Tổ chức tư vấn Mỹ: ĐCSTQ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề tội phạm xuyên quốc gia

Thanh Hải

Tổ chức tư vấn Mỹ: ĐCSTQ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề tội phạm xuyên quốc gia
Các đại biểu tham dự Đại hội 20 của ĐCSTQ giơ tay biểu quyết trong buổi bế mạc diễn ra hôm 22/10/2022 tại Bắc Kinh. (Kevin Frayer/Getty Images)

Theo một nghiên cứu của Global Financial Integrity, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia về lao động cưỡng bức và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo một báo cáo của Global Financial Integrity (pdf) có tiêu đề “Made in China: Vai trò của Trung Quốc đối với tội phạm xuyên quốc gia và dòng tài chính bất hợp pháp”, chính phủ nước này đã dính líu đến hoạt động tội phạm.

Báo cáo cũng điều tra kỹ lưỡng sự liên đới của ĐCSTQ trong việc buôn bán ma túy, làm hàng giả, trộm cắp tài sản trí tuệ, buôn người và buôn bán động vật hoang dã.

Nghiên cứu cho biết: “Trung Quốc là nguồn cung cấp, trung chuyển và điểm đến chính của hoạt động buôn bán ma túy, với giá trị hàng năm của ngành công nghiệp ma túy trong nước ước tính lên tới 82 tỷ USD”.

Báo cáo trích dẫn dữ liệu từ Chỉ số nô lệ toàn cầu (Global Slavery Index – GSI) về nạn buôn người. GSI ước tính rằng, tính đến năm 2016, có hơn 3,8 triệu nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại ở Trung Quốc.

Kết hợp dữ liệu này với lợi nhuận trung bình hàng năm của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization – ILO) là 5.000 USD cho mỗi nạn nhân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tổ chức Global Financial Integrity kết luận rằng, doanh thu từ hoạt động buôn người mang lại cho Trung Quốc 19 tỷ USD.

“Trung Quốc có tỷ lệ buôn người trong nước cao, bao gồm cả lao động cưỡng bức và cưỡng bức bóc lột tình dục. Cưỡng bức mại dâm, cưỡng ép kết hôn và bóc lột tình dục trực tuyến là các hình thức bóc lột tình dục phổ biến nhất. Lao động cưỡng bức phổ biến nhất trong các tổ chức nhà nước và phi nhà nước ở các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, ngư nghiệp và nông nghiệp”, theo báo cáo.

Trung Quốc cũng được coi là “người chơi chính” trong vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

Theo ước tính mới nhất của Phòng Thương mại Mỹ (pdf), 86% hàng giả trong hoạt động thương mại quốc tế có nguồn gốc từ Trung Quốc và Hong Kong, trị giá gần 438 tỷ USD.

Về vấn đề buôn bán động vật hoang dã, báo cáo trích dẫn một tài liệu chính thức năm 2017 của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering) ước tính rằng, hoạt động buôn bán động vật hoang dã hợp pháp ở nước này trị giá 74 tỷ USD. Điều đó cho thấy, Trung Quốc chiếm hơn 62% thị trường toàn cầu.

Báo cáo cho biết: “Điều này khiến Trung Quốc trở thành người chơi lớn nhất trong cả hoạt động buôn bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp”.

Tổ chức Global Financial Integrity nhấn mạnh rằng, chế độ Trung Quốc không chỉ dung túng cho những tội ác này mà còn tích cực tham gia vào một số loại hoạt động tội phạm.

“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia đầu mối, trung chuyển và/hoặc có nhu cầu chính của nhiều tội phạm xuyên quốc gia nghiêm trọng và phổ biến nhất thế giới. Quốc gia này đặc biệt ở chỗ, chính phủ tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là lao động cưỡng bức và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)”.

Cũng theo báo cáo, các chính sách về chính trị, kinh tế và xã hội của Trung Quốc có những ảnh hưởng đáng kể đến cả tình hình trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với sự phổ biến của những tội phạm này. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc còn có khá ít động thái trong việc hợp tác và ngăn chặn những tội phạm này.

Các trại lao động cưỡng bức

Theo nghiên cứu, ĐCSTQ đã nhắm vào các nhà hoạt động chính trị và thành viên của các nhóm tôn giáo để tiến hành lao động cưỡng bức “như một phần của việc giam giữ”.

Mã Tam Gia

Mặc dù ĐCSTQ đã tuyên bố tại Đại hội toàn quốc năm 2013 rằng, họ đã chấm dứt và đóng cửa hầu hết hệ thống trại cải tạo, tuy nhiên các trại lao động cưỡng bức vẫn tiếp tục diễn ra trong bí mật, và các cơ sở hiện có được đổi tên thành các trung tâm cai nghiện ma túy hoặc các trung tâm giam giữ hành chính.

Bà Channing Mavrellis, Giám đốc Nghiên cứu các giao dịch bất hợp pháp tại Global Financial Integrity, kiêm tác giả của bản báo cáo, nói với The Epoch Times rằng, ĐCSTQ thu được hai lợi ích từ lao động cưỡng bức: Thứ nhất, đó là “cách tốt nhất để ĐCSTQ đối phó với những người bất đồng chính kiến. Thứ hai, các trại lao động này cung cấp lao động miễn phí hoặc chi phí thấp.

Theo trang minghui.org, một trang web của Mỹ ghi lại cuộc bức hại nhóm tu luyện tinh thần Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cho hay, trước cuộc bức hại, các nhà tù và trại lao động cưỡng bức trên khắp Trung Quốc hầu hết đều thiếu ngân quỹ. Nhiều trại lao động đang trên bờ vực phá sản trong khi cơ sở hạ tầng xuống cấp.

Sau khi nhà cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ĐCSTQ đã đổ một số tiền khổng lồ vào các nhà tù và các trại lao động, cho phép họ giam giữ một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công. Sau đó, chế độ độc tài đã tài trợ toàn bộ cho các nhà tù và miễn thuế cho các công ty và thuế sử dụng đất. Các nhà tù này đã lợi dụng các chính sách ưu đãi để sử dụng đất đai, nhà xưởng, cơ sở vật chất và lao động nô lệ không công để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trộm cắp tài sản trí tuệ

Khi nói đến hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, ĐCSTQ cũng hoạt động như một tội phạm nhà nước. Theo Cục Nghiên cứu Châu Á Quốc gia (National Bureau of Asian Research – NBR), một nhóm nghiên cứu của Mỹ, Trung Quốc chịu trách nhiệm từ 50% đến 80% hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo Toàn vẹn Tài chính Toàn cầu, phần lớn các hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ đều bị chính quyền Trung Quốc trừng phạt.

Theo báo cáo Global Financial Integrity trích dẫn từ Chicago Tribune, chế độ này không chỉ dựa vào các đặc vụ để thực hiện các hoạt động gián điệp thương mại, mà còn khuyến khích và khen thưởng các công dân Trung Quốc đang học tập và làm việc ở nước ngoài trong việc đánh cắp công nghệ.

Theo tờ Chicago Tribune, hai công dân Trung Quốc làm việc cho công ty Apple Inc. đã bị kiện vì hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Tại Mỹ, hai cựu nhân viên của Apple này đã bị buộc tội đánh cắp tài sản trí tuệ liên quan đến chương trình phát triển xe tự lái, bao gồm cả hình ảnh, sơ đồ và hướng dẫn. Cả hai cá nhân này đều đang trong quá trình ứng tuyển vào các vị trí tại các doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến việc phát triển xe hơi tự lái.Thanh Hải

Related posts