Tin thế giới sáng thứ Sáu: Tư lệnh Mỹ: Nếu xảy ra chiến tranh Đài Loan, việc đầu tiên là phải đánh chìm tàu ​​Trung Quốc

Tư lệnh Mỹ: Nếu xảy ra chiến tranh Đài Loan, việc đầu tiên là phải đánh chìm tàu ​​Trung Quốc

Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ (US Pacific Air Forces), tướng Kenneth Wilsbach (ảnh: Không quân Mỹ).

Mạng tin tức quân sự Hoa Kỳ Military.com đưa tin, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ (US Pacific Air Forces), tướng Kenneth Wilsbach đã tham dự Hội nghị Lực lượng Không gian Hoa Kỳ (Air & Space Forces Association) tại Aurora, Colorado hôm 9/3. Ông đưa ra nhận xét rằng, nếu chiến tranh nổ ra ở eo biển Đài Loan, việc đánh chìm tàu ​​của quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ để ngăn chặn ĐCSTQ phong tỏa Đài Loan.

Tướng Wilsbach nói với các phóng viên tại cuộc họp rằng: “Tất chúng ta đã thấy những gì ĐCSTQ đã làm với tàu của họ khi cựu chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan… Họ đã khai triển các tàu ở phía đông của Đài Loan như một một biện pháp phong tỏa.”

Tên lửa đất đối không trên những con tàu này sẽ giúp quân đội Trung Quốc tạo ra cái mà tướng Wilsbach gọi là vùng giao tranh chống tiếp cận (A2/AD). Chúng cản trở các chiến đấu cơ của đối phương, do nguy cơ bị bắn hạ khi bay qua không phận này.

ÔNG Wilsbach nói rằng, các quan chức Hoa Kỳ vẫn ưu tiên ngăn chặn ĐCSTQ xâm lược Đài Loan, nhưng Washington khuyên Bắc Kinh không nên cố gắng xâm chiếm Đài Loan bằng vũ lực”. Trong trường hợp ngăn chặn không thành công, thì điều gì phải làm tiếp theo vẫn là một vấn đề lớn.

Nói về động thái đầu tiên của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ nếu ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan, tướng Wilsbach cho biết: “Chúng ta phải đánh chìm tàu ​​Trung Quốc… Đánh chìm tàu ​​không chỉ là mục tiêu của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, mà còn là mục tiêu chính của bất kỳ quân đội nước ngoài nào sẽ tham gia vào cuộc xung đột này”

Tướng Wilsbach cho biết, để đối phó với những xung đột có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan, quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh đang lên kế hoạch đối phó và tăng cường số lượng các cuộc tập trận chung. Lực lượng không quân của Hoa Kỳ thường xuyên diễn tập các chiến lược sơ tán phi hành đoàn và chiến đấu cơ trên nhiều hòn đảo.

Liên Thành

Video: một người lính đơn lẻ từ Ukraina ngăn chặn cuộc tấn công dồn dập có vẻ không hiệu quả của Nga

Hình ảnh từ video cho thấy lính Ukraina ngăn chặn một cuộc tấn công dồn dập của Nga.

Một video mới được phát hành cho thấy một người lính Ukraine đang bảo vệ tuyến hào ngập trong bùn, mới nhìn qua có thể dễ bị nhầm với cảnh quay trong phim hoặc trò chơi điện tử.

Đoạn video dài gần 5 phút rưỡi được tờ The Sun đăng lên YouTube, được quay trong một rãnh ngập bùn ở vùng Luhansk, miền Đông Ukraine.

Có thể thấy cá nhân không rõ danh tính đang sử dụng một số vũ khí nhỏ bao gồm súng trường tấn công AK-47 và RPG-7 để chống lại làn sóng dường như vô tận của những người lính Nga.

Một cá nhân thứ hai có thể được nhìn thấy đang nhận mệnh lệnh qua radio, trong khi anh ta cũng nạp lại vũ khí cho người lính kia và hỗ trợ anh ấy.

Đoạn phim, có thể được quay bằng camera gắn trên mũ bảo hiểm, chẳng hạn như GoPro, cung cấp góc nhìn duy nhất về cuộc giao tranh.

Theo kênh quân sự 1945, tính xác thực của đoạn phim chưa được xác minh, nhưng nó được cho là có thật.

Từ địa hình bị tàn phá bao gồm cây cối chỉ còn lại những thân cây ngắn nhô lên khỏi mặt đất cho đến đường hào nông và từng đợt quân tấn công, có thể dễ dàng so sánh đoạn phim này với bộ phim “Phía Tây không có gì lạ” được đề cử giải Oscar, một chuyển thể mới nhất từ ​​tiểu thuyết của Erich Maria Remarque về Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

Đó là một trường hợp nghệ thuật mô phỏng cuộc sống nhưng cuộc sống của một người lính thực sự đang ở trên ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Đây không phải là video đầu tiên như vậy được chia sẻ từ tiền tuyến và một số clip khác cũng đã được đăng trên dịch vụ chia sẻ video.

Tuy nhiên, những video này cung cấp cái nhìn tàn bạo nhất về trận chiến thực tế có thể từng được chia sẻ với công chúng. Không giống như các đoạn phim tài liệu hoặc tin tức trước đây, các đoạn phim này thường là thô và chưa được chỉnh sửa. Nó cho thấy góc nhìn về cuộc chiến như được nhìn thấy bởi những người đang tham chiến.

Một số cảnh quay đã được ghi lại bằng máy bay không người lái , trong khi những cảnh khác từ camera gắn trên mũ bảo hiểm.

Điều này chắc chắn sẽ cung cấp một góc nhìn mới về chiến tranh hiện đại, vì nó có thể cho thấy những khoảnh khắc kinh khủng và khốc liệt nhất đối với những người tham gia chiến đấu.

Cho đến khi máy quay phim ra đời, các mô tả bằng lời nói và sau đó bằng văn bản về các trận chiến chỉ có thể được cung cấp bởi các cá nhân sau khi giao tranh – và điều đó có thể dẫn đến sự tô điểm và các lỗi thực tế khác.

Những video này mô tả gần như thời gian thực về cuộc chiến, được đăng chỉ vài ngày hoặc thậm chí vài giờ sau khi được ghi lại.

Điều cũng đáng chú ý là cách các lực lượng Nga tiến hành một cuộc tấn công dường như vô ích nhằm vào các vị trí được phòng thủ tốt của quân Ukraina. Nó củng cố tuyên bố của Ukraine rằng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn binh sĩ của Điện Kremlin đang bị giết hàng tuần.

Đoạn video gần đây được chia sẻ trên YouTube cho thấy những người phòng thủ Ukraina quyết tâm làm việc như một đội phối hợp, trong khi người Nga chỉ tấn công một cách mù quáng – và trong nhiều trường hợp chạy về phía cái chết của họ theo đúng nghĩa đen. 

Sự thật có thể vẫn là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, nhưng công nghệ video hiện đại có thể đóng vai trò quan trọng để giúp giữ cho sự thật tồn tại.

Tạ Linh

Georgia bỏ dự luật “đặc vụ nước ngoài” vì biểu tình bạo động 2 ngày liên tiếp

Đảng đa số của Quốc hội Georgia đã từ bỏ việc theo đuổi dự luật mà tạm gọi là “đặc vụ nước ngoài” do 2 ngày liên tục có biểu tình bạo động lớn của hàng ngàn người ở thủ đô Tbilisi, The Guardian và nhiều báo khác cùng đưa tin 9/3.

Ít nhất một cửa sổ trong tòa nhà quốc hội bị vỡ và một xe cảnh sát bị lật. Các công trình công cộng bị những người bạo động đập phá. Xe ô-tô bị đốt phá, và ánh lửa rực sáng trong đêm có thể thấy ở video. Có những người bạo động che mặt, mặc đồ sẵn sàng cho bạo động, và sử dụng bom tự chế molotov cũng như pháo hoa. Có những người khoác cờ Ukraine.

Cảnh sát võ trang đã sử dụng hơi cay, lựu đạn gây choáng, và vòi rồng để giải tán đám đông. Cảnh sát cho hay, 77 người đã bị bắt trong cuộc biểu tình hôm Thứ Ba.

Hôm sau những người bạo động đã bao vây tòa nhà quốc hội và đòi thả những người bị bắt cùng với xóa bỏ dự luật.

Chính quyền đã kêu gọi nhiều lần những người biểu tình hãy tuân thủ luật pháp và hành xử “một cách hòa bình bất bạo động” nhưng không thành công.

“Tôi muốn cảm ơn tất cả những người đã cầm cờ Ukraine trên các quảng trường và đường phố Georgia trong những ngày này. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn về việc quốc ca của chúng tôi đã xuất hiện ở Tbilisi. Đây là sự tôn trọng đối với Ukraine và tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng chân thành của mình đối với Georgia,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên tiếng ủng hộ người biểu tình bạo động, và nhắc đến việc quốc ca và cờ của chính quyền ông xuất hiện ở cuộc biểu tình.

Ông cũng khích lệ tinh thần chống Nga của những người biểu tình, và bày tỏ đồng quan điểm với những người bạo động khi nhìn nhận rằng rằng chống Nga là mở đường cho việc gia nhập Liên minh Châu Âu EU, và đó cũng là con đường “dân chủ thành công.”

“Không có người Ukraine nào lại không chúc người bạn Georgia của chúng ta thành công. Dân chủ thành công. EU thành công,” ông Zelensky nói.

“Chúng tôi [Ukraine] muốn ở trong EU và chúng tôi sẽ ở đó. Chúng tôi muốn Georgia gia nhập EU và tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ ở đó. Chúng tôi muốn Moldova gia nhập EU và tôi chắc chắn rằng họ sẽ ở đó. Tất cả các quốc gia tự do của châu Âu đều xứng đáng với điều này.”

Reuters đưa tin, Phái đoàn của Liên minh châu Âu về Georgia cũng ca ngợi quyết định từ bỏ dự luật này, với lời chúc trên Twitter:

“Chúng tôi hoan nghênh thông báo của đảng cầm quyền về việc từ bỏ dự luật về ‘ảnh hưởng nước ngoài.’”

“Chúng tôi khuyến khích tất cả các nhà lãnh đạo chính trị ở Georgia tiếp tục cải cách [theo hướng] thân EU, theo cách toàn diện và mang tính xây dựng.”

Hoa Kỳ cũng đứng về phía những người biểu tình, khi Đại sứ quán Mỹ ở Tbilisi đã gọi đó là “ngày đen tối của nền dân chủ” ở Georgia. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định, có thể sẽ có các biện pháp trừng phạt Georgia nếu đàn áp biểu tình bạo động này, RT đưa tin.

Dự luật mà tạm gọi là “đặc vụ nước ngoài” này yêu cầu tổ chức nào có từ 20% trở lên quỹ hoạt động là từ nước ngoài thì phải đăng ký và khai báo hoạt động với chính quyền theo các điều khoản của luật.

Đảng đa số Georgian Dream trước đó lưu ý, dự luật được lập để ứng phó những người chỉ trích Giáo hội Chính thống Georgia, một tổ có ảnh hưởng rất mạnh ở quốc gia này. Chính phủ Georgia cho biết dự luật được soạn ra phỏng theo luật FARA đang hiện hành ở Hoa Kỳ, vốn có từ năm 1938.

Dự luật đã được thông qua 76-13 ở quốc hội.

Những người phản đối dự luật đã gọi đó là “luật Nga” chuyên dùng để đàn áp những người bất đồng chính kiến, với lập luận rằng luật này tương tự với luật năm 2012 của Nga. Đảng đối lập đã gọi đảng Georgian Dream là đảng thân Nga, và việc dùng bạo động để lật đổ luật này là cần thiết cho nền dân chủ của Georgia.

Tổng thống Georgia Salome Zourabichvili, hiện đang công du ở Hoa Kỳ, đã nói rằng bà sẽ sử dụng quyền phủ quyết dự luật này nếu nó đặt lên bàn làm việc của bà.

Sau hai ngày hai đêm bị phản đối mãnh liệt, Đảng Georgia Dream đã tuyên bố họ sẽ “rút lại vô điều kiện dự luật mà chúng tôi ủng hộ mà không có bất kỳ sự bảo lưu nào,” với luận điểm rằng nên giảm bớt “sự đối đầu” trong xã hội.

Video của Reuters về vụ bạo động ở Georgia, đoạn đốt phá

Nhật Tân (T/h)

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản: Sự hiếu chiến của ĐCSTQ thúc đẩy các nước đoàn kết lại

Ông Rahm Emanuel, Đại sứ mới được bổ nhiệm của Hoa Kỳ tại Nhật Bản (Ảnh: White Cat Photo / Shutterstock)

Hôm thứ Tư (8/3), Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản cho biết, do hành vi hung hăng của Bắc Kinh đối với nhiều nước láng giềng, Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) không nên ngạc nhiên trước mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và các đồng minh châu Á.

CNN đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn tại dinh thự của ông ở Tokyo, Đại sứ Rahm Emanuel đã phát biểu rằng: “Hãy nhìn vào Ấn Độ, Philippines, Úc, Hoa Kỳ, Canada hay Nhật Bản. Trong 3 tháng qua, họ (ĐCSTQ) đã đối đầu quân sự hoặc đối đầu với mọi quốc gia dưới một hình thức nào đó. Sau đó họ lại bị sốc khi các quốc gia đang thực hiện các biện pháp ngăn chặn của riêng mình để bảo vệ bản thân. Họ nghĩ điều gì sẽ xảy ra?”

Ông Emanuel đã trích dẫn một loạt những hành vi ông mô tả là các hành động quân sự hung hăng của Trung Quốc, như các cuộc “tấn công” Ấn Độ dọc theo biên giới Himalaya chung của họ.

Các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc nhắm vào tàu Philippines bằng tia laser ở Biển Đông, bắn tên lửa vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, phóng đạn đạo và quấy rối máy bay của Hoa Kỳ, Canada và Úc bằng các tàu và máy bay quân sự của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã bác bỏ các hành động gây hấn trong tất cả các trường hợp này, và cáo buộc Washington là kẻ chủ mưu chính gây căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Hôm thứ Ba (7/3), tân Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương (Qin Gang), cảnh báo rằng nếu Washington không thay đổi hướng đi, “xung đột và đối đầu” với Hoa Kỳ sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Hôm thứ Tư (8/3), Đại sứ Emanuel phản bác rằng việc Mỹ và các đối tác tập kết và tập trận quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không phải là hành động ngăn chặn như Bắc Kinh đã cáo buộc, mà là hành động trấn áp sự xâm lược (có khả năng nguy hiểm hơn) của Trung Quốc.

“Họ (Hoa Kỳ và các đồng minh) cùng nhận ra rằng (sự xâm lược của ĐCSTQ) không thể tiếp diễn như hiện tại. Vì vậy mỗi quốc gia và cả trong liên minh đều đang tiến hành những biện pháp khác nhau, vì lợi ích của chính mình mà xây dựng một liên minh có khả năng răn đe toàn diện. Đây chính là những gì đang xảy ra,” ông Emanuel nói.

Ông ca ngợi Nhật Bản đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng, và phát huy vai trò lãnh đạo trong khu vực. Đồng thời ông cũng viện dẫn các kế hoạch của Nhật Bản về việc tiến hành các cuộc tuần tra chung với Philippines ở Biển Đông, và đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc trong tuần này, nhằm giải quyết ân oán giữa hai nước bắt nguồn từ cuộc chiến tranh giành quyền thống trị của Nhật Bản ở Triều Tiên trước Thế chiến II.

“Sức hút của tự do”

Đại sứ Hoa Kỳ cũng so sánh các quốc gia đã hợp tác với Nhật Bản, như Hàn Quốc, Philippines, Úc, Ấn Độ, thậm chí cả Anh với các quốc gia đã hợp tác với Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm Nga, Bắc Triều Tiên và Iran.

“Ở Mỹ có câu nói rằng nhìn bạn bè của bạn sẽ biết cách đối nhân xử thế của bạn” ông Emanuel nói.

Ông nói, trong 18 tháng qua, chính quyền Biden luôn giữ mối quan hệ đối tác tốt đẹp, cũng như chỉ ra thành tích gắn kết các đồng minh và đối tác lại với nhau.

Ông Emanuel đã trích dẫn các thỏa thuận đa phương, như Đối thoại An ninh 4 bên (một liên minh không chính thức giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ), và thỏa thuận về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân AUKUS giữa Hoa Kỳ, Úc và Anh, cùng các thỏa thuận kinh tế, ngoại giao và biện pháp ​​quân sự khác.

“Tôi nghĩ điều này mang lại niềm tin cho các đồng minh của chúng ta, chẳng hạn như Nhật Bản, tăng ngân sách quốc phòng và tích cực hơn trong lĩnh vực ngoại giao và đấu trường”, ông nói.

Đồng thời ông Emanuel cũng ca ngợi Tokyo vì đã giành được sự ủng hộ của 8 quốc gia châu Á trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng biểu quyết lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga trong cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 3/3.

Ông cho biết các quốc gia trên thế giới sẽ phản ứng với Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Hoa Kỳ, vì một lý do đơn giản mà Trung Quốc không hiểu: “sức hút của tự do”.

“Một hệ thống dựa trên các quy tắc, tôn trọng cá nhân trong khi cố gắng bảo vệ tự do có sức hấp dẫn riêng. Tôi không biết phải diễn tả như thế nào nữa, một sức hút đầy mê hoặc.”

Theo Đới Phù Nhược / Epoch Times

Related posts