Chiến tranh Nga-Ukraine vạch trần nguyên hình chính quyền Trung quốc

Mộc Lan

Ngày 24 tháng 2 năm 2023 đánh dấu kỷ niệm một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Cuộc chiến Nga-Ukraine này đã khiến cộng đồng quốc tế nhận thức rõ hơn về bộ mặt thật của ĐCSTQ, ĐCSTQ đã “thu hoạch” những hậu quả khó lường nào? (Do “Trăm Năm Chân Tướng” cung cấp)

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã thực sự khiến cộng đồng quốc tế nhận thức rõ hơn về bộ mặt thật của ĐCSTQ, điều này có lẽ nhiều người không ngờ tới.

Quý vị khán giả, xin chào mọi người, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!

Ngày 24 tháng 2 năm 2023 đánh dấu kỷ niệm một năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Cùng ngày, ĐCSTQ đã công bố cái gọi là tài liệu “Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”, với ý định tiếp tục diễn như một bên trung lập, nhưng đã để lộ lập trường thân Nga của nó như mọi khi. Hôm nay, chúng tôi sẽ nói với quý vị về những hệ quả mà chính quyền Trung Quốc đã “thu hoạch” kể từ sau cuộc chiến tranh này.

Tiến sĩ Vương Hữu Quần, người chấp bút của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ Uất Kiện Hành, phân tích rằng ĐCSTQ đã “thu hoạch” được ít nhất bốn điều:

Hệ quả thứ nhất: ĐCSTQ đối lập với hơn một trăm quốc gia

Chiến tranh Nga-Ukraine là loại tính chất gì? Điều này liên quan đến cả phán đoán sự thực và phán đoán giá trị. Đó là một câu hỏi cần được làm rõ trước tiên. Nếu là chiến tranh xâm lược, thì nó liên quan đến vấn đề đối phó với kẻ xâm lược và kẻ chống xâm lược như thế nào. Nên đứng về phía kẻ xâm lược hay đứng về phía kẻ chống xâm lược?

Vào ngày 22 tháng 2 năm 2023, Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres đã chỉ ra tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên hợp quốc: “Việc Nga xâm lược Ukraine là vi phạm sự đồng thuận chung của chúng ta và phá hoại Hiến chương Liên hợp quốc cũng như luật pháp quốc tế, là một sự khiêu chiến đối với các nguyên tắc và giá trị cơ bản của hệ thống đa phương.”

Ngày 23/2, phiên họp đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết với 141 phiếu thuận, một lần nữa kêu gọi Nga rút quân ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện khỏi lãnh thổ nằm trong biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine.

141 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đều cho rằng đây là cuộc chiến mà Nga xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã bỏ phiếu trắng, không nói có cũng không nói không. Đây là loại thái độ gì? Trên thực tế, nó đứng về phía kẻ xâm lược, và nó cũng đứng về phía đối lập với 141 quốc gia.

Hệ quả thứ hai: Vạch trần thói đạo đức giả về những vấn đề then chốt

Kết quả thứ hai mà ĐCSTQ “thu hoạch” được là để thế giới một lần nữa nhìn rõ sự đạo đức giả của nó trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh.

Từ cận đại, Nga là quốc gia chiếm đóng nhiều lãnh thổ của Trung Quốc nhất. Còn trong đương đại, ĐCSTQ là đảng đã bán đứng nhiều lãnh thổ nhất cho Nga và các nước khác. Lãnh thổ mà ĐCSTQ trao cho Nga và những nước khác vô điều kiện lên tới hơn 1,7 triệu km2, tương đương với hơn 40 lần Đài Loan. Chúng tôi đã nói về nội dung cụ thể của khía cạnh này trong chương trình trước, nếu quý vị quan tâm, có thể bấm xem tại đây.

Làm sao ĐCSTQ, Đảng bán nước lớn nhất thế giới, có thể tôn trọng chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh? Nó thường lớn tiếng nói về lãnh thổ và chủ quyền của nó, chẳng qua chỉ để đánh lừa mọi người.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2022, Nga đã sáp nhập 4 bang ở miền đông Uzbekistan trong cuộc xâm lược Ukraine: Lugansk, Donetsk, Zaporizhia và Kherson, đồng thời buộc chuyển giao 15% lãnh thổ Ukraine vào lãnh thổ Nga. Đây là vụ sáp nhập lãnh thổ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.

Ngày 12/10/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết mang tên “Sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine: Bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” với 143 phiếu thuận, lên án việc Nga sáp nhập 4 bang của Ukraine, tuyên bố rằng cái gọi là “trưng cầu dân ý” của Nga tại 4 bang của Ukraine và việc sáp nhập lãnh thổ của nước này là phi pháp và vô hiệu. Tuy nhiên, tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ lần này, ĐCSTQ cũng bỏ phiếu trắng.

ĐCSTQ luôn nói rằng nó tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraine, tại sao nó không lên án và phản đối Nga khi nước này ngang nhiên vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và sáp nhập lãnh thổ của Ukraine?

Chỉ cần tưởng tượng, nếu Mỹ, trước “áp lực cực độ” của ĐCSTQ đối với Đài Loan, tổ chức cái gọi là “trưng cầu dân ý” ở Đài Loan để sáp nhập Đài Loan vào Mỹ, liệu ĐCSTQ có bỏ phiếu trắng không?

Hoặc, những kẻ xâm lược Nhật Bản đưa quân đến Trung Quốc dưới ngọn cờ cứu người dân Trung Quốc khỏi cảnh khốn cùng. Theo thái độ của ĐCSTQ đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga ngày nay, cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản có thể được tính là xâm lược không?

Việc Nga sáp nhập 4 quốc gia Ukraine giống như lửa thử vàng, một lần nữa vạch trần thói đạo đức giả của ĐCSTQ.

Hậu quả thứ 3: Ném đá người dân Ukraine, mất hết nhân tâm

Quả đắng thứ ba mà ĐCSTQ ủ trong cuộc chiến Nga-Ukraine là ném đá vào người dân Ukraine, dẫn đến sự thức tỉnh của người dân toàn thế giới.

Cuộc chiến này đã gây thương vong nặng nề và tổn thất nghiêm trọng cho người dân Ukraine. Theo số liệu của Liên hợp quốc, cho đến nay, cuộc chiến đã khiến ít nhất 8.006 dân thường Ukraine thiệt mạng, hơn 13.000 người bị thương, 5,4 triệu người ở Ukraine phải rời bỏ nhà cửa và 8 triệu người vượt biên trở thành người tị nạn. Nga đã tiến hành hơn 700 cuộc tấn công vào các cơ sở y tế, hơn 3.000 trường tiểu học, trung học và khuôn viên trường đại học bị hư hại hoặc phá hủy, hơn 5 triệu trẻ em buộc phải gián đoạn việc học. Cơ sở hạ tầng của Ukraine đã bị hư hại nghiêm trọng, 18 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo.

“Người Ukraine đang sống như địa ngục trần gian”, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói.

Nhìn lại quá khứ, Ukraine đã giúp ĐCSTQ rất nhiều. Ukraine từng là một trong những cứ điểm công nghiệp chính của Liên Xô, trong đó nổi bật nhất là ngành công nghiệp quân sự. Sau khi Ukraine giành được độc lập vào năm 1991, nước này trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ sáu trên thế giới. Kể từ năm 1995, nước này đã xuất khẩu khoảng 30 loại kỹ thuật quân sự cho ĐCSTQ, bao gồm các trang thiết bị then chốt như hàng không mẫu hạm, hệ thống động lực cho tàu lớn, thiết kế máy bay vận tải lớn, máy bay huấn luyện cao cấp tốc độ siêu âm, động cơ xe tăng và tên lửa không đối không. 

Tiền thân của “hạm Liêu Ninh”, hàng không mẫu hạm đầu tiên của ĐCSTQ, chính là hàng không mẫu hạm chưa hoàn thành của Liên Xô cũ, có tên Varyag, mà Ukraine đã bán cho ĐCSTQ với giá 20 triệu USD. Ukraine không chỉ bán hàng không mẫu hạm cho ĐCSTQ, mà còn bán thiết kế nguyên bản nặng hàng chục tấn cho ĐCSTQ. Với những thiết kế này, Trung Quốc mới có “hạm Liêu Ninh” ngày nay.

Tuy nhiên, chỉ 20 ngày trước khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào ngày 4 tháng 2 năm 2022, ĐCSTQ đã tuyên bố: “Tình hữu nghị Trung-Nga không có giới hạn, hợp tác không có vùng cấm, sự tin tưởng lẫn nhau có không có giới hạn trên.” Trung Quốc và Nga đã ký kết gần 20 văn bản hợp tác, Nga nhận được các đơn đặt hàng lớn trị giá hơn 100 tỷ đô la Mỹ.

Một năm kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ, trong tình huống thế giới tự do do Mỹ dẫn đầu tiếp tục gia tăng trừng phạt Nga, ĐCSTQ không những không gia nhập hàng ngũ trừng phạt mà còn tăng cường trao đổi kinh tế và thương mại với Nga. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan của ĐCSTQ, kim ngạch thương mại giữa Trung – Nga sẽ tăng 29,3% vào năm 2022, đạt mức cao kỷ lục 190,271 tỷ USD. Đây rõ ràng là một cuộc “tiếp máu” cho Nga.

Khi người dân Ukraine đang bị Nga pháo kích dữ dội, ĐCSTQ tiếp tục “tiếp máu” cho Nga, đây chẳng phải là đâm sau lưng người dân Ukraine sao?

Hậu quả 4: Đặt lợi ích của người Trung Quốc vào hiểm cảnh

Hậu quả thứ tư do ĐCSTQ gây ra là mạo hiểm với lợi ích của người dân Trung Quốc.

Khi chiến tranh xâm lược nổ ra, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với kẻ xâm lược là một trong những biện pháp quan trọng để chấm dứt chiến tranh.

Theo thống kê của Castellum.AI, một tổ chức phúc lợi công cộng chuyên phòng chống tội phạm tài chính, từ khi chiến tranh bùng nổ vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 23 tháng 2 năm 2023, thế giới tự do do Mỹ đứng đầu đã áp đặt khoảng 13.021 lệnh trừng phạt đối với Nga và đóng băng khoảng 3.000 triệu đô la dự trữ ngoại hối của người Nga.

Đây là lệnh trừng phạt lớn nhất và nghiêm khắc nhất đối với một quốc gia trong lịch sử, và các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhanh chóng, triển khai mạnh mẽ, bao trùm nhiều lĩnh vực và nhắm mục tiêu chính xác.

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2023, Mỹ đã công bố một đợt trừng phạt mới đối với Nga, gọi đây là “hành động trừng phạt quan trọng nhất cho đến nay”. Ngay sau đó, vào ngày 25 tháng 2, Liên minh châu Âu đã thông qua loạt lệnh trừng phạt thứ mười đối với Nga, gọi đây là lệnh trừng phạt “mạnh mẽ và sâu rộng nhất” đối với Nga trong lịch sử.

Các biện pháp trừng phạt đã có tác động lớn đến Nga: hệ thống tài chính của nước này bị lung lay; xuất khẩu bị hạn chế nghiêm trọng; xuất khẩu sang Nga bị hạn chế nghiêm trọng; đầu tư nước ngoài vào Nga bị chặn; đầu tư nước ngoài vào Nga bị rút hàng loạt; tài nguyên chiến tranh đã bị tiêu hao rất nhiều, tài chính của nước Nga đang gặp khó khăn vô cùng lớn. Theo báo cáo của chính phủ Nga, vào tháng 1/2023, ngân sách Nga sẽ thâm hụt khoảng 1.761 tỷ Rúp (23,5 tỷ USD). Chi phí tăng 59% so với năm trước, trong khi doanh thu giảm 35%.

Theo một nghĩa nào đó, ĐCSTQ đã chọn đứng về phía Nga trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Vào ngày 22 tháng 2, Vương Nghị, chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại của ĐCSTQ, đã gặp Putin và tuyên bố rằng quan hệ Trung-Nga “ổn như Thái Sơn”.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã nhiều lần tuyên bố rằng có bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đã cung cấp “hỗ trợ phi sát thương” cho Nga; có bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đang “cân nhắc” cung cấp “hỗ trợ sát thương” cho Nga. Và ông Blinken cũng cảnh báo, sẽ có “hậu quả nghiêm trọng” đối với Trung Quốc.

Quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Nga, và sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào hơn 100 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên hợp quốc cũng lớn hơn nhiều so với Nga. Một khi ĐCSTQ vượt qua lằn ranh đỏ và đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc, tác động đối với nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều lần so với Nga, thậm chí có thể là đòn chí mạng.

Lời kết:

Các vấn đề chính của Chiến tranh Nga-Ukraine không phức tạp đến mức khó phân biệt. Như Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan đã nói: “Ukraine không tấn công Nga, NATO không tấn công Nga, Mỹ không tấn công Nga. Đây là cuộc chiến do Putin lựa chọn.” Nếu Nga đình chỉ công kích, rút toàn bộ quân đội, chiến tranh sẽ kết thúc vào ngày mai.

ĐCSTQ đang chơi trò “giả trung lập, thật thân Nga” giữa Nga và Ukraine, bất kỳ ai có lương tâm đều có thể nhìn thấy điều đó trong nháy mắt.

Chiến tranh Nga-Ukraina, một lần nữa đã bộc lộ bản chất “giả, ác, đấu” của ĐCSTQ!

Related posts