500 quan chức cấp cao sẽ tham dự lễ tang của Nữ hoàng Anh
Nữ hoàng Elizabeth II đã băng hà vào ngày 08/9, và lễ quốc tang sẽ được tổ chức tại Tu viện Westminster ở Luân Đôn vào ngày 19/9. Linh cữu của bà đã được vận chuyển đến London. Theo dự báo của giới truyền thông Anh, sẽ có gần 1 triệu người trong và ngoài nước đến tiễn đưa Nữ hoàng về nơi an nghỉ cuối cùng.
500 quan chức cấp cao tham dự Lễ tang của Nữ hoàng
Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã ra đi thanh thản tại Lâu đài Balmoral (Balmoral Castle) ở Scotland vào ngày 8/9 ở tuổi 96. Vương quốc Anh để tang Nữ hoàng trong 10 ngày và lễ quốc tang sẽ được tổ chức vào ngày 19/9.
Theo báo chí Anh, hiện có 500 nhà lãnh đạo và chức sắc được mời tham dự lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Elizabeth II, trong đó có Tổng thống Mỹ Biden, Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen và Thủ tướng Úc Anthony Albanese. Nga, Belarus và Myanmar đã bị đưa vào danh sách đen và không được phép cử đại diện tham dự lễ tang cấp nhà nước.
Theo tờ Independent, một số giám đốc điều hành hậu cần của Whitehall cho buổi lễ cho biết ban đầu họ ước tính khoảng 40.000 người mỗi ngày đến viếng linh cữu Nữ hoàng, nhưng hiện tại dự kiến tổng số sẽ cán mốc 1 triệu. Con số đó cũng tương đương với số người đến bày tỏ lòng kính trọng khi cựu Giáo hoàng Công giáo John Paul II băng hà vào năm 2005.
Các quan chức Anh dự kiến sẽ có hàng triệu người đến London trong tuần này đến để chia buồn với Nữ hoàng. Tờ Financial Times đưa tin rằng có thể sẽ có một hàng chờ kéo dài 30 giờ để bày tỏ lòng kính trọng với Nữ hoàng tại Tu viện Westminster. Những đám đông lớn sẽ đè nặng lên hệ thống giao thông của London, dẫn đến tình trạng thiếu phòng khách sạn và đặt ra thách thức lớn về an ninh.
Phố Downing từ chối ước tính số lượng người có thể đến để bày tỏ lòng kính trọng với Nữ hoàng tại Tu viện Westminster. Tuy nhiên, một số quan chức chính phủ đã ước tính riêng con số có thể lên tới gần 1 triệu. Tối đa 10.000 cảnh sát sẽ được triển khai tại London, cùng 1.500 binh sĩ túc trực để kiểm soát đám đông. Đây sẽ là một trong những hoạt động cảnh sát lớn nhất ở Vương Quốc Anh, trong đó nhiều con đường ở London sẽ bị phong tỏa và người dân có thể nhìn thấy các cuộc tuần tra tại các địa điểm quan trọng.
Theo cựu Giám đốc điều hành London Parm Sandhu, một số đoạn đường có thể đông đúc đến mức việc đi bộ cũng khó khăn.
“Bản thân đám đông có thể là mục tiêu của bọn khủng bố. Đám tang cũng có thể là mục tiêu của bọn khủng bố”, cô nói.
Trước đó, việc truyền thông trích dẫn tài liệu của chính phủ Anh cho thấy các nguyên thủ nước ngoài phải đi xe bus công cộng đến Tu viện Westminster vào ngày 19/9 thay vì đi ô tô riêng, đã gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trong công chúng.
Chính phủ Anh và Hoa Kỳ đã từ chối các đề xuất về việc Tổng thống Biden có thể bị cấm di chuyển bằng trực thăng và buộc phải di chuyển bằng xe bus.
Khi được hỏi về các hướng dẫn trên, phát ngôn viên của tân Thủ tướng Liz Truss nhấn mạnh rằng, “các hướng dẫn đối với mỗi nhà lãnh đạo sẽ khác nhau” và cho biết các tài liệu kể trên “chỉ được sử dụng như một hướng dẫn”. Khi được hỏi liệu ông Biden sẽ đi cùng với bất kỳ cựu tổng thống Mỹ nào nếu được phép hay không, phát ngôn viên Nhà Trắng nói: “Chính phủ Anh sẽ quyết định ai được mời, và lời mời chỉ dành cho Tổng thống và Đệ nhất phu nhân”.
5 triệu người theo dõi chuyến bay cuối cùng của Nữ hoàng
Hơn 5 triệu người đã theo dõi chuyến bay cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II vào ngày hôm nay ( 14/9). Chuyến bay đưa thi hài bà từ Edinburgh đến London đã trở thành chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử, phá vỡ kỷ lục về chuyến bay của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan.
Theo trang web theo dõi chuyến bay Flightradar24, có tổng cộng 4,79 triệu người đã theo dõi chuyến bay trực tuyến, trong khi 250.000 người khác theo dõi chuyến bay cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II trên kênh YouTube của Flightradar24, Reuters đưa tin.
Flightradar24 cho biết sau khi chiếc Boeing C17A Globemaster bật bộ phát đáp tại sân bay Edinburgh, 6 triệu người xem trực tuyến đã ngay lập tức theo dõi động thái của chuyến bay trên trang web trong vòng chưa đầy một phút, ảnh hưởng đến sự ổn định của nền tảng Flightradar24.
Giám đốc truyền thông của Flightradar24 cho biết trong một email: “Chuyến bay cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II là chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử Flightradar24“.
Flightradar24 lưu ý rằng số lượng người theo dõi chuyến bay cuối cùng của Nữ hoàng đã tăng hơn gấp đôi so với kỷ lục 2,2 triệu được thiết lập bởi chuyến đi gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào tháng 8.
Thi hài của Nữ hoàng được đưa đến Cung điện Buckingham ở London
Linh cữu của Nữ hoàng sẽ được đưa đến Tu viện Westminster ở London từ ngày 14/9. Truyền thông Anh ngày 12/9 cho biết những người đến viếng Nữ hoàng phải xếp hàng dài khoảng 4,83 km, có người phải xếp hàng cả đêm và chờ 12 tiếng đồng hồ mới được nhìn thấy linh cữu của Nữ hoàng.
Khi linh cữu của Nữ hoàng đến Cung điện Buckingham ở London, thủ đô Vương quốc Anh vào ngày 13/9, hàng chục nghìn người đã bất chấp mưa gió để chào đón Nữ hoàng trên đường đi. Vua Charles III và các thành viên trong hoàng gia Anh đón linh cữu Nữ hoàng tại Cung điện Buckingham.
Trong đêm tối, chiếc xe chở linh cữu của Nữ hoàng sáng đèn chầm chậm chạy qua London từ sân bay gần đó, dọc đường có người qua đường đón linh cữu, có người đứng giữa đường, có người ném bó hoa vào xe tang, và nhiều người đã bước ra khỏi xe, hoặc chạy từ các con phố gần đó để chào đón Nữ hoàng. Khi xe tang chở linh cữu Nữ hoàng được di chuyển vào Cung điện Buckingham, cảnh sát hộ tống trên một chiếc mô tô cũng dừng lại và cúi đầu.
– Nữ hoàng Elizabeth II băng hà vào ngày 08/9 tại Lâu đài Balmoral ở ScotlandLinh cữu đến Cung điện Holyrood ở Edinburgh vào ngày 11/9.
– Linh cữu sẽ được đặt tại Nhà thờ St. Giles để công chúng bày tỏ lòng kính trọng với Nữ hoàng vào ngày 12/9.
– Linh cữu sẽ được vận chuyển đến Cung điện Buckingham ở London vào ngày 13/9.
– Linh cữu sẽ được đưa đến Tu viện Westminster vào ngày 14/9 để công chúng bày tỏ lòng kính trọng với Nữ hoàng.
Huyền Anh
Chuyến bay chở linh cữu nữ hoàng Anh lập kỷ lục được theo dõi nhiều nhất thế giới
Theo hãng tin Reuters, chuyến bay chở linh cữu nữ hoàng Elizabeth II từ Edinburgh đến London đã trở thành chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử.
Cụ thể, Flightradar24, trang web nổi tiếng chuyên theo dõi chuyến bay, cho biết rằng có tổng cộng 4,79 triệu người đã theo dõi trực tuyến chuyến bay này hôm 13/9, với khoảng 296.000 người xem trên kênh YouTube của Flightradar24.
Trong phút đầu tiên khi chiếc Boeing C17A Globemaster bật bộ phát đáp (transponder) tại sân bay Edinburgh, Flightradar24 cho biết họ đã chứng kiến số người cố gắng theo dõi chuyến bay ở mức chưa từng có (6 triệu người), qua đó làm ảnh hưởng đến sự ổn định của website.
“70 năm sau chuyến bay đầu tiên của bà với tư cách là nữ hoàng trên BOAC Argonaut ‘Atalanta’, chuyến bay cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II là chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử Flightradar24”, giám đốc truyền thông Flightradar24 cho hay trong một email.
Theo Flightradar24, số người theo dõi chuyến bay chở linh cữu nữ hoàng cao gấp đôi so với chuyến bay từng lập kỷ lục trước đó là chuyến Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8 với gần 2,2 triệu người dùng theo dõi.
Máy bay của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh chở linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II đã hạ cánh tại trạm không quân RAF Northolt, ở London, vào ngày 13/9, sau khi cất cánh từ Edinburgh.
Chiếc máy bay chở linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II từ Edinburgh đến London từng được được sử dụng để sơ tán hàng nghìn người chạy trốn khỏi Taliban ở Kabul, Afghanistan vào năm 2021.
Được biết, từ 17h ngày 14/9 (giờ địa phương – tức 23h cùng ngày giờ Việt Nam), người dân Anh bắt đầu vào viếng Nữ hoàng Elizabeth II tại tòa nhà Quốc hội Anh Westminter Hall. Lễ viếng sẽ kéo dài đến 6h30 ngày 19/9 trước khi tang lễ diễn ra.
Theo thông báo của cảnh sát Anh, trong thời gian diễn ra lễ viếng và tang lễ sẽ có khoảng 10.000 cảnh sát được huy động tham gia bảo đảm an ninh mỗi ngày, trong đó 1 số lượng lớn cảnh sát sẽ được điều động từ các địa phương. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Anh cũng sẽ huy động 1.500 quân nhân để hỗ trợ lực lượng cảnh sát.
Phan Anh
iPhone và Macbook dự kiến sử dụng dòng chip mới nhất của TSMC do Đài Loan sản xuất
Hãng công nghệ Apple dự kiến sẽ sử dụng dòng chip mới nhất của hãng TSMC (Đài Loan) trong quá trình sản xuất iPhone và Macbook, theo tờ Nikkei Asia.
Cụ thể, theo các nguồn thạo tin, bộ xử lý chip di động A17 đang trong quá trình phát triển sẽ được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ sản xuất chip N3E của TSMC, dự kiến sẽ có mặt vào nửa cuối năm sau. Loại chip này dự kiến sẽ được sử dụng đối với dòng iPhone ra mắt vào năm 2023.
Mẫu iPhone hiện tại sử dụng loại chip xử lý A15 và theo thông tin từ hãng Apple thì mẫu iPhone 14 Pro mới cũng sử dụng loại chip này.
N3E là quy trình công nghệ sản xuất chip 3 nanomet được nâng cấp của TSMC và chỉ mới bắt đầu được đưa vào dây chuyền trong năm nay. Kích thước nanomet chỉ chiều rộng giữa các bóng bán dẫn trên chip. Con số càng nhỏ đồng nghĩa với việc càng có nhiều bóng bán dẫn có thể được ép vào chip, qua đó chip sẽ trở mạnh hơn nhưng cũng khó sản xuất và tốn kém chi phí hơn.
TSMC được cho là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới hiện nay, cũng là nhà cung cấp chip bán dẫn cho các công ty công nghệ lớn như Apple và Qualcomm.
Theo TSMC, quy trình N3E mới này có hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn so với phiên bản đầu tiên của công nghệ này, đặc biệt được thiết kế để giúp tiết kiệm chi phí hơn trước, nhờ đó giúp tối ưu hóa dây chuyền sản xuất chip 3 nanomet của hãng TSMC.
Phan Anh
Tổng thống Ukraine thăm thành phố mới tái kiểm soát
Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng ông bị sốc khi đến thăm thành phố Izium sau khi quân đội Ukraine tuyên bố giải phóng khu vực này.
“Những gì chúng tôi thấy thực sự gây sốc, mặc dù chúng tôi đã thấy điều này ở Bucha (gần thủ đô Kiev) và những vùng lãnh thổ bị kiểm soát đầu tiên (tại Ukraine). Những tòa nhà bị phá hủy, những người thiệt mạng”, Tổng thống Zelensky nói trong chuyến thăm tới thành phố Izyum ở tỉnh Kharkov, đông bắc Ukraine hôm nay 14/9.
Ông Zelensky cũng tin tưởng rằng, tất cả khu vực do Nga kiểm soát cuối cùng sẽ trở lại quyền kiểm soát của Ukraine.
“Lá cờ của chúng ta đã tung bay ở Izyum và mọi thành phố, làng mạc của Ukraine cũng sẽ như vậy. Chúng ta đang đi theo một hướng duy nhất – đi về phía trước và hướng tới chiến thắng”, ông Zelensky tuyên bố.
Izyum là một trong hơn 300 khu vực mà quân đội Ukraine giành lại quyền kiểm soát kể từ ngày 6/9 trong chiến dịch phản công thần tốc. Tổng thống Zelensky cho biết quân đội Ukraine đã giải phóng khoảng 8.000 km2, trong đó phần lớn tập trung ở vùng Kharkov đông bắc Ukraine.
Theo thông báo của quân đội Ukraine, Tổng thống đã “cảm ơn những người lính giải phóng các vùng đất của Ukraine và kéo cờ Ukraine trước hội đồng thành phố Izyum”.
Izyum là thành phố chiến lược thuộc tỉnh Kharkov. Trước khi Nga rút quân khỏi Izyum cuối tuần qua, thành phố này được coi là căn cứ hậu cần quan trọng mà Moscow dùng làm bàn đạp để tấn công Donetsk và Lugansk thuộc vùng Donbass, miền Đông Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 10/9 xác nhận rút lực lượng khỏi một số khu vực của Kharkov, trong đó có Izyum, để tái triển khai, tập trung cho mũi tiến công vùng Donetsk. Điều này đồng nghĩa với việc Kiev giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược vốn được Nga coi là trung tâm hậu cần cho lực lượng ở miền Đông Ukraine.
Khác với đợt rút quân khỏi Kiev hồi tháng 3, lần này, Moscow đáp trả gần như ngay khi rút lực lượng. Giới chức Ukraine cáo buộc, đầu tuần này, Nga liên tiếp pháo kích và tấn công tên lửa vào các ở Kharkov, khiến một nhà máy điện bốc cháy, gây mất điện diện rộng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov cho rằng nước này cần bảo vệ các lãnh thổ đã giành lại được trước nguy cơ Nga có thể phản công đáp trả. Trong khi đó, Điện Kremlin tuyên bố: “Chiến dịch quân sự đặc biệt vẫn tiếp tục và nó sẽ không dừng cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra từ đầu”.
Bất chấp những tuyên bố lạc quan của Ukraine về chiến dịch phản công hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội của họ đã tấn công quy mô lớn, nhắm vào các mục tiêu của Ukraine trên toàn chiến tuyến khiến Kiev tổn thất nghiêm trọng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, lực lượng Ukraine đã chịu thiệt hại nặng nề tại Kharkov ở đông bắc và Nikolaev-Krivoy Rog ở phía nam Ukraine. Theo quan chức Nga, từ ngày 6-10/9, Ukraine đã “mất trên 4.000 quân nhân và 8.000 binh sĩ khác bị thương”.
Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna khẳng định việc Ukraine giành lại nhiều vùng lãnh thổ ở Kharkov đang tạo bước ngoặt trong cuộc xung đột với Nga. Bà Stefanishyna tiết lộ, những ngày gần đây, giới chức Nga tìm cách tiếp cận, đưa ra các điều khoản hòa đàm để đổi lấy lệnh ngừng bắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow vẫn để ngỏ đối thoại với Kiev, nếu Ukraine càng trì hoãn, tình hình sẽ càng phức tạp. Đáp lại, bà Stefanishyna khẳng định, Ukraine chỉ chấp thuận đàm phán khi đạt được các mục tiêu quân sự.
Tổng thống Zelensky nhiều lần cho hay, mục tiêu của Kiev là đẩy lùi toàn bộ lực lượng của Nga khỏi lãnh thổ, giành lại cả Donbass và bán đảo Crimea.
Theo Guardian
Tình báo Ukraine: Ngày càng nhiều người Nga từ chối chiến đấu
#russiansoldiers surrender in groups to the #UkrainianArmy and the hope is that these #Russian soldiers can be exchanged for, among other things, the #Ukrainiansoldiers who surrendered in #Mariupol.#Ukraina #SlavaUkraini #StandWithUkraine #UkraineWillWin #UkraineNews #Ukraine️ pic.twitter.com/NKOsg4YFUf
— Erik Korsas (@KorsasErik) September 12, 2022
Tình báo quân sự Ukraine cho biết, Nga đã hủy bỏ việc cử một số đơn vị của họ tới Ukraine vì quân đội nước này từ chối chiến đấu.
Các binh sĩ thuộc 5 lữ đoàn xe tăng thuộc quân đoàn 36, thuộc Quân khu phía Đông của Nga đóng tại thủ đô Ulan-Ude của cộng hòa Buryatia, đã từ chối tham gia cuộc chiến ở Ukraine và kết quả là đã bị sa thải.
Trong một bài đăng trên Telegram hôm thứ Tư, Cục Tình báo Chính của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết tình trạng “thiếu hụt nghiêm trọng” binh sĩ Nga đã buộc các chỉ huy phải cắt giảm thời gian phục hồi chức năng tại các bệnh viện đối với các binh sĩ bị thương.
Các bác sĩ được khuyến nghị chỉ thực hiện các cuộc phẫu thuật sau khi chiến tranh kết thúc, hoặc với sự cho phép của chỉ huy của người lính bị thương, tuyên bố cho hay.
Cơ quan tình báo cho biết một binh sĩ Nga bị thương bao gồm thủng màng nhĩ đã bị từ chối phẫu thuật và xuất viện chỉ sau ba ngày.
Các cuộc tấn công chớp nhoáng đã buộc quân đội Nga phải bỏ chạy hoặc đầu hàng đồng loạt, với các video trên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ của Moscow đang nằm trên đường trước lực lượng của Kyiv khi họ “hiểu được tình hình vô vọng của mình”.
Serhiy Haidai, thống đốc Luhansk, cho biết: “Tìm hiểu về số người chết, quân đội Nga đang từ chối chiến đấu trên lãnh thổ Ukraine, các khoản thanh toán cho những bị thương cũng đã bị tạm dừng”.
Trong khi đó, thông tin tình báo cũng nói Nga đang cố gắng tăng cường quân số ở khu vực phía nam Kherson bằng cách tái triển khai bốn tiểu đoàn quân từ Chechnya được gọi là “Kadyrovites”.
Tuy nhiên, Kyiv cho biết các đơn vị này thiếu nhân lực đáng kể và không chỉ bao gồm người Chechnya, mà còn có cả lính đánh thuê từ một số vùng nghèo nhất của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với tổn thất quân số khổng lồ, mà Ukraine cho biết đã lên tới hơn 50.000 người. Điện Kremlin đã nhiều lần cho biết họ sẽ không ra lệnh tổng động viên toàn quốc, nhưng họ phải đối mặt với những thách thức trong việc luân chuyển lực lượng cũng như tuyển dụng nhân sự mới.
Tại London, Bộ Quốc phòng Anh trong cuộc họp giao ban hàng ngày nói rằng cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraine đã gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với một trong những đơn vị xe tăng uy tín nhất của Nga: Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1. Bộ cho biết Nga có thể sẽ phải mất nhiều năm để xây dựng lại đơn vị này, “từng là một trong những đội quân có uy tín nhất của Nga, được phân bổ để bảo vệ Moscow và dự định dẫn đầu các cuộc phản công trong trường hợp xảy ra chiến tranh với NATO”.
Nỗ lực chiến tranh của ông Putin đã bị giáng một đòn mạnh sau khi quân đội của Kyiv được cho là đã tái chiếm hơn 8.000 km vuông lãnh thổ mà quân đội Nga chiếm đóng trước đây ở phía đông bắc Ukraine.
Hôm thứ Tư, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến thăm thành phố Izium được tái chiếm ở vùng Kharkiv, nơi ông đã gặp gỡ quân đội của mình và tham gia lễ kéo quốc kỳ.
Xuân Lan
TQ: Video bé trai ghì bà ngạt thở, người nhà đứng xem không cứu mà còn cười
Mới đây, Trung Quốc lại có thêm một video gây nhiều tranh cãi và bị chặn trên toàn quốc. Video quay lại cảnh một bé trai khoảng 10 tuổi vì bất bình khi bị đánh và mắng nhiếc, đã dùng tay ghì người bà của mình đến bất tỉnh, hiện chưa rõ sống chết. Điều đáng ngạc nhiên hơn là sự việc diễn ra trước sự chứng kiến và trong tiếng cười của người nhà, không có ai đứng ra ngăn cản mà còn quay clip.
Theo đoạn video lan truyền trên mạng, thảm kịch được cho là xảy ra ở thành phố Triệu Đông, thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang. Từ video có thể thấy, mới đầu bà cụ ngồi trên giường đất, tay cầm roi, một tay đánh vào đầu bé trai. Bé trai tức giận đấm mạnh vào bà một cái, sau đó lại lấy tay ghì chặt cổ bà cụ và lôi bà từ trên giường xuống.
⚠️ extremely disturbing content: a Chinese kid strangled his grandma to death (Part I)
— Byron Wan (@Byron_Wan) September 12, 2022
I have no idea why the person shooting this video didn’t intervene!
1/2 pic.twitter.com/6sP1DqEFLZ
Bà cụ bị đè dưới đất, nghi do khó thở nên đã một tay cầm dép đập vào người bé trai để tỏ ý bảo cậu buông tay, nhưng cậu bé vẫn tức giận, vẫn cố sức ghì chặt cổ bà và lớn tiếng mắng chửi “bà đánh tôi, bà đánh tôi”, “Lần nào cũng đánh tôi, nói tôi không phân rõ phải trái, đánh tôi, rốt cuộc là ai không phân rõ phải trái”.
Điều khó hiểu là người lớn đứng quay video ở bên cạnh, không những không ngăn cản cậu bé mà còn cười nói: “Tôi không quản được nó”. Lúc này, cậu bé lớn tiếng nói: “Tôi đánh bà, bà nói tôi không phân rõ phải trái, cút, cút hết.” Cậu bé vừa nói vừa tức giận, tiếp tục ghì mạnh cổ cụ bà hơn, cuối cùng bà cụ tay vẫn cầm dép, nhưng cả người đã không còn sức và không vùng vẫy nữa.
Vài giây sau, một người phụ nữ trung tuổi đi vào, phát hiện cụ bà ngã dưới đất và bất tỉnh, ngay lập tức cấp cứu, lấy roi đánh mạnh vào cậu bé, vừa đánh vừa tức giận nói “bà của mày chết rồi, bà của mày chết rồi!”. Cậu bé có vẻ cũng đã phát hiện mình làm sai, vừa khóc vừa hét “Con sai rồi, bà ơi bà mau tỉnh dậy đi.”
Hiện chưa rõ cụ bà trong đoạn video bị siết cổ hôn mê hay đã tử vong. Video gây nhiều tranh cãi này đã bị chính quyền Trung Quốc Đại Lục chặn hoàn toàn trên mạng.
Tuy nhiên, do nội dung video liên quan quá dã man và trái với luân lý, nên chủ đề này vẫn đang được dư luận tiếp tục bàn tán.
Cư dân mạng liên tiếp bày tỏ:
“Tuổi còn nhỏ mà có hành vi như vậy, người quay video sao không ngăn lại? Bố mẹ đứa bé đang làm gì vậy?”
“Sao lại phải chặn video? Tôi thực sự xem đến nỗi tức giận muốn khóc? Làm như thế này với bà mình liệu có còn lương tâm?”
“Cảm giác xã hội này đang đảo điên!”
“Đứa trẻ không có cảm giác tội ác, người xem ở bên cạnh không ngăn cản, người người phụ nữ không cấp cứu mà chỉ có phản ứng bình thường, con chó ở bên ngoài nhà liên tiếp sủa!”
Cũng có người nói:
“Tuổi còn nhỏ như vậy mà đã biết đấu tranh, ĐCSTQ chắc chắn sẽ rất yêu mến.”
“Đứa trẻ này giết chính bà của mình mà không nương tay.”
“Chỉ có thể nói là sự bi ai!”
“ĐCSTQ không có văn minh, thì không có sự giáo dục văn minh.”
Lê Tiểu Quỳ, Vision Times
Giáo sư chống thu hoạch tạng được Hiệp hội Y đức Quốc tế vinh danh
Tháng 8/2022 vừa qua, giáo sư Wendy Rogers đã được Hiệp hội Y đức Quốc tế (International Association of Bioethics – IAB) vinh danh vì giúp “nâng cao nhận thức của công chúng, giới chuyên gia và các chính phủ về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm ở Trung Quốc”. Trước đó, với những đóng ghóp đáng chú ý này, giáo sư Wendy Rogers đã được trao tặng Giải thưởng Y đức của Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia (NHMRC), được tờ The Australian có lượng lưu hành lớn nhất nước Úc bình chọn là người dẫn đầu trong lĩnh vực Đạo đức y khoa (Bioethics) của Úc vào tháng 10/2019, được tạp chí Nature vinh danh là một trong 10 nhà khoa học có đóng góp quan trọng, và là một trong các gương mặt Y khoa của năm 2019 do tạp chí Medscape bình chọn.
IAB cho biết Giải thưởng của Hiệp hội Y đức Quốc tế cho ghi nhận và tôn vinh những cá nhân đã có những đóng góp tiêu biểu cho đạo đức sinh học quốc tế bất chấp nhiều thách thức và trở ngại, hoặc trong những hoàn cảnh không thuận lợi. Giải thưởng cho thấy nỗ lực của cá nhân trong trong việc nâng cao và áp dụng đạo đức y sinh để tạo ra thay đổi ở địa phương, quốc gia và trên thế giới..
Giáo sư chống thu hoạch tạng nhận giải thưởng từ Đại học Flinders
Giáo sư Wendy Rogers nhận bằng Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật năm 1983, bằng Cử nhân Danh dự năm 1995, bằng Tiến sĩ Y khoa và Triết học năm 1998, và trở thành Giáo sư Đạo đức Lâm sàng tại Đại học Macquarie của Sydney. Năm 2018, bà Wendy Rogers đã đứng đầu một cuộc điều tra đột phá về việc sử dụng trái đạo đức các bộ phận cơ thể người trong nghiên cứu. Báo cáo khoa học của bà được đăng tải trên tạp chí y khoa uy tín British Medical Journal vào đầu năm 2019.
Thông qua việc xem xét nghiên cứu của các nhà khoa học cấy ghép tới từ Trung Quốc, cuộc điều tra của giáo sư Wendy Rogers và các cộng sự đã phát hiện ra 400 bài báo khoa học tới từ Trung Quốc có khả năng sử dụng nguồn nội tạng phi đạo đức của tù nhân Trung Quốc. Trong báo cáo khoa học của mình, nhóm điều tra kêu gọi cộng đồng y học ghép tạng thế giới tẩy chay các bài báo này nếu các tác giả không thể chứng minh được nguồn gốc của nội tạng sử dụng trong nghiên cứu. Một số tạp chí khoa học lớn đã hưởng ứng lời kêu gọi đó và gỡ bỏ khoảng hai chục nghiên cứu tới từ Trung Quốc.
Không những vậy, với tư cách là chủ tịch Ủy ban Cố vấn Quốc tế của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC), bà Wendy Rogers đã thúc đẩy thành lập Tòa án độc lập về cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Tòa án được chủ tọa bởi ngài Geoffrey Nice, một luật sư Anh Quốc rất uy tín trên trường quốc tế, từng tham gia vào nhiều tòa án độc lập quốc tế, hoạt động trong Tòa án Hình sự Quốc tế và từng đảm trách vụ truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Phán quyết của tòa án đã khẳng định “thu hoạch tạng trên quy mô lớn đã xảy ra nhiều năm ở Trung Quốc”, và nạn nhân chủ yếu là những người tập Pháp Luân Công và đã chuyển dịch sang người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị đàn áp ở Tân Cương.
Hiệp hội Y đức Quốc tế nhận định: “Những cống hiến về nghiên cứu và vận động [nâng cao nhận thức] của giáo sư Rogers đã đóng ghóp quan trọng cho việc nâng cao hiểu biết của công chúng, giúp các tạp chí y học thận trọng hơn, và khiến các chính phủ quan tâm đến một vấn nạn nhân quyền đã bị xem nhẹ trước đó.”