Tin thế giới sáng Chủ Nhật: Thị trưởng thành phố Na Uy đạp xe 11 ngày tới Ukraina

Thị trưởng thành phố Na Uy đạp xe 11 ngày tới Ukraina

Tạ Linh

Thị trưởng thành phố Na Uy đạp xe tới Ukraina và quyên góp 14.500 USD cho lực lượng vũ trang Ukraina (ảnh: ANDRII NOHA/FACEBOOK).

Jonas Andersen Sayed – thị trưởng thành phố Sokndal ở Na Uy, đã thực hiện chuyến đi xe đạp kéo dài 11 ngày đến làng Zaliztsi ở tỉnh Ternopil, Ukraina. 

Trong chuyến đi, ông quyên góp được 150.400 NOK (khoảng 14.500 USD), số tiền này đã được dùng để mua một số thiết bị, trong đó có 2 chiếc UAV Mavic để tặng cho Lực lượng Vũ trang Ukraina.

Truyền thông Na Uy cho hay, ông Andersen đã đạp xe từ Sokndal đến Zaliztsi, hai địa phương này đã trở thành thành phố kết nghĩa sau khi nổ ra chiến sự Nga – Ukraina. 

Ảnh: ANDRII NOHA/FACEBOOK.

Tháp tùng ông Andersen là chiếc ô-tô của sáng kiến có tên “Ô-tô cho Ukraina” của Na Uy, chiếc xe này sau đó cũng được tặng cho Lực lượng Vũ trang Ukraina. 

Nga ủng hộ châu Phi tăng cường hiện diện tại Liên hợp quốc

Liên Thành

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi ngày 28/7 (ảnh: Hanoimoi).

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ 2 ở St. Petersburg ngày 28/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi mở rộng sự hiện diện của các quốc gia châu Phi trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) và các cơ quan khác của LHQ.

Theo hãng tin TASS của Nga, Tổng thống Putin bày tỏ chia sẻ với mong muốn của các nước châu Phi đóng vai trò lớn hơn trong các hoạt động của LHQ. 

Liên minh châu Phi (AU) có quan điểm tích cực về vấn đề này, và Nga sẵn sàng xem xét các đề xuất nhằm mở rộng sự hiện diện của các thực thể châu Phi nói riêng, và các nước châu Phi nói chung trong các cơ quan của LHQ.

Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh thẩm quyền ngày càng tăng của các tổ chức khu vực châu Phi. Ông nêu rõ: “Nga tích cực ủng hộ sáng kiến đưa Liên minh Châu Phi vào Nhóm các nền kinh tế lớn (G20). Đó sẽ là một quyết định hoàn toàn đúng đắn, phản ánh thực tế và sự cân bằng quyền lực trong thế giới ngày nay”.

Trước đó, Tổng thống Putin tuyên bố Nga thực sự quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu sắc với châu Phi trên nhiều lĩnh vực.

Nhà lãnh đạo Nga khẳng định châu Phi là một trong số các đối tác chính của Matxcova, đồng thời cam kết ủng hộ các hoạt động đa lĩnh vực của Liên minh châu Phi (AU) nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định, mở rộng hội nhập chính trị và kinh tế. 

Theo ông, việc tạo ra một cơ chế tham vấn thường xuyên về các vấn đề chính như chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, bảo đảm nguồn cung cấp lương thực, thông tin và an ninh môi trường có thể đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa Nga và Liên minh châu Phi.

Tân Ngoại trưởng Trung Quốc có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Thổ Nhĩ Kỳ

Liên Thành

Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ là Tổng thống Tayyip Erdogan. (ảnh: reuters).

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/7 cho biết: Ngoại trưởng Trung Quốc – ông Vương Nghị, đã thảo luận về vấn đề Ukraina với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và gặp Tổng thống Tayyip Erdogan tại Ankara vào ngày 26/7.

Hãng Reuters cho biết, nội dung thảo luận giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bao gồm tình hình mới nhất ở Ukraina, cũng như hệ thống tài chính toàn cầu.

Trước đó, ngày 25/7, Trung Quốc đã bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu Vương Nghị làm bộ trưởng ngoại giao mới, thay thế ông Tần Cương sau nửa năm đảm nhận chức vụ.

Nguồn tin Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, 2 Ngoại trưởng còn đề cập đến sự phát triển của quan hệ kinh tế và thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. 

Nội dung hội bảo đảm gồm sự hài hòa của các sáng kiến ​​Vành đai-Con đường, cũng như lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nông nghiệp và hàng không dân dụng.

Hai nhà ngoại giao còn thảo luận về tình hình của người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương phía Tây Trung Quốc.

Các tổ chức nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh có những hành vi vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bao gồm cả việc sử dụng lao động cưỡng bức trong các trại tập trung. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc này.

Thủ lĩnh nhóm đánh thuê Wagner của Nga gọi cuộc đảo chính ở Niger là ‘tin tốt’ và đề nghị ‘mang lại trật tự’

Liên Thành

Ông trùm lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin. (Ảnh chụp màn hình video).

Ông trùm lính đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin đã ca ngợi cuộc đảo chính quân sự của Niger là một “tin tốt”, và đưa ra đề nghị: Cho các chiến binh của ông vào cuộc để lập lại trật tự ở quốc gia Tây Phi. 

Một tin nhắn thoại đăng ở các tài khoản Telegram có liên quan với Wagner khẳng định, lực lượng này không tham gia vào cuộc đảo chính, nhưng gọi đó là khoảnh khắc giải phóng đáng lẽ phải xảy ra từ lâu để thoát khỏi thực dân phương Tây, và tạo ra một tình huống để Wagner tham gia, giúp duy trì trật tự.

Trong tin nhắn, người nói có cùng ngữ điệu đặc biệt và phong cách diễn đạt trong tiếng Nga giống như ông chủ tập đoàn quân sự Wagner, nhưng khó có thể xác nhận chắc chắn đó là Prigozhin.

Không rõ ai là đang điều hành Niger sau khi nhóm cận vệ của Tổng thống Mohamed Bazoum vào tối 26/7 tuyên bố đảo chính quân sự, và giam giữ tổng thống trong dinh thự. Đất nước này, một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng sở hữu một số mỏ uranium có trữ lượng thuộc mức lớn nhất thế giới, đã tuyên bố độc lập hoàn toàn khỏi cựu thực dân Pháp vào năm 1960.

Tin nhắn thoại kể trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy, Prigozhin và lực lượng Wagner vẫn hoạt động ở châu Phi, nơi họ ký hợp đồng an ninh ở một số quốc gia như Cộng hòa Trung Phi (CAR) và muốn tiếp tục mở rộng.

Ông Prigozhin, 62 tuổi, dường như tiếp tục được hưởng quyền tự do đi lại bất chấp những gì Điện Kremlin cho biết vào tháng trước là một thỏa thuận hậu binh biến sẽ cho phép ông chuyển đến nước láng giềng Belarus, nơi một số người của ông đã bắt đầu huấn luyện quân đội Belarus.

Đầu tháng này, một video được đăng lên mạng cho thấy Prigozhin nói với các tay súng Wagner ở Belarus rằng họ nên tập trung chuẩn bị cho một “hành trình mới đến châu Phi”.

Thông điệp bằng giọng nói được đăng lên Telegram sau khi xuất hiện ít nhất 2 bức ảnh cho thấy Prigozhin gặp một số quan chức châu Phi, nhân dịp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi tại St. Petersburg, kết thúc vào thứ Sáu. 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào hôm 27/7 cho biết: trật tự hiến pháp ở Niger nên được khôi phục. 

Các nhà phân tích cho rằng những lần xuất hiện của Prigozhin cho thấy công ty quân sự tư nhân của ông sẽ tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của Điện Kremlin ở châu Phi.

Catrina Doxsee, một chuyên gia tại tổ chức tư vấn CSIS của Hoa Kỳ cho biết trên nền tảng X, rằng: “Thật lạ khi Prigozhin đã quay lại Nga, và rõ ràng là đã vài lần. Nhưng điều đó cũng phù hợp với mục tiêu của cả Wagner và Nga là dự kiến hoạt động kinh doanh và hoạt động bình thường trở lại bình thường”.

Doxsee nói thêm: “Matxcova có thể sẽ sử dụng Hội nghị thượng đỉnh để trấn an các đối tác châu Phi về cam kết của họ và tính liên tục của các dịch vụ PMC sau sự bất ổn từ tháng trước”.

Related posts