‘Vũ khí’ của Nga phản tác dụng?

Tạ Linh

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga. (Ảnh: TASS).

Phương Tây đã áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt lên Nga vì cuộc xâm lược Ukraina. Để trả đũa, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu, cố gắng gây rắc rối cho lục địa này 

Tuy nhiên, châu Âu đã gặp may khi không chỉ có được một lượng lớn khí đốt tự nhiên hóa lỏng với sự hỗ trợ của các đồng minh, mà thời tiết mùa đông ôn hòa khiến nhu cầu khí đốt của lục địa này giảm, kéo theo giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh. Nó đã giảm 85% so với mức cao nhất vào tháng 8 năm 2022, và cũng đã giảm xuống dưới dưới 50 euro/MWh, mức thấp nhất trong 18 tháng.

Theo tờ “Financial Times” của Anh, sau khi Nga xâm chiếm Ukraina, Matxcơva đã cắt giảm mạnh nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu, lúc đó người dân lo mất điện khiến giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng vọt lên hơn hơn 300 euro/MWh vào tháng 8 năm 2022. 

Vào ngày 17/2, giá khí đốt ở nền tảng giao dịch TTF (Hà Lan) đã giảm gần 5% và xuống còn 49 euro/MWh, lần đầu tiên sau gần 18 tháng. Giá khí đốt vẫn cao so với mức lịch sử khoảng 10 – 30 euro/MWh nhưng các nhà phân tích tại công ty tư vấn Eurasia Group tin rằng, chúng không còn là mối đe dọa gây ra một cuộc suy thoái sâu và kéo dài trên khắp châu Âu.

Ngoài ra, phương Tây đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt đối với năng lượng của Nga, bao gồm cả mức giá giới hạn 60 USD chưa từng có đối với dầu mỏ của Nga, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của Nga. Nga quyết định cắt giảm công suất khai thác dầu thô 500.000 thùng/ngày. Theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Ben Harris, quyết định cắt giảm sản lượng của Nga cho thấy Nga không có khả năng bán hết dầu mỏ.

Reuters đưa tin, tuần trước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố rằng Nga sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 5% kể từ tháng tới, sau khi phương Tây mở rộng trần giá đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào ngày 5/2. Động thái này đã thúc đẩy nhanh chóng giá năng lượng toàn cầu. 

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Dầu thô Hoa Kỳ Argus, ông Ben Harris đã chỉ ra rằng Nga cắt giảm sản lượng vì họ không thể bán được hàng, chứ không phải vì họ có ý định vũ khí hóa dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế.

Theo số liệu của Bộ Tài chính Nga, dưới tác động của lệnh trừng phạt của phương Tây, thu ngân sách từ dầu khí hàng tháng của Nga trong tháng 1 đã giảm 46%, thấp nhất kể từ tháng 8/2020. 

Related posts