Cập nhật tin tức sáng thứ Hai: Mạng xã hội xôn xao video công an xã đánh dân ở Bến Tre

Mạng xã hội xôn xao video công an xã đánh dân ở Bến Tre

Hình ảnh công an liên tục đá vào người đàn ông say xỉn sau khi người đàn ông bị khống chế (ảnh cắt từ clip).

Ngày 29/1, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xác nhận đang làm rõ clip công an xã đánh dân lan truyền trên mạng xã hội, xảy ra tại xã Thành Triệu, huyện Châu Thành.

Theo báo chí trong nước, 2 ngày qua, một đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều dân quân đang khống chế người đàn ông say rượu thì một công an đến đá liên tục vào người đàn ông này.

Vụ việc được xác định xảy ra vào chiều tối 29 Tết Quý Mão 2023, tại nhà của một phụ nữ 46 tuổi ở xã Thành Triệu.

Người đàn ông bị công an đánh, đá liên tục là ông D. (SN 1979). Nguyên nhân là chiều cùng ngày, Công an xã Thành Triệu nhận được tin báo về việc ông D. sau khi nhậu say đã có hành vi gây rối trật tự công cộng.

Khi công an đến hiện trường lập biên bản xử lý tin thì ông D. đã dùng nhiều lời lẽ xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ nên bị khống chế, đưa về trụ sở Công an xã Thành Triệu để xử lý. Lúc này, ông D. đã bỏ chạy nên lực lượng chức năng phải truy đuổi mới khống chế bắt lại được.

Hội An

Trung Quốc vũ khí hóa chính sách zero-COVID để khuất phục người Tây Tạng

xét nghiệm COVID-19 ở quận Lhundrup, Khu tự trị Tây Tạng tháng 8 năm 2022. (ảnh: RFA).

Theo một bài báo của tạp chí “Tự do tôn giáo và Nhân quyền” của Ý, “Bitter Winter”, các biện pháp phong tỏa của chính quyền Trung Quốc đã trở thành một công cụ để giám sát, và kiểm soát nhiều hơn đối với người Tây Tạng.

Bài báo cho biết, chính sách “Zero COVID” của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã là một công cụ tuyệt vời để đàn áp. Với lý do bảo vệ sức khỏe của người dân, việc phong tỏa và các biện pháp tương tự, đã giúp chính quyền TQ rất nhiều trong việc triển khai hệ thống kiểm soát và giám sát khổng lồ, cũng như siêu công nghệ đối với công dân của mình.

Các nạn nhân của cuộc đàn áp thời đại COVID lại là các nhóm tôn giáo, dân tộc thiểu số, và tất cả người bất đồng chính kiến.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)”, trong một bài báo ngày 22/9, cũng đã tóm tắt tình hình một cách xuất sắc nói rằng, “Người Tây Tạng bị giám sát chặt chẽ hơn, và phải đối mặt với những hậu quả khắc nghiệt hơn so với những người ở nơi khác, vì tính nhạy cảm chính trị của khu vực.” Đặc biệt là ở thủ đô lịch sử Lhasa, mọi người “bị cách ly trong các sân vận động, trường học, nhà kho và các tòa nhà chưa hoàn thành”.

Theo Bitter Winter, tình hình ở Tây Tạng là không thể chịu đựng được, và các cuộc biểu tình đầu tiên đã xuất hiện trên mạng xã hội vào tháng 9, sau đó người dân đã xuống đường vào ngày 27/10, để phản đối lệnh phong tỏa được áp đặt kể từ ngày 8/8.

Người Tây Tạng thậm chí còn bị bắt, vì dám chia sẻ ảnh và video trực tuyến liên quan đến COVID. Truyền thông đưa tin về trường hợp của một người du mục, Rinchen Dhondup, và 6 người Tây Tạng khác đã bị bắt vào ngày 14/9 vì lý do này. Những người Tây Tạng khác đã bị bắt ở Lhasa, Nagqhu và các quận khác vì những tội danh tương tự.

Trong tất cả các chính sách đàn áp này đối với người Tây Tạng bằng các biện pháp được cho là chống COVID, có một điểm chính đặc biệt đáng báo động.

Phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những hình ảnh và cảnh quay về những người Tây Tạng đứng thành hàng dài, trên một số con đường dưới cơn mưa băng giá. Nhiều người là phụ nữ có con nhỏ: tất cả đều phải chờ đợi trong điều kiện khắc nghiệt để được xét nghiệm.

Trong thời gian phong tỏa, các xét nghiệm đối với người Tây Tạng được thực hiện mỗi ngày một lần, và ở một số khu vực thậm chí hai lần một ngày. Liệu đây có phải là bằng chứng về sự chăm sóc đặc biệt cho sức khỏe của người Tây Tạng?

Điều này có thể cho thấy, Trung Quốc có một chế độ toàn trị quản lý sức khỏe của những người bị kiểm soát và đàn áp cao. Theo bài báo, ở một quốc gia có chế độ độc tài như Trung Quốc, hoạt động thu hoạch nội tạng khủng khiếp, mà nạn nhân là những người mà chính quyền TQ coi là kẻ thù, chính là một ngành công nghiệp khổng lồ và thịnh vượng.

Tất nhiên, việc lập hồ sơ DNA và giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của các nạn nhân được chỉ định, là chiến lược đối với việc mổ cướp nội tạng.

Các biện pháp phong tỏa của Trung Quốc chính là công cụ để kiểm soát công dân chặt chẽ hơn, và các xét nghiệm kháng nguyên đối với người Tây Tạng là công cụ, nằm trong tay những kẻ mổ cướp nội tạng.

Huệ Liên

Phân tích: Hải quân Trung Quốc chỉ là ‘tân binh’, có thể bị tiêu diệt nếu tiến vào Đài Loan

Tạ Linh

Sức mạnh của hải quân Trung Quốc không thể đo lường bằng con số, bởi vì Hải quân TQ vẫn còn là một “tân binh”. Nếu “tân binh” ra trận ở eo biển Đài Loan, thì khó có thể tránh khỏi số phận bị tiêu diệt. RFA đã có một phân tích về vấn đề này.

Hải quân khác với lục quân như thế nào?

Có hai sự khác biệt lớn giữa hải quân và lục quân. Đầu tiên là nhiệm vụ và phương thức tác chiến của mỗi binh chủng là khác nhau. Lục quân mặc dù tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội chiến đấu theo đơn vị, nhưng kỹ thuật bắn của các binh sĩ là như nhau, nếu súng của một người bị hỏng, hoặc bắn kém chính xác cũng không ảnh hưởng đến cục diện chiến trường. Nhưng trong hải quân hoàn toàn khác, mỗi một vị trí trên chiến hạm đều có một người đảm nhiệm, hơn nữa nhiệm vụ của mỗi người là khác nhau, mỗi một vị trí đều rất trọng yếu. Nếu việc huấn luyện một số thuyền viên không đạt yêu cầu thì chiến hạm có thể không vận hành được, hỏa lực trên tàu không thể hoạt động bình thường. Và nguy hiểm hơn là lỗi tác nghiệp của bất kỳ bộ phận nào trên chiến hạm đều có thể xảy ra, từ đó trở thành thảm họa cho toàn bộ chiến hạm.

Thứ hai, lục quân tương đối dễ bắn trúng các mục tiêu cố định hoặc di động trong một vị trí chiến đấu cố định, trong khi hải quân sẽ luôn đối phó với các mục tiêu di động trong không gian ba chiều một cách toàn diện 360 độ. Trong chiến đấu, bất cứ lúc nào chiến hạm cũng có thể đối phó với các đòn tấn công trên không, trên mặt nước và dưới nước, chính vì vậy chiến hạm luôn phải duy trì tốc độ cơ động (chuyển hướng) cao, tàu của đối phương cũng vậy, ngắm trúng mục tiêu trong khi di chuyển nhanh là rất khó.

Do đó, các bộ phận khác nhau trên chiến hạm, chẳng hạn như định hướng tàu trên biển, tua-bin, tác chiến pháo binh, tác chiến tên lửa, thông tin liên lạc, trung tâm chỉ huy điện tử, cứu hộ khẩn cấp và các bộ phận khác, có nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, yêu cầu năng lực chuyên môn cũng rất cao. Thủy thủ ở nhiều bộ phận chủ chốt phải rất thành thục nhiệm vụ của mình và được huấn luyện xử lý các vấn đề khó khăn trong các tình huống chiến đấu khác nhau. Nếu không, sau khi chiến hạm rời cảng, hải quân sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Có thể thấy, hoạt động của một chiến hạm phụ thuộc vào sự phối hợp của tất cả thủy thủ đoàn, giống như một chỉnh thể, bất kỳ bộ phận nào trên tàu hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng đến chức năng của toàn bộ con tàu.

RFA đã lấy một ví dụ, trong chiến tranh Thái Bình Dương, khi Hạm đội Liên hợp Nhật Bản tham chiến tại quần đảo Aleut phía Tây Alaska, tàu tuần dương hạng nặng Nachi bị trúng đạn và bốc cháy, trong lúc hoảng loạn, thủy thủ đoàn bộ phận động cơ đã kéo nhầm công tắc khiến hệ thống pháo của tàu chiến mất điện, kết quả là pháo hạm không thể nhắm trúng mục tiêu, chiến hạm ngay lập tức trở thành bia ngắm trên chiến trường. 

Tình huống bi đát hơn là trong trận hải chiến Mariana của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản, thiết giáp hạm đã trúng ngư lôi tàu ngầm, đáng lẽ không nguy hiểm, nhưng thủy thủ đoàn bộ phận cứu hộ đã ra quyết định sai lầm, khiến mật độ khí trong dầu nhiên liệu bay hơi quá cao, dẫn đến một vụ nổ lớn ở thân tàu và cả con tàu nhanh chóng chìm xuống.

Hàng không mẫu hạm “Sơn Đông” đối mặt khó khăn trong huấn luyện?

Đối với hải quân, việc huấn luyện không đầy đủ cho thủy thủ đoàn là vấn đề sinh tử của toàn bộ chiến hạm, thậm chí toàn bộ hạm đội. Thủy thủ đoàn của bất kỳ nước nào cũng rất kính trọng thuyền trưởng có năng lực và kinh nghiệm, vì đó là sự bảo đảm cho chiến đấu thắng lợi và sự an toàn của con tàu. Ngược lại, một thuyền trưởng thiếu năng lực, thường mắc sai lầm sẽ khó có được sự tín nhiệm của các binh sĩ trên tàu. Và việc đào tạo không đầy đủ cho thuyền trưởng là một thảm họa đối với toàn thể thủy thủ đoàn của con tàu, đặc biệt là trong thời chiến.

Thuyền trưởng tàu tấn công đổ bộ Hải Nam – Lư Dũng Quân, vừa mới bắt đầu huấn luyện thủy thủ đoàn của con tàu này hơn một năm, ông chỉ nắm được một chút kinh nghiệm, nhưng đến tháng 4 năm 2021, ông được điều động làm phó thuyền trưởng của hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc – Sơn Đông (Shandong). Lệnh điều chuyển này cho thấy hàng không mẫu hạm của Hải quân Trung Quốc thiếu những chỉ huy cấp cao.

Còn thuyền trưởng hàng không mẫu hạm Sơn Đông – Lai Dịch Quân (Lai Yijun), vốn là thuyền trưởng tàu khu trục nhỏ của Hạm đội Biển Hoa Đông, và ông không am hiểu cách vận hành của hàng không mẫu hạm. Mặc dù người này có thể đã được đào tạo thành thuyền trưởng hàng không mẫu hạm, nhưng có thể ông ta không giỏi huấn luyện thủy thủ đoàn của hàng không mẫu hạm, vì thế mà quân đội Trung Quốc đã điều động thuyền trưởng tàu tấn công đổ bộ Hải Nam làm phó thuyền trưởng hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc. 

Rõ ràng, Trung Quốc không chỉ thiếu thủy thủ đoàn có kinh nghiệm mà còn thiếu thuyền trưởng giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, Lư Dũng Quân chỉ có kinh nghiệm huấn luyện thủy thủ đoàn, và cũng không hiểu cách vận hành của hàng không mẫu hạm. Do đó, các thuyền trưởng và phó thuyền trưởng của hàng không mẫu hạm Sơn Đông đều là những người thiếu chuyên môn trong chiến đấu, và thủy thủ đoàn các cấp của hàng không mẫu hạm cũng không biết gì về hoạt động của hàng không mẫu hạm.

Gần đây, truyền thông Trung Quốc NetEase đã tiết lộ một vấn đề khác về thuyền trưởng không đủ tiêu chuẩn, đó là các tàu khu trục của hải quân Trung Quốc cũng có vấn đề với “thiết bị và nhân lực”. Lý do chính là khó hoàn thành khóa huấn luyện thuyền trưởng, bởi vì trình độ huấn luyện của thủy thủ đoàn tàu khu trục quá thấp, dẫn đến một số thuyền trưởng không thể chỉ huy chiến hạm của mình hoàn thành khóa huấn luyện trên biển. Vì để các thuyền trưởng tàu khu trục có cơ hội được huấn luyện và trải nghiệm năng lực chỉ huy, họ đã phải áp dụng biện pháp “mượn chiếm hạm để huấn luyện thuyền trưởng”; khiến những thuyền trưởng kia không thể thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, ra khơi với  những chiến hạm khác có thể thực hiện nhiệm vụ, từ đó đạt được huấn luyện cơ bản về chỉ huy, để những thuyền trưởng ‘tay mơ’ này không quá kém cỏi.Tình hình trên cho thấy sức mạnh của hải quân Trung Quốc không thể đo bằng số lượng tàu chiến, cũng không thể đánh giá đơn thuần bằng trọng tải của tàu chiến,càng không nói đến mức độ thành thục của hải quân.

Apollo News nhận định, bởi vì Hải quân Trung Quốc vẫn còn là một “tân binh”, và nó sẽ không trở thành một “cựu binh” đủ tư cách trong một thời gian ngắn. Nếu “tân binh” ra trận ở eo biển Đài Loan, thì chiến hạm của Trung Quốc không phải bị đánh chìm mà là bị hỏng, cuối cùng phải rút lui khỏi cuộc chiến. Hơn nữa, trong những trận hải chiến khốc liệt, các thuyền trưởng buộc phải đưa ra quyết định chính xác và kịp thời trong các tình huống chiến đấu phức tạp, làm sao để những thuyền trưởng và binh lính chưa có kinh nghiệm thực chiến trên biển có thể tránh khỏi số phận bị tiêu diệt?.

Related posts