Tổng thống Zelensky thông báo tin vui từ miền nam: 41 thị trấn và làng mạc được giải phóng
Ngày 10 tháng 11, Tổng thống Ukraina ông Volodymyr Zelenskyy thông báo tin vui từ miền nam Ukraina: nói rằng các lực lượng vũ trang Ukraina đã giải phóng 41 thị trấn và làng mạc. Quân đội Nga không bình luận về tuyên bố này.
Phát biểu qua video hằng đêm, Tổng thống Zelenskyy nói “Hôm nay chúng tôi có tin tốt từ phía nam. Hiện có hàng chục lá cờ Ukraina tung bay tại nơi nó thuộc về do kết quả của chiến dịch phòng thủ đang diễn ra. 41 thị trấn và làng mạc đã được giải phóng.”
Tổng thống Zelenskyy không nói rõ thị trấn và làng mạc nào đã được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Nga, mặc dù ông nói rằng nhiều người đang theo dõi tiến trình của Lực lượng vũ trang Ukraina.
Tổng thống Ukraina cũng lưu ý cuộc tiến công của lực lượng phòng vệ Ukraina có được là nhờ lòng dũng cảm, nỗi đau và sự mất mát. Ông nói điều đó không phải do kẻ thù rút lui. Chính những người Ukraina đang đuổi những người chiếm đóng ra ngoài, với một cái giá rất đắt.
Ông cũng nhắn nhủ tới tất cả người dân rằng ‘chúng ta phải làm mọi cách, trên chiến trường và ngoại giao, để những lá cờ của Ukraina, và không bao giờ có những lá cờ ba màu của kẻ thù, bay trên toàn bộ đất nước của chúng ta, dọc theo toàn bộ biên giới được quốc tế công nhận. Và điều này sẽ xảy ra.’
Trần Phong
Bộ trưởng Quốc phòng Anh bình luận về việc Nga rút khỏi Kherson: ‘Chúng tôi sẽ tin khi chúng tôi nhìn thấy’
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm thứ Năm bày tỏ sự thận trọng về việc Moscow ra lệnh rút quân một phần quân khỏi khu vực Kherson.
Các nhà lãnh đạo quân sự Nga cho biết họ sẽ rút khỏi thành phố và hình thành một tuyến phòng thủ mới ở bờ đông sông Dnepr, nhưng các nhà lãnh đạo Ukraine tỏ ra thận trọng không biết nó có thực sự diễn ra không.
Ông Wallace nói: “Đó sẽ là một đòn tâm lý khá lớn khi một mục tiêu mà họ cố gắng đạt được, nhưng đã tuyên bố ý định rời đi.
“Tất nhiên đây là Nga, vì vậy chúng tôi vẫn chưa thấy họ rời đi hàng loạt.
“Chúng tôi sẽ tin điều đó khi chúng tôi nhìn thấy và tôi nghĩ tất cả chúng ta nên thận trọng, như Tổng thống (Ukraine) (Volodymyr) Zelensky nói, rằng vẫn có những mánh khóe của Nga và đủ thứ khác.
“Nhưng nếu họ rút khỏi Kherson thì điều đó sẽ đặt ra câu hỏi lớn hơn là để làm gì?
“Hàng chục nghìn người chết là vì lý do gì khi các mục tiêu chính của họ không thể nắm giữ hoặc đánh chiếm kể từ tháng Hai.”
Vị quan chức nói thêm: Thế giới sẽ không biết ơn nếu Nga trao trả lại “tài sản bị đánh cắp”
Cũng trong cuộc họp, ông Wallace nhấn mạnh việc Ukraine có tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Nga hay không là lựa chọn của Ukraine.
Ông nói: “Những gì chúng tôi đã và đang làm là giúp Ukraine chiến đấu là quyền được lựa chọn.
Trần Phong
Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc gặp nhau vào ngày 14 tháng 11 tại Hội nghị G20 ở Indonesia
Ngày 10 tháng 11, Toà Bạch Ốc xác nhận Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau vào ngày 14/11 tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, theo Reuters.
Theo thông báo của Toà Bạch Ốc, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về những nỗ lực để duy trì và làm sâu sắc hơn các đường dây liên lạc giữa Mỹ và Trung Quốc, quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm và làm việc cùng nhau ở những lĩnh vực mà lợi ích của hai bên phù hợp, đặc biệt là về những thách thức xuyên quốc gia ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế.
Hôm thứ Tư, ngày 9 tháng 11, nói về cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại G20, ông Biden cho biết mục tiêu của ông là hiểu sâu hơn về các ưu tiên và mối quan tâm của ông Tập.
Tổng thống Biden nói ông không sẵn sàng đưa ra bất kỳ nhượng bộ cơ bản nào khi gặp ông Tập, và ông muốn cả hai nhà lãnh đạo vạch ra ‘ranh giới đỏ’ và giải quyết các khu vực xung đột, bao gồm cả vấn đề Đài Loan.
Cố vấn an ninh quốc gia Toà Bạch Ốc Jake Sullivan sau nói với các phóng viên rằng chính quyền sẽ thông báo tóm tắt cho Đài Loan về kết quả cuộc gặp giữa ông Biden với ông Tập, nhằm mục đích làm cho Đài Bắc cảm thấy ‘yên tâm và thoải mái’ về sự hỗ trợ của Mỹ.
Ông Sullivan cho biết Washington vẫn lo ngại về khả năng Triều Tiên nối lại vụ thử bom hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017.
Một ngày trước khi ông Biden gặp ông Tập tại Bali, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol để thảo luận về cách ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Trần Phong
Trung Quốc đếm ngược thời gian tấn công Đài Loan
Truyền thông chính thức Trung Quốc ngày 8/11 đưa tin, Tổng Bí thư Tập Cận Bình khi thị sát trung tâm chỉ huy hoạt động chung của Quân ủy trung ương (CMC), đã nhấn mạnh rằng, toàn quân cần “tập trung chiến đấu” để nâng cao khả năng chiến thắng. Một số nhà phân tích tin rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang chuẩn bị cho một cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, điều này có thể dần dần đẩy Trung Quốc đến bờ vực chiến tranh.
Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ hôm 8/11 cho hay, ông Tập Cận Bình đã thị sát Trung tâm Chỉ huy tác chiến liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nhấn mạnh rằng Quân ủy Trung ương khóa mới có thái độ rõ ràng trong việc triển khai công tác.
Quân ủy Trung ương thể hiện tinh thần của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, đồng thời tăng cường toàn diện công tác chuẩn bị và huấn luyện quân sự. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, toàn quân phải tập trung chiến đấu tốt, phấn đấu chiến đấu giỏi, nâng cao khả năng chiến thắng của quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình khẳng định vị thế và trách nhiệm của Trung tâm Chỉ huy tác chiến liên hợp Quân ủy Trung ương, đồng thời chỉ ra rằng, đây là sự hỗ trợ cần thiết để Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương thực hiện các chỉ huy chiến lược. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) tiếp đón Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Đại lễ đường ở Bắc Kinh vào ngày 4/11/2022. (Ảnh: Kay Nietfeld/Pool/AFP/Getty Images)
“Tăng cường nghiên cứu, đánh giá tình hình an ninh quốc gia”, “tăng cường ứng phó thực tiễn với các thử thách quân sự”, “phấn đấu xây dựng một tổ chức chỉ huy chiến lược cực kỳ trung thành, sẵn sàng chiến đấu, có năng lực lãnh đạo và dũng cảm quyết thắng”, ông nói.
Theo nguồn tin của CCTV, chức danh “Tổng chỉ huy” vốn hiếm khi xuất hiện, nay đã được bổ sung vào “bộ sưu tập các chức danh” của ông Tập gồm Tổng bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy trung ương.
Những thân tín được chủ tịch Tập đưa đến Trung tâm Chỉ huy tác chiến liên hợp Quân ủy Trung ương để nghe báo cáo gồm có: ông Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), ông Hà Vệ Đông (He Weidong), ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), ông Miêu Hoa (Miao Hua), ông Trương Thăng Dân (Zhang Shengmin) và nhiều người khác.
习近平8日视察军委联合作战指挥中心,强调全军要全部精力向打仗聚焦,全部工作向打仗用劲, pic.twitter.com/g4G9WfC0t1
— 少城 (@shchengcity) November 9, 2022
Ông Vương Đan (Wang Dan), một cựu lãnh đạo sinh viên của cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, đồng thời là người đứng đầu Chinadialogue, một tổ chức tư vấn phi chính phủ của Mỹ, tin rằng, ông Tập Cận Bình hiếm khi kiểm tra các trung tâm chỉ huy.
Với chức danh là “Chủ tịch Quân ủy Trung ương”, ông Tập đã yêu cầu quân đội tăng cường toàn diện công tác huấn luyện quân sự. Hành động và thông báo này rõ ràng hơn thái độ trước đây, đồng thời đã thu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài. Do đó, Đài Loan phải hết sức thận trọng.
Ông Vương Đan lưu ý rằng, “Đừng dùng lý lẽ hay logic thông thường để đánh giá các hành động tiềm tàng của ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình. Bởi vì suy nghĩ của họ khác với suy nghĩ của người thường”.
Nhà bình luận vấn đề thời sự, ông Huệ Hổ Vũ (Hui Huyu), nói với The Epoch Times hôm 8/11 rằng, “Tin tức này cho thấy, ông Tập Cận Bình đã nói rõ rằng quân đội của ĐCSTQ sẽ tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh và chuẩn bị cho các cuộc chiến trong tương lai. ĐCSTQ đang dấn thân vào con đường quân phiệt toàn diện và từng bước đẩy Trung Quốc đến bờ vực chiến tranh”.
Trong báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 20, ông Tập Cận Bình đề xuất đạt được mục tiêu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập quân đội theo kế hoạch và xây dựng quân đội Trung Quốc thành một lực lượng đẳng cấp thế giới. Về vấn đề Đài Loan, ông tuyên bố, “Chúng tôi sẽ không bao giờ hứa từ bỏ việc sử dụng vũ lực, và bảo lưu phương án áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết”. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói chuyện với các phóng viên tại Đại học Stanford ở Stanford, California, Mỹ, ngày 17/10/2022. (Ảnh: Josh Edelson / AFP / Getty Images)
Ngoại trưởng Mỹ Blinken phát biểu tại một sự kiện của tờ Bloomberg ngày 27/10 rằng, Bắc Kinh đang cố gắng đẩy nhanh việc chiếm đóng Đài Loan. Bên cạnh đó, Trung Quốc không chấp nhận và đang phá hủy nguyên trạng eo biển Đài Loan kéo dài hàng thập kỷ, đồng thời Bắc Kinh muốn đẩy nhanh tiến độ theo đuổi sự thống nhất với hòn đảo.
Ông Wang Jian, một người làm truyền thông độc lập, nhận định, việc phát động chiến tranh ở Đài Loan sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lực của ĐCSTQ, và ông Tập Cận Bình sẽ không hành động vội vàng. Tuy nhiên, nếu tình hình eo biển Đài Loan tiếp tục căng thẳng thì sẽ xảy ra những thay đổi bất ngờ, và khả năng xảy ra tình trạng như vậy ngày càng gia tăng.
Huyền Anh
Mỹ câu lưu hơn 1000 lô hàng năng lượng mặt trời vì dính líu lao động nô lệ Tân Cương
Trên 1000 lô hàng năng lượng mặt trời, trị giá hàng trăm triệu đô-la, đang bị câu lưu tại các kho cảng Mỹ quốc kể từ tháng Sáu đến nay, bởi luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương (Trung Quốc) do dính líu tới lao động nô lệ, theo nguồn tin từ quan chức hải quan liên bang và ngành năng lượng.
Theo Reuters đưa tin hôm 11/11, một quan chức cho hay Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã giữ tổng cộng 1.053 lô hàng các sản phẩm liên quan năng lượng mặt trời tính từ 21/6 đến 25/10, và cũng khẳng định rằng chưa có lô hàng nào trong đó được giải tỏa.
Từ các nguồn tin khác, hầu hết lô hàng này chủ yếu là các tấm và ô bản polysilicon, có thể có công suất lên tới 1 gigawatt, và chủ yếu là thương phẩm của 3 hãng Trung Quốc — Longi Green Energy Technology Co Ltd, Trina Solar Co Ltd, và JinkoSolar Holding Co.
Nhìn chung, gộp nhập khẩu từ 3 công ty này sẽ chiếm tới 2/3 thị phần tấm bản năng lượng mặt trời ở Mỹ quốc, và khoảng một nửa nguồn cung polysilicon của thế giới là đến từ Tân Cương. Hiện nay 3 công ty này đã ngừng xuất khẩu sang Mỹ vì sợ hàng hóa của họ sẽ lại bị câu lưu.
Mỹ vẫn luôn chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền tại Tân Cương, nơi Trung Quốc bị cáo buộc là giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bất đồng quan điểm, trong đó nhiều người bị cưỡng ép lao động. Hầu hết hàng hóa xuất từ Tân Cương đều dính líu tới vấn nạn lao động nô lệ này. Bộ Ngoại giao Mỹ từng gọi hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương là “tội diệt chủng”.
Trung Quốc vẫn luôn bác bỏ những cáo buộc như vậy, và cũng không thừa nhận hiện đang tồn tại các trại giam cũng như hoạt động nô lệ cưỡng bức. Nhưng sau này cũng thừa nhận rằng có tồn tại các “trung tâm dạy nghề” cần thiết để uốn nắn những ai mà họ gọi là các phần tử khủng bố, phần tử ly khai, và phần tử tôn giáo cực đoan ở Tân Cương.
Chính sách cấm nhập khẩu hàng hóa dính líu tới lao động nô lệ, một mặt gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền, nhưng một mặt khác, cũng gây thách thức đến chủ trương của chính quyền Biden về xóa bỏ carbon hóa trong khí thải để chống biến đổi khí hậu.
Quý III này, việc triển khai điện mặt trời ở Hoa Kỳ đã giảm tốc độ tới 23%, và các dự án tới 23 gigawatt đang bị trì hoãn, chủ yếu là vì thiếu nguồn các bản năng lượng quang điện mà ta quen gọi là pin mặt trời.
Cũng vì lý do nhân quyền, tại EU đã từng có kiến nghị lệnh cấm nhập hàng hóa từ Tân Cương, nhưng không được thông qua.
Thiên Đức (Trí Thức VN)