Ukraina có thể có thêm ‘sát thủ’ tấn công Matxcova

Liên Thành

Đức có thể muốn hỗ trợ Ukraina bằng tên lửa hành trình Taurus. (Ảnh từ Youtube).

Các nhà quan sát suy đoán rằng Ukraina đã giao chiến với quân đội Nga tại thị trấn nhỏ Bakhmut để thu hút sự chú ý của Matxcova, trong khi đó một số lực lượng dân quân Nga chống ông Putin đã bắt đầu xâm chiếm lục địa Nga. Những thay đổi gần đây trên chiến trường Nga-Ukraina vẫn đang tiếp diễn. Chuyên mục quân sự của SoundofHope đã có bài nhận định về những diễn biến này.

Theo một báo cáo ngày 25/5 của The War Zone, một trang web quân sự của Hoa Kỳ, Đức có thể muốn hỗ trợ Ukraina bằng tên lửa hành trình Taurus.

“Taurus” là tên lửa hành trình không đối đất do Đức và Thụy Điển hợp tác phát triển, có tầm bắn tối đa 500 km. Nó có thể được phóng ở độ cao 4.500 mét, tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 0,95 ở độ cao thấp 30 mét và độ chính xác của mục tiêu là trong vòng 10 mét.

Một tính năng chính của tên lửa “Taurus” là nó có thể tấn công các mục tiêu kiên cố và mục tiêu dưới lòng đất. Đầu đạn xuyên liên hợp nặng 454 kg có thể xuyên qua lớp bê tông cốt thép dày 6 mét hoặc lớp đất dày 36 mét.

Trước đó Anh đã viện trợ cho Ukraina tên lửa hành trình tầm xa “Storm Shadow” với tầm bắn 250 km, “Taurus” của Đức tiếp theo đây có thể sẽ giúp Ukraina tấn công các mục tiêu còn xa hơn.

Cùng với việc tên lửa siêu thanh “Kinzhal” của Nga gần như bị đánh chặn 100% bởi hệ thống Patriot, phạm vi viện trợ của phương Tây cho Ukraina ngày càng rộng hơn. Có người cho rằng Ukraina  chỉ cách  Matxcova khoảng 450 km, chỉ cần phóng ở khu vực biên giới, tên lửa “Taurus” có thể tấn công vào trung tâm chính trị của ông Putin.

Giới chuyên gia nhận định, mặc dù các nước đồng minh không muốn dùng viện trợ quân sự để tấn công lục địa Nga, nhưng tên lửa gửi tới Ukraina có phạm vi bắn ngày càng xa, rất có thể sẽ giúp Ukraina giành lại Crimea trong tương lai.

Ngoài ra, nếu Đức trở thành quốc gia tiên phong thứ hai trong việc viện trợ vũ khí tầm xa cho Ukraina sau Anh, điều này sẽ làm thay đổi quan điểm khá bảo thủ của Đức về viện trợ quân sự khi bắt đầu chiến tranh. Giới quan sát cho rằng, trước đây Đức không dám đắc tội với Nga, nhưng hiện tại lại là quốc gia hăng hái hỗ trợ Ukraina, hiển nhiên trong mắt các nhà lãnh đạo Đức, Nga bại trận đã định, hơn nữa thời điểm đang đến gần, có lẽ còn sớm hơn so với dự đoán từ ngoại giới.

Ngoại giới cũng đặt câu hỏi tại sao Ukraina nhất quyết đánh quân Nga ở Bakhmut, nơi không có ý nghĩa chiến lược, và tại sao cuộc phản công mùa xuân đã lâu chưa bắt đầu, câu trả lời có thể là Ukraina đang chờ dân quân Nga chuyển giao chiến tranh đến nước Nga. Mới đây, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Tập đoàn Wagner, đã tuyên bố chính thức rút khỏi Bakhmut đồng thời cho biết Ukraina đang chuẩn bị phản công và sẽ cố gắng bao vây Bakhmut, tấn công Crimea. Cần phải đánh đuổi quân đội Nga về biên giới trước khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Ông Prigozhin cho biết mặc dù có quan điểm cho rằng phương Tây sẽ mệt mỏi với chiến tranh và Trung Quốc sẽ thúc đẩy Nga và Ukraina đạt được thỏa thuận hòa bình, nhưng ông không đặt nhiều hy vọng vào điều này.

Ông cũng cảnh báo ông Putin về tình trạng bất ổn có thể xảy ra ở Nga, với việc binh lính và gia đình của những người thiệt mạng nổi dậy, gây ra các sự kiện tương tự như cuộc cách mạng năm 1917. Ông đề nghị ông Putin áp đặt thiết quân luật để giữ nước Nga.

Năm 1917, do bất mãn trước sự suy thoái xã hội do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, Cách mạng Tháng Hai nổ ra ở Nga, Sa hoàng Nicholas II buộc phải thoái vị, sau đó nước Nga rơi vào nội chiến kéo dài 5 năm.

Ông Putin không thắng ở chiến trường Ukraina, mà chế độ lại bị đe dọa

Ngày 25/5, Nga bắt đầu kế hoạch khai triển vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus. Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko, người đang ở thăm  Matxcova, cho biết các đầu đạn hạt nhân đang trên đường đến, đây là lần đầu tiên Điện Kremlin khai triển vũ khí như vậy bên ngoài đất nước kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga đã điều chiến đấu cơ Su-27 và Su-35 xuất kích trên không để đánh chặn 2 chiến đấu cơ của Mỹ trên Biển Baltic.

Bộ Quốc phòng Nga trực tiếp thừa nhận rằng “mục tiêu trên không của máy bay quân sự Nga là hai máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Mỹ”.

Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết trong cuộc gặp với người đồng cấp Belarus ở Minsk: “Khối phương Tây về cơ bản là đã chiến tranh không chính thức với đất nước chúng tôi”.

Kế đến, liệu có xảy ra một cuộc đối đầu giữa Nga và các nước phương Tây hay không cũng là điều đáng được quan tâm.

Related posts