóm dân số khác trên thế giới. Điều này cũng sẽ liên quan đến yếu tố chủng tộc mạnh mẽ và có thể sẽ là một nguồn cơn gây ra căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ-Trung.
Thứ hai, một Trung Quốc dân chủ sẽ không chịu lệ thuộc phương Tây về định nghĩa dân chủ, cách thức hoạt động, hoặc các tiêu chuẩn chính thể mà các nền dân chủ khác cũng như các nhân vật quốc tế có thể phán xét, đánh giá. Thay vì là một sinh viên, Trung Quốc dân chủ sẽ tìm cách trở thành giáo sư, tìm cách dẫn dắt thế giới, gồm cả các nước phương Tây, về cả định nghĩa lẫn điều chỉnh về hệ tư tưởng dân chủ. Đây sẽ là nguồn gốc rõ ràng gây nên xung đột trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Tầm nhìn về việc Trung Quốc dẫn đầu thế giới là cố hữu đối trong thế giới quan của người Hán về đất nước này và vị trí của họ trên thế giới.
Một thế giới ổn định hơn
Bất chấp những khó khăn không thể tránh khỏi, một chính thể dân chủ sẽ cho phép Trung Quốc chia sẻ nhiều lợi ích chung với Hoa Kỳ hơn, bởi lẽ cả hai quốc gia đều có chung hệ tư tưởng chính trị. Mâu thuẫn về ý thức hệ là yếu tố chính thúc đẩy cuộc cạnh tranh an ninh Mỹ-Trung, [khi không còn mâu thuẫn] thì sự căng thẳng này cũng sẽ lắng dịu đi, giống như với các quốc gia khác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Một Trung Quốc dân chủ sẽ là ứng cử viên tiềm năng để làm thành viên liên minh trong cấu trúc an ninh tương lai bao gồm các thành viên Đối thoại An ninh Bộ Tứ hiện tại: Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Hơn nữa, một Trung Quốc dân chủ cũng sẽ mở ra con đường hòa bình một cách khả thi để thống nhất với Đài Loan vì cả hai đều là nền dân chủ và có thể đi theo cách làm của Đông Đức-Tây Đức để thống nhất và hội nhập về chính trị. Tuy nhiên, sự thống nhất này sẽ khác xa với mô hình giữa hai miền nước Đức.
Trong một Trung Quốc dân chủ, chủ nghĩa Đại Hán tộc sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự thống nhất theo các điều khoản của đại lục. Ngược lại, di sản của các dân tộc bản xứ và sự phát triển về chính trị của Đài Loan kể từ năm 1949 sẽ là một yếu tố kháng cự việc thống nhất. Ngay cả dưới sự bảo trợ dân chủ của Bắc Kinh và Đài Bắc, sự thống nhất này sẽ đặt những khó khăn đáng kể, và không nên đánh giá thấp sức mạnh phản đối của Đài Loan.
Cuối cùng, mặc dù các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc thời hậu cộng sản sẽ vẫn còn với Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia ASEAN ở Biển Đông, nhưng một Trung Quốc dân chủ sẽ đưa ra các biện pháp thay thế để giải quyết những vấn đề phức tạp này. Tuy nhiên, các tranh chấp lãnh thổ thường leo thang khi chủ nghĩa dân tộc bị tác động trực tiếp.
Để duy trì sự ổn định ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải duy trì sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chắc chắn gây ra căng thẳng với một Trung Quốc dân chủ.
Một Trung Quốc dân chủ thời hậu cộng sản là trả tự do cho người dân Trung Quốc và thế giới. Hệ tư tưởng của chế độ Trung Quốc hiện nay bảo đảm rằng sự đối đầu với Hoa Kỳ và các nước đồng minh sẽ tiếp tục và sẽ chỉ leo thang. Một Trung Quốc dân chủ thời hậu cộng sản cho phép thế giới có cơ hội tránh được cuộc đại xung đột ngay cả khi các yếu tố gây căng thẳng không được loại bỏ hoàn toàn. Các tiếng nói quan trọng trong chính phủ cựu Tổng thống Trump đã nhận ra điều này. Chính phủ Tổng thống Biden thì không, nên chắc chắn rằng hệ tư tưởng dân chủ sẽ không được sử dụng trong cuộc chiến chống lại ĐCSTQ để làm suy yếu tính hợp pháp của nó.
Thử suy ngẫm, với sự phổ biến của công nghệ giám sát, phong tỏa do COVID-19, chính trị hóa các hãng truyền thông xã hội, “thông tin sai lệch”, thiếu sự phẫn nộ về tội ác diệt chủng ở Tân Cương và các vụ vi phạm quyền công dân khác ở Trung Quốc, cùng với sự xói mòn vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ và các quyền dân sự và tự do ở phương Tây, và rồi, trừ khi bị đảo ngược, thế giới có thể được tha thứ vì tin rằng Hoa Kỳ đang chuyển đổi từ một nền dân chủ tự do sang nền dân chủ hậu tự do.
Hơn nữa, là một nền dân chủ hậu tự do, Hoa Kỳ sử dụng động lực và nhiều công cụ mà Trung Quốc đã hoàn thiện để đàn áp tự do. Điều này phải dừng lại. Thay vì Hoa Kỳ tiến tới chế độ Trung Quốc, Hoa Kỳ cần duy trì bền vững nền dân chủ tự do của mình, và làm suy yếu ĐCSTQ, như vậy thì Trung Quốc mới có thể tiến tới một hệ thống chính trị dân chủ.
Ông Bradley A. Thayer là thành viên sáng lập của Ủy ban Nguy cơ Hiện tại: Trung Quốc và là đồng tác giả của quyển sách “Cách Trung Quốc nhìn thế giới: Trung tâm Hán hóa và cán cân quyền lực trong chính trị quốc tế” (“How China Sees the World: Han-Centrism and the Balance of Power in International Politics”).
Thanh Nhã biên dịch