Tin thế giới sáng thứ Ba

Cưới vợ Trung Quốc dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia, Phó thống đốc ngân hàng Na Uy từ chức

Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Na Uy Jon Nicolaisen (ảnh: Youtube/Norges Bank).

Ông Jon Nicolaisen, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Na Uy, phụ trách quỹ tài sản có chủ quyền lớn nhất thế giới, hôm thứ Sáu (ngày 4/12) đã tuyên bố từ chức vì lấy vợ Trung Quốc và vợ ông hiện đang sống ở Trung Quốc, theo Epoch Times.

Reuters đưa tin, ông Nicholasson cho biết: “Cơ quan Xác minh An ninh Dân sự Na Uy thông báo với tôi rằng tôi sẽ không được gia hạn xác minh lý lịch an ninh vì vợ tôi là công dân Trung Quốc và cư trú ở Trung Quốc, nơi tôi vẫn hỗ trợ tài chính cho cô ấy”.

Ông Nicolaisen nói thêm ông đã được thông báo rằng bản thân không có bất cứ yếu tố nào khiến ông không được thông qua về mặt an ninh, nhưng điều đó “không đủ trọng lượng”. “Giờ tôi đã phải nhận hậu quả từ việc này”, ông cho biết.

Theo tuyên bố từ Ngân hàng Trung ương Na Uy, quyết định từ chức của ông Nicholas có hiệu lực ngay lập tức. Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ đảm nhận vị trí của ông.

Trong những năm gần đây, Na Uy, thành viên thuộc NATO đã siết chặt các biện pháp an ninh, khiến nhiều trường hợp rất khó nhận được sự đồng thuận về việc kết hôn với công dân từ những quốc gia không hợp tác an ninh với nước này.

Ngoài việc tham gia xây dựng chính sách tiền tệ, ông Nicholasson còn chịu trách nhiệm giám sát quỹ tài sản có chủ quyền trị giá 1,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ của Na Uy, đây là quỹ tài sản có chủ quyền lớn nhất trên thế giới. Tờ “Financial Times” cho hay, tính đến thông tin mới nhất đến tháng 6, quỹ này đã đầu tư vào Trung Quốc và hiện nắm giữ khoảng 43 tỷ USD tài sản tại Trung Quốc.

Ông Nicholasson lần đầu được bổ nhiệm làm Phó thống đốc ngân hàng trung ương vào năm 2014 và được tái bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 4 năm nay. Ngân hàng trung ương cho biết ông Nicolaisen và vợ đã kết hôn vào năm 2010.

Tờ Financial Times đưa tin, Ngân hàng Na Uy cho biết vào năm 2014, Bộ Tài chính Na Uy đã tiến hành xem xét và thông qua an ninh đối với ông Nicholasson. Năm 2018, Cơ quan Đánh giá An ninh Dân sự Na Uy đã được thành lập. Quá trình xem xét đối với ông Nicholasson bắt đầu vào nửa cuối năm 2019. Theo báo cáo, ông Nicholasson đã tiếp quản quỹ tài sản có chủ quyền lớn nhất thế giới chỉ trong 8 tháng và quỹ này nắm giữ trung bình 1,5% cổ phần của mỗi công ty niêm yết trên thế giới.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Oeystein Olsen cho biết trong một tuyên bố: “Tôi sẽ luôn nhớ Jon Nicolaisen trong vai trò phó thống đốc, cương vị mà ông ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với tư cách vừa là đồng nghiệp thân thiết, vừa là chuyên gia có năng lực”.

Cơ quan tình báo Na Uy PST hôm thứ Năm cho biết Nga, Trung Quốc và các nước khác đang sử dụng hoạt động gián điệp để thu thập bí mật từ ngành công nghiệp dầu mỏ của Na Uy.

Na Uy là nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Tây Âu, với sản lượng dầu và khí đốt tự nhiên tương đương khoảng 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

Tập Cận Bình sẽ là ‘người đào mộ’ cho ĐCSTQ?!

Những ngày gần đây, chính sách “ngoại giao sói chiến” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần nữa vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế; cùng lúc đó, Hoa Kỳ cũng đã tăng tốc chống lại ĐCSTQ. Ông Bùi Mẫn Hân (Pei Minxin), giáo sư người Mỹ gốc Hoa, nói rằng “chủ nghĩa Stalin mới” của ông Tập Cận Bình có thể khiến ông ta trở thành người đào mộ của ĐCSTQ.

Gần đây, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên một lần nữa thể hiện “bản sắc sói chiến” của mình bằng việc đăng bức ảnh giả trên Twitter nhằm đả kích binh lính Úc. Điều này không chỉ vấp phải chỉ trích công khai mạnh mẽ của Thủ tướng Úc Scott Morrison, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne, các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada và New Zealand… cũng công khai lên án hành động này.

Đồng thời, ĐCSTQ còn tăng cường đàn áp các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, không chỉ kết án cựu Tổng thư ký đảng dân chủ Demosistō Hồng Kông Hoàng Chi Phong, chủ tịch Lâm Lãng Ngạn và thành viên Chu Đình từ 7 tháng đến 13 tháng rưỡi tù giam; hơn nữa còn bắt giam tỷ phú Lê Trí Anh – người sáng lập Tập đoàn truyền thông Next Digital, xuất bản tờ Apple Daily và Next Magazine ở Hồng Kông và Đài Loan, không cho phép ông tại ngoại.

Ngày 3/12, ông Bùi Mẫn Hân, chuyên gia về vấn đề cai trị của ĐCSTQ và vấn đề dân chủ hóa tại cái nước đang phát triển, đã có bài phát biểu tại buổi diễn thuyết thường niên về dân chủ toàn cầu do Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ Hoa Kỳ và Đại sứ quán Canada tại Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.

Ông Bùi cho biết: “Ông Tập Cận Bình nắm quyền được 8 năm và đã lên kế hoạch cho một cuộc cách mạng chính trị theo chủ nghĩa Stalin mới, về cơ bản đã thay đổi quỹ đạo phát triển của Trung Quốc thời đại hậu Mao Trạch Đông”.

Ông Bùi tin rằng việc khôi phục chủ nghĩa thống trị theo kiểu Stalin mới này “có thể đẩy nhanh hơn thay vì ngăn cản quá trình dân chủ hóa trong tương lai của Trung Quốc”, “bởi chủ nghĩa Stalin mới có tính tự hủy diệt, đến mức nó có thể làm xói mòn hơn là củng cố chế độ một đảng thống trị”.

Từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã bãi bỏ thể chế lãnh đạo tập thể và giới hạn nhiệm kỳ của người lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ, tăng cường kiểm soát ý thức hệ, thanh trừng những người bất đồng chính kiến, gia tăng đàn áp các dân tộc thiểu số, những người bất đồng chính kiến và các nhân vật tôn giáo, đàn áp nền dân chủ ở Hồng Kông và Đài Loan, đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, xung đột quân sự với Ấn Độ, v.v.. Những hành động như vậy của ĐCSTQ đã dẫn đến một cuộc phản công chung của các nước phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ.

Giáo sư Bùi chỉ ra rằng kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình trong 8 năm qua, xây dựng các đảo nhân tạo nhằm quân sự hóa vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, bắt giam hàng loạt người Hồi giáo ở Tân Cương, và thực thi “Luật An ninh Quốc gia” ở Hồng Kông làm suy yếu nền dân chủ và tự do của Hồng Kông, tất cả điều này đã sản sinh nhiều hậu quả bất lợi cho chế độ Cộng sản Trung Quốc.

Ông Bùi cũng chỉ ra rằng sau khi Tập Cận Bình hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với người  lãnh đạo ĐCSTQ vào năm 2018, một cuộc nội chiến tranh giành quyền kế vị giữa các lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ đã bắt đầu. Ông Tập Cận Bình hiện đang lo lắng về các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh tiềm ẩn, khiến ông ta chỉ dám chọn ra những người ủng hộ trung thành yếu kém làm “người kế vị”. Kinh nghiệm lịch sử sau cái chết của Stalin và Mao Trạch Đông cho thấy người kế nhiệm rất có khả năng nổ ra các cuộc chiến tranh giành quyền lực.

Ngoài những yếu tố bất lợi nêu trên, ông Bùi cũng chỉ ra rằng ĐCSTQ hiện đang gặp phải hai yếu tố bất lợi lớn. Thứ nhất, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng đang gặp phải những khó khăn cự đại; thứ hai, chính sách ngoại giao cực đoan của ĐCSTQ đã đặt nó vào tình thế bị Hoa Kỳ và các nước đồng minh dân chủ bao vây tiêu diệt.

Hiện, Hoa Kỳ đã coi ĐCSTQ là kẻ thù lớn nhất của mình. Ngày 10/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có bài phát biểu tại Viện Reagan, Hoa Kỳ, nói rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất đối với tự do toàn cầu. Tổng thống Trump sẽ tiếp tục đi theo đường lối và chiến thuật của Tổng thống Reagan, gây dựng một Liên minh quốc tế mới trong cuộc chiến đánh bại ĐCSTQ.

Ông Pompeo nói rằng kể từ khi giữ chức Ngoại trưởng Mỹ được 30 tháng, ông đã đi khắp thế giới và thảo luận về bản chất và âm mưu của ĐCSTQ với các đồng minh của mình. Giờ đây, thế giới tự do đang liên hợp cùng nhau, “Từ Liên minh Bộ tứ (Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản), đến ASEAN, rồi đến NATO, chúng tôi đã đánh thức họ và khiến họ nhận ra các mối đe dọa mà ĐCSTQ mang đến”, ông Pompeo nói.

Giáo sư Bùi cho rằng dưới sự thúc đẩy bởi chiến lược bao vây của Hoa Kỳ, sự chia cắt kinh tế toàn diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. “Nếu Hoa Kỳ đoàn kết thành công với các đồng minh của mình, nó sẽ có ảnh hưởng mang tính hủy diệt đối với ĐCSTQ”, và như thế “đất nước Trung Quốc cuối cùng có thể tạm biệt quá khứ bị bóng đen lâu dài của chủ nghĩa toàn trị bao trùm”, ông Bùi cho hay.

Trung Quốc đang nhăm nhe chiếm Mặt Trăng để làm kinh tế?

Cờ Trung Quốc trên Mặt Trăng, quan sát từ tàu vũ trụ Thường Nga 5 

Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc ngày 3/12 thông báo, tàu vũ trụ Thường Nga 5 (Chang’e 5) của nước này đã rời Mặt Trăng và đang trên hành trình trở về Trái Đất, mang theo các mẫu vật thu thập được từ vệ tinh này. Hoạt động thăm dò mới nhất của Thường Nga 5 nằm trong một loạt các sứ mệnh không gian ngày càng tham vọng của Bắc Kinh.

Tờ The Diplomat cho biết, các mẫu vật có thể cập bến Trái Đất vào khoảng ngày 16 hoặc 17/12.

Mục đích của Trung Quốc là biến mặt trăng thành đặc khu kinh tế, điều này đã được công ty China-briefing nhắc đến hồi năm ngoái. China-briefing là một hãng tư vấn chuyên cung cấp các thông tin kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.

Trang web của China-briefing dẫn lời Bao Weimin, giám đốc Ủy ban Khoa học và Công nghệ thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ hưởng nhiều lợi ích từ việc thành lập một “Đặc khu kinh tế Trái Đất – Mặt Trăng”.

Ông Bao cho biết Bắc Kinh đang xem xét việc tạo ra một đặc khu kinh tế Mặt Trăng – Trái Đất đầu tiên vào năm 2050. Theo ông, Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư vào các nghiên cứu dự toán chi phí trong việc triển khai một đặc khu kinh tế song song với một hệ thống giao thông liên kết trái đất với mặt trăng.

Chủ tịch Chris Devonshire-Ellis của hãng tư vấn Dezan Shira & Associates đã nhận xét rằng: “Trong khi đề xuất nghe có vẻ rất thú vị, nhưng một câu hỏi nghiêm túc trong vấn đề này là: “Ai sở hữu Mặt Trăng?”.

China-briefing cho rằng, với dự án đặc khu kinh tế và hệ thống kết nối trái đất với mặt trăng, Trung Quốc muốn đảm bảo rằng họ có quyền ưu tiên trong việc thiết lập các quy tắc hành xử tại vệ tinh này, bao gồm việc ai có thể tiếp cận khu vực và ai có thể hưởng lợi từ nó. Điều này cũng có tác động lâu dài đối với các mối quan hệ song phương Mỹ – Trung, Trung – Nga và Trung – Ấn, khi cả ba quốc gia đều có các dự án thăm dò được tiến hành trên mặt trăng.

Ông cho biết: “Theo Hiệp ước Không gian Bên ngoài (Outer Space Treaty) của Liên Hợp quốc đã được ký bởi mọi nước có chương trình không gian riêng, không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với mặt trăng, vệ tinh quay quanh Trái đất. 102 quốc gia đã tham gia hiệp định này vào năm 1967 và Trung Quốc cũng đã tham gia vào năm 1983”.

Ông Devonshire-Ellis nói thêm rằng: “Tôi ngờ rằng tuyên bố của ông Bao là để tạo cơ sở cho Bắc Kinh tiến hành các bước làm xói mòn hiệp ước hiện có và bắt đầu quá trình cho phép sở hữu các địa điểm trên Mặt Trăng trong tương lai”.

Related posts