Gần đây, vụ bê bối chính quyền Trung Quốc cấp học bổng cao cho sinh viên nước ngoài một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc. Một đoạn video ghi lại cảnh một sinh viên Mexico đang học tập tại Trung Quốc, anh này đã từ bỏ ý định du học tại Hoa Kỳ và vượt hàng nghìn dặm đến Trung Quốc, lý do chính là chế độ đãi ngộ siêu quốc gia mà chính quyền Trung Quốc đưa ra rất hấp dẫn.
Đoạn video cho thấy khi một sinh viên đại học Hồng Kông đến thăm Đại học Giao thông Tây An Trung Quốc, anh ấy đã gặp một sinh viên nước ngoài đến từ Mexico. Du học sinh này cho biết, ban đầu anh muốn sang Mỹ du học nhưng học phí ở đó quá đắt nên đã đến Trung Quốc.
Sinh viên đại học Hồng Kông thấy khó hiểu nên hỏi: “Học trường quốc tế chẳng phải cũng đắt lắm sao?”
Những gì sinh viên Mexico nói khiến anh ấy cảm thấy khó tin.
Du học sinh Mexico nói với anh rằng, Đại học Giao thông Tây An hoàn toàn miễn phí, hàng tháng còn cấp tiền tiêu vặt cho du học sinh, ít nhất 500 tệ (khoảng 1,8 triệu VNĐ) một tháng, một số du học sinh được nhiều hơn, cao nhất có thể được 5.000 tệ (khoảng 18 triệu VNĐ) một tháng.
Sinh viên Mexico cho biết, tưởng Đại học Giao thông Tây An rất dễ, chỉ cần đậu tiếng Trung cấp 4, và có chế độ ưu tiên cho sinh viên quốc tế là được.
Sau đó, cả hai đã đến thăm ký túc xá của Đại học Giao thông Tây An cung cấp cho sinh viên quốc tế. Đoạn video cho thấy những căn phòng đơn mà các sinh viên nước ngoài ở tuy có diện tích nhỏ nhưng được trang bị đầy đủ tiện nghi. Ngược lại, ký túc xá của sinh viên Trung Quốc thường nhiều người chung một phòng.
Đoạn video này đã khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi và không hài lòng.
Một số cư dân mạng bình luận:
- “Yêu cầu mạnh mẽ bãi bỏ chế độ đối xử siêu quốc gia đối với người nước ngoài học tập tại Trung Quốc.”
- “(Ở) Liên hợp quốc, còn dựa vào nước ngoài để bỏ phiếu, làm thế nào để hủy bỏ nó?”
- “Mỗi năm, Mỹ và châu Âu phê bình về nhân quyền và dân chủ ở nước ta, thì có một nhóm côn đồ đã bước ra ủng hộ. Đây chính là lý do thực sự cho viện trợ nước ngoài khổng lồ”.
Vào ngày 6 tháng 4, tài khoản công khai của NetEase “Weiguannian” đã đăng một bài viết có tiêu đề “Sinh viên nước ngoài tại Đại học Giao thông Tây An có thể nhận được số tiền tiêu vặt lên tới 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng, khiến người dân Trung Quốc kinh ngạc”. Bài viết bày tỏ sự phẫn nộ: “Đây đâu phải là học tập, đây là tiền cúng tổ tiên, 5000 tệ này tương đương với một tháng lương của một công nhân nhập cư ở nhiều thành phố. Người ta phải làm việc vất vả một tháng trời mới có thể kiếm được 5000 tệ một tháng. Nhưng người nước ngoài đến học, họ có thể nhận được 5000 tệ nhân dân tệ hàng tháng, điều này thực sự quá điên rồ”.
“Có vẻ như sinh viên Mexico này thực sự coi Trung Quốc là con vịt béo. Anh ấy không đủ khả năng để đến Hoa Kỳ, vì vậy anh ấy đã đến Trung Quốc để vặt lông vịt. Những trường đại học này không biết họ nghĩ gì, họ mạnh mẽ hỗ trợ và chào đón những sinh viên nước ngoài. (Như thế) người ta không coi họ là vịt béo mới là lạ”.
Bài viết cho rằng: “Họ cầm tiền Trung Quốc, sống trong nhà của Trung Quốc, và sử dụng đồ của Trung Quốc. Những tài nguyên này có thể được cung cấp cho sinh viên trong nước, nhưng chúng đã bị người nước ngoài chiếm dụng. Dành sự ưu đãi tốt như vậy cho người nước khác, nhưng lại quá tàn nhẫn với chính người dân của mình, thật quá vô lý”.
“Những trường đại học này nên bỏ cách làm tôn sùng người nước ngoài, xu nịnh người nước ngoài đi, đó là tự coi thường mình. Thảo nào người nước ngoài coi thường các trường đại học Trung Quốc, như thể đang cầu xin người ta đến học, thế thì làm sao người ta có thể đánh giá cao những trường đại học này”.
Bài viết đặt câu hỏi: “Người nước ngoài hiện đang học tập, làm việc và sinh sống tại Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ cung cấp cho họ cơ hội việc làm, mà còn cung cấp cho họ một môi trường tốt để học tập. Như thế đã quá đủ rồi, lại còn học miễn phí nữa. Người Trung Quốc không được hưởng phúc lợi, lại bị một đám người nước ngoài lấy đi mất, có hợp lý không?”.
Chính quyền thành phố Tây An tài trợ cho sinh viên nước ngoài với “giá cả được đánh mã rõ ràng”
Vào ngày 8 tháng 4, một phóng viên của The Epoch Times đã truy cập trang web của Trường Giáo dục Quốc tế thuộc Đại học Giao thông Tây An Trung Quốc, và phát hiện ra rằng chính quyền thành phố Tây An đã đặc biệt thành lập Học bổng “Vành đai và Con đường” dành cho sinh viên quốc tế. Chương trình học bổng này nhằm cung cấp ưu đãi học phí cho sinh viên nước ngoài.
Các loại học bổng được tài trợ chính thức bao gồm: Sinh viên đại học, nghiên cứu sinh thạc sĩ, nghiên cứu sinh tiến sĩ, và sinh viên nâng cao một năm không cấp bằng.
Nội dung tài trợ: 15.000 nhân dân tệ/năm (khoảng 52 triệu VNĐ) cho sinh viên đại học; 20.000 nhân dân tệ/năm (khoảng 70 triệu VNĐ) cho nghiên cứu sinh thạc sĩ; 25.000 nhân dân tệ/năm (khoảng 88 triệu VNĐ) cho nghiên cứu sinh tiến sĩ; 1.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng 3,5 triệu VNĐ) cho sinh viên nâng cao không có bằng cấp cho các khóa học từ sáu tháng trở lên.
Ngoài ra, Đại học Giao thông Tây An còn miễn học phí cho các sinh viên, nghiên cứu sinh thạc sĩ, và nghiên cứu sinh tiến sĩ của học bổng này. Miễn học phí 100%, 50% hoặc 30% cho sinh viên đại học.
Điều kiện để Đại học Giao thông Tây An cấp học bổng là: sinh viên nước ngoài phải có quốc tịch của các quốc gia dọc theo “Vành đai và Con đường”.
Mặc dù quê hương của các sinh viên Mexico được đề cập trong video trên không phải là quốc gia nằm trong “Sáng kiến Vành đai và Con đường” do ĐCSTQ khởi xướng, nhưng theo báo cáo của các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ vào năm 2020, “Sáng kiến Vành đai và Con đường” vẫn tiếp tục mở rộng ở Mỹ Latinh, Mexico và Brazil, nơi không có văn kiện hợp tác nào được ký kết.Trong số năm quốc gia Argentina, Colombia và Bahamas, “Vành đai và Con đường” cũng đã đạt được sự thúc đẩy đáng kể.
Học bổng viện trợ nước ngoài của ĐCSTQ đạt gần 100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu VNĐ) mỗi người
Theo “Kế hoạch học tập tại Trung Quốc” do Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành năm 2010, đến năm 2020, số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học cho đến trường tiểu học và trung học Trung Quốc sẽ đạt 500.000 lượt người, trong đó 150.000 là sinh viên quốc tế học đại học. Trung Quốc “Trở thành điểm đến du học lớn nhất châu Á”.
Theo dữ liệu chính thức từ Bộ Giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổng số 489.200 sinh viên nước ngoài đã học tại các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc vào năm 2017, các sinh viên nước ngoài đã học tại 935 cơ sở giáo dục đại học ở 31 tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Từ góc độ nguồn sinh viên, Trung Quốc đã là điểm đến du học lớn nhất ở châu Á.
Điều kiện có thể thu hút sinh viên quốc tế đến Trung Quốc là học bổng cao với phạm vi rộng. Do số lượng học bổng liên tục tăng, số lượng sinh viên nước ngoài đến Trung Quốc cũng tăng lên hàng năm.
Trên trang web chính thức của Bộ Giáo dục Trung Quốc, phóng viên của The Epoch Times nhận thấy bảng chi tiêu ngân sách công chung của Ngân sách cấp phòng năm 2018 của Bộ Giáo dục được công bố chính thức vào ngày 13 tháng 4 năm 2018 cho thấy, ngân sách năm 2018 cho việc giáo dục sinh viên quốc tế tại Trung Quốc vượt quá 3,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 12 nghìn tỷ VNĐ).
Có ít nhất 10 học bổng chính phủ mà sinh viên nước ngoài có thể đăng ký. Tài trợ học bổng bao gồm: (1) Học phí: sinh viên nhận học bổng được miễn đóng học phí; (2) Phí ăn ở: sinh viên nhận học bổng được miễn trả phí ăn ở hoặc được trợ cấp chỗ ở; (3) Chi phí sinh hoạt: trợ cấp sinh hoạt cơ bản được trao cho sinh viên sinh viên nhận học bổng; (4) Phí bảo hiểm y tế toàn diện: mua bảo hiểm y tế toàn diện cho sinh viên nhận học bổng; (5) Chi phí đi lại quốc tế: hỗ trợ vé máy bay khứ hồi quốc tế cho sinh viên nhận học bổng có hỗ trợ chi phí đi lại quốc tế theo thỏa thuận . Vào ngày 14 tháng 1 năm 2015, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã cùng đưa ra thông báo cho biết mức trợ cấp tối đa cho học bổng chính phủ dành cho sinh viên nước ngoài là 99.800 nhân dân tệ. (Ảnh chụp màn hình trang web)
Tháng 7 năm 2020, Sina.com đăng bài “Cách chi tiêu học bổng của du học sinh tại Trung Quốc: 82% được dùng cho du lịch và tiêu dùng cao cấp”. Bài báo đề cập đến việc thầy Đồ có bài viết “Phân tích về tối ưu hóa quản lý học bổng dành cho sinh viên quốc tế tại Trung Quốc: Lấy sinh viên Mông Cổ học tập tại Trung Quốc làm ví dụ”, lấy bảy trường đại học có du học sinh Mông Cổ ở Vũ Hán (Đại học Vũ Hán, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, Đại học Sư phạm Hoa Trung, Đại học Địa chất Trung Quốc, Đại học Công nghệ Vũ Hán, ĐH Kinh tế Chính trị và Pháp luật Trung Nam) là đối tượng của cuộc khảo sát. Kết quả cho thấy 82% học bổng được các du học sinh sử dụng cho ngành hàng tiêu dùng cao cấp và du lịch, chỉ 18% học bổng được sử dụng cho học tập và đời sống.
Trong những năm gần đây, để mở rộng ảnh hưởng quốc tế của ĐCSTQ, sự đối xử đặc biệt của Bộ Giáo dục đối với sinh viên nước ngoài học tập tại Trung Quốc đã gây ra sự bất mãn rộng rãi trong xã hội. Sinh viên nước ngoài được hưởng nhiều đặc quyền tại các trường đại học Trung Quốc, chẳng hạn như học bổng toàn phần, bao gồm Đại học Giao thông Tây An, Đại học Bắc Kinh, Học viện Mỹ thuật Trung ương, và các trường đại học khác. Ngoài ra, còn có ưu đãi “bạn học”, tức là trường cung cấp ưu đãi cho sinh viên nước ngoài nếu có bạn khác giới là sinh viên người Trung Quốc ở cùng trường.
Tháng 7/2019, sau khi vụ bê bối trường Đại học Sơn Đông cung cấp ưu đãi “bạn học” cho sinh viên nước ngoài bị truyền thông phanh phui, dư luận đã chỉ trích gay gắt. Trên thực tế, ngay từ năm 2004, tờ “Tuần báo mới” đã tiết lộ rằng, ban quản lý cấp cao của Nhạc viện Đại học Sư phạm Nam Kinh đã ban hành “nhiệm vụ tiếp khách” cho các nữ sinh của trường, buộc 10 nữ sinh phải tạm dừng tiết học để cùng cấp trên hát và khiêu vũ. Theo tiết lộ, Bộ giáo dục Trung Quốc có thể đã triển khai chương trình “bạn học” ở các trường cao đẳng và đại học trước đó từ lâu rồi.
Lý Tịnh – Epoch Times
Thanh Hà biên dịch