Liên Thành
Trong chiến tranh hiện đại, ưu thế trên không là nền tảng để thành công. Ví dụ như trong Chiến tranh Nga- Ukraina, cả thế giới có thể thấy rõ nguyên nhân chính khiến thế tiến công của Nga khó khăn là do họ không có được ưu thế trên không.
Ông Philip Breedlove, Cựu Tư lệnh Đồng minh Tối cao châu Âu, cũng là một tướng Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, chỉ ra trong một bài phân tích trực tuyến của Defense News vào ngày 25 rằng đối với các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư như Su-25 và Su-34, Ukraina dựa vào các lớp hệ thống phòng không làm cho không phận trở thành một môi trường có tính sát thương cao.
Ông chỉ ra rằng khi ông là chỉ huy của Lực lượng Đồng minh Châu Âu thuộc NATO, mặc dù có F-22, nhưng phi đội của lực lượng không quân NATO chủ yếu bao gồm F-15, “Typhoon” và “Rafale”, và tới năm 2016 đã xuất hiện máy bay chiến đấu F-35.
Lợi thế công nghệ mà NATO dựa vào để thiết lập ưu thế trên không, được gọi là “lợi thế áp đảo”, đã bị xói mòn trong nhiều năm bởi những tiến bộ trong hệ thống phòng không của Nga. Ví dụ, S-400 có thể theo dõi và tiêu diệt các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư với tín hiệu radar mạnh ở phạm vi hàng trăm dặm.
Hệ thống phòng không S-400 có thể triệt hạ hoàn toàn tiêm kích F-16
Ông nhấn mạnh, nhờ có F-35, NATO cuối cùng đã chuyển hóa và khôi phục lại “ưu thế áp đảo” của phe đồng minh, điều này khiến ông an tâm hơn. Ông Breedlover tin rằng F-35 là nhân tố thay đổi cuộc chơi thực sự trên chiến trường châu Âu. Trong 18 tháng qua, hiện tượng này đặc biệt đáng chú ý.
Kể từ khi chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 đầu tiên của Hoa Kỳ bay tới căn cứ Lực lượng Không quân Hoàng gia Lakenheath vào tháng 1/2022, trong vài tháng sau đó, các chiến đấu cơ F-35 của Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Ý và các quốc gia khác đã liên tiếp tham gia các cuộc tập trận quân sự của NATO ở Biển Baltic và Địa Trung Hải.
Các quốc gia vùng Baltic, chẳng hạn như Ba Lan và Rumani, là những thành viên tuyến đầu của NATO, và các nhiệm vụ của F-35 có treo cờ NATO trong và xung quanh không phận của họ giúp đội quân yên tâm. Ngoài ra, các máy bay F-35 của Mỹ, Anh và Na Uy cũng đã được huấn luyện ở Bắc Cực. Khi các chiến đấu cơ F-35 đến Căn cứ Không quân Spangdahlem ở Đức vào tháng 2/2022, chúng nhận nhiệm vụ thu thập dữ liệu về tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ trên khắp Đông Âu và ngăn chặn Nga.
F-35 vượt trội trong vai trò của mình nhờ khả năng tàng hình vô song, cùng với hệ thống cảm biến và radar tiên tiến. Do khả năng tàng hình nên radar của Nga rất khó phát hiện, nhưng nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa nhờ hệ thống cảm biến và radar tiên tiến. Ngoài ra, F-35 duy trì khả năng sống sót cao nhờ hệ thống điện tử hàng không và hệ thống tự vệ tiên tiến.
Ông Breedlover nói thêm, ngoài giá trị răn đe, F-35 cũng sẽ tăng cường khả năng tương tác tác chiến với các đồng minh và đối tác của Mỹ. Nó tương thích với nhiều loại hệ thống đồng minh và giúp các lực lượng đồng minh phối hợp chặt chẽ hơn trong các nhiệm vụ chiến đấu chung. Và điều này là cần thiết đối với NATO vì nó cho phép các lực lượng đồng minh thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng mặc dù các đồng minh NATO đã bỏ phiếu tín nhiệm, nhưng Hoa Kỳ đã không tăng cường các đơn đặt hàng trong nước theo cách mà họ nên làm. Ông nhấn mạnh, Mỹ cần triển khai chiến đấu cơ F-35 càng sớm càng tốt. Ông nói rằng ngày nay chiến đấu cơ tàng hình này là một trong số ít nền tảng mà Hoa Kỳ có thể sản xuất hàng loạt để phát huy tác dụng răn đe đáng kể và Quốc hội cũng như chính phủ phải tối đa hóa năng lực sản xuất của F-35, nhằm bảo đảm NATO có sức mạnh chiến đấu cần thiết để bảo vệ các thành viên của mình và ngăn chặn xâm lược.