Một chiếc xe tải chất đầy hàng đi qua một đường hầm mới xây ở phía bắc Thung lũng Gojal của Pakistan vào ngày 29/9/2015. (Ảnh: Aamir Qureshi/AFP/Getty Images)

Taliban trải thảm đỏ đón ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc

Bình luận Aldgra Fredly • 22:52, 08/05/23    

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lực lượng Taliban đang cầm quyền tại Afghanistan đã nhất trí với Trung Quốc và Pakistan về việc tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác ba bên với Trung Quốc và Pakistan để đạt được ‘kết quả đôi bên cùng có lợi’.

Hôm 6/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Pakistan Bilawal Bhutto Zardari và Ngoại trưởng của Chính phủ lâm thời Afghanistan Amir Khan Muttaqi tại thủ đô Islamabad của Pakistan.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2450194731637417&output=html&h=159&slotname=1861600873&adk=1123374064&adf=2946421595&pi=t.ma~as.1861600873&w=634&fwrn=4&lmt=1683561341&rafmt=11&format=634×159&url=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2Fthe-gioi%2Ftaliban-trai-tham-do-don-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc-440060.html&wgl=1&dt=1683582836241&bpp=2&bdt=779&idt=489&shv=r20230504&mjsv=m202305030101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D1d9cbf7a05cf38ee-220cf4ad38d9003e%3AT%3D1673396140%3ART%3D1673396140%3AS%3DALNI_Mahd7UgawgKod7bjU6n8f797T6VTw&gpic=UID%3D00000be7447987f4%3AT%3D1683059277%3ART%3D1683582831%3AS%3DALNI_MbLgc5FgKzY-13NhTYHzVpWMnqRkA&prev_fmts=0x0%2C728x90&nras=1&correlator=6980011463695&frm=20&pv=1&ga_vid=1183819638.1639694943&ga_sid=1683582837&ga_hid=804229700&ga_fc=1&rplot=4&u_tz=600&u_his=21&u_h=1206&u_w=2144&u_ah=1161&u_aw=2144&u_cd=24&u_sd=0.896&adx=608&ady=1460&biw=2125&bih=1004&scr_x=0&scr_y=0&eid=44773809%2C44759842%2C44759927%2C44759876%2C44785295%2C44788442%2C44789923%2C44789333&oid=2&pvsid=559558377785323&tmod=966009180&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2F&fc=1920&brdim=-9%2C-9%2C-9%2C-9%2C2144%2C0%2C2151%2C1173%2C2144%2C1004&vis=1&rsz=%7C%7CoEebr%7C&abl=CS&pfx=0&fu=128&bc=31&ifi=3&uci=a!3&btvi=1&fsb=1&xpc=tGYAMwgp6X&p=https%3A//www.ntdvn.net&dtd=600

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, các Ngoại trưởng đã nhất trí duy trì quan hệ, tăng cường tin cậy chính trị, tôn trọng chủ quyền của nhau và xử lý các xung đột thông qua tham vấn bình đẳng.

Các bên cũng phản đối “các biện pháp trừng phạt đơn phương bất hợp pháp” chống lại Afghanistan cũng như nỗ lực can thiệp vào công việc nội bộ của nước này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Cả Afghanistan và Pakistan đều cam kết thúc đẩy kết nối ba bên với Trung Quốc về chính trị, an ninh và kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích chung của họ, đồng thời “đạt được lợi ích chung và kết quả đôi bên cùng có lợi”.

Nhân dịp này, ba quốc gia cũng cam kết hợp tác xây dựng và mở rộng dự án BRI tới Afghanistan. Ngoài ra, Trung Quốc và Pakistan cũng đã bàn tới việc đưa quốc gia này tham gia vào Dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” (CPEC), một trong những thành phần quan trọng của BRI. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác phát triển ở Afghanistan.

Ông Muttaqi cho biết Taliban ưu tiên phát triển quan hệ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định nước này sẽ không cho phép bất kỳ lực lượng nào tham gia vào các hoạt động chống phá Trung Quốc và Pakistan trên lãnh thổ Afghanistan, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tuy nhiên, tuyên bố của Trung Quốc không đề cập đến tình hình nhân quyền của phụ nữ Afghanistan. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan vào năm 2021, chính phủ Afghanistan do Taliban nắm quyền đã thắt chặt kiểm soát đối với việc phụ nữ tiếp cận đời sống công cộng, bao gồm việc cấm phụ nữ học đại học và đóng cửa hầu hết các trường trung học dành cho nữ sinh.

Lý do của quyết định này là do các nữ sinh Afghanistan đã không tuân theo quy định về trang phục của luật Hồi giáo.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình RTA của Afghanistan năm 2022, Quyền Bộ trưởng Giáo dục Nida Mohammad Nadim cho biết, các nữ sinh không tuân thủ nhiều quy tắc của luật Hồi giáo, bao gồm mặc không đúng trang phục và giao tiếp với người khác giới.

Ông Nadim cũng cho biết lệnh cấm sẽ được duy trì cho đến khi có thông báo tiếp theo.

Theo một báo cáo mới đây của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, nền kinh tế Afghanistan đã “chịu ảnh hưởng nặng nề” dưới sự quản lý của Taliban. Báo cáo nêu rõ sản lượng kinh tế của Afghanistan đã suy giảm từ 30% đến 35% vào năm 2021 đến năm 2022. Theo báo cáo, hai phần ba số hộ gia đình Afghanistan phải vật lộn để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ.

Trong một cuộc gặp riêng với ông Muttaqi vào ngày 6/5, ông Tần Cương nói rằng Trung Quốc sẽ “kiên định” với người dân Afghanistan và hỗ trợ nước này theo đuổi con đường phát triển phù hợp với điều kiện của quốc gia “bất kể tình hình quốc tế và khu vực thay đổi như thế nào”. Quyền phó Thủ tướng lâm thời của Afghanistan Abdul Ghani Baradar (trái) và Đại sứ Trung Quốc tại Kabul, Vương Ngu (Wang Yu), tại Kabul, Afghanistan, hôm 05/01/2023. (Ảnh: Ahmad Sahel Arman/AFP qua Getty Images)

Quan hệ Trung Quốc – Afghanistan

Trước đây, Trung Quốc và Pakistan cũng từng tính đến việc mở rộng các dự án CPEC sang Afghanistan. Trong một tuyên bố chung hôm 6/5, hai quốc gia đã cam kết đẩy mạnh phát triển ở Afghanistan, đặc biệt là thông qua việc mở rộng CPEC.

Cả hai bên đều nhấn mạnh sự cần thiết của cộng đồng quốc tế trong việc cung cấp hỗ trợ cho Afghanistan, “bao gồm cả việc chấm dứt đóng băng các tài sản tài chính nước ngoài của Afghanistan”.

CPEC là một phần quan trọng trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013. Các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, đã lên án sáng kiến cơ sở hạ tầng BRI là “bẫy nợ” đối với các nước nhỏ hơn.

Trung Quốc đã đầu tư hơn 62 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ CPEC, bao gồm cả việc xây dựng một cảng nước sâu ở Gwadar ở Pakistan, gây ra các cuộc biểu tình lớn vào tháng 11/2021.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2450194731637417&output=html&h=159&slotname=8105243898&adk=3417509139&adf=2017887664&pi=t.ma~as.8105243898&w=634&fwrn=4&lmt=1683561341&rafmt=11&format=634×159&url=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2Fthe-gioi%2Ftaliban-trai-tham-do-don-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc-440060.html&wgl=1&dt=1683582836241&bpp=2&bdt=780&idt=490&shv=r20230504&mjsv=m202305030101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D1d9cbf7a05cf38ee-220cf4ad38d9003e%3AT%3D1673396140%3ART%3D1673396140%3AS%3DALNI_Mahd7UgawgKod7bjU6n8f797T6VTw&gpic=UID%3D00000be7447987f4%3AT%3D1683059277%3ART%3D1683582831%3AS%3DALNI_MbLgc5FgKzY-13NhTYHzVpWMnqRkA&prev_fmts=0x0%2C728x90%2C634x159&nras=1&correlator=6980011463695&frm=20&pv=1&ga_vid=1183819638.1639694943&ga_sid=1683582837&ga_hid=804229700&ga_fc=1&rplot=4&u_tz=600&u_his=21&u_h=1206&u_w=2144&u_ah=1161&u_aw=2144&u_cd=24&u_sd=0.896&adx=608&ady=4038&biw=2125&bih=1004&scr_x=0&scr_y=0&eid=44773809%2C44759842%2C44759927%2C44759876%2C44785295%2C44788442%2C44789923%2C44789333&oid=2&pvsid=559558377785323&tmod=966009180&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2F&fc=1920&brdim=-9%2C-9%2C-9%2C-9%2C2144%2C0%2C2151%2C1173%2C2144%2C1004&vis=1&rsz=%7C%7CoEebr%7C&abl=CS&pfx=0&fu=128&bc=31&ifi=4&uci=a!4&btvi=2&fsb=1&xpc=o8wXuo2j6V&p=https%3A//www.ntdvn.net&dtd=618

Không có quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, công nhận Taliban là một quốc gia hợp pháp, nhưng Bắc Kinh đã tìm cách thắt chặt quan hệ kinh tế với Taliban bởi họ để mắt đến các mỏ khoáng sản ước tính trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD của Afghanistan.

Các nhà quan sát đã bày tỏ lo ngại rằng khoảng trống quyền lực do Taliban trở lại nắm quyền vào năm 2021 để lại sẽ được lấp đầy bởi chế độ độc tài của Trung Quốc – quốc gia đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Á và Trung Đông.

Vào tháng 1/2023, chính quyền Taliban đã ký kết một thỏa thuận trị giá 540 triệu USD với Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Trung Á Tân Cương (CAPEIC) của Trung Quốc. Đây được xem là thắng lợi kinh tế lớn đầu tiên của Taliban kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng 8/2021.

Thỏa thuận này mang lại cho CAPEIC một hợp đồng khai thác dầu mỏ trong phạm vi hơn 1.700 dặm vuông (khoảng 1.127 km vuông) trong vòng 25 năm ở lưu vực sông Amu Darya, con sông được xem là biên giới tự nhiên giữa Afghanistan, Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan.

Đồng thời, thương vụ cũng trao cho Taliban quyền sở hữu 20% cổ phần trong dự án.

Các nhà phân tích coi động thái này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm tận dụng sự rút lui hỗn loạn của Hoa Kỳ và thiết lập một mô hình quan hệ quốc tế thay thế ở khu vực Trung Đông.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Related posts