Kim Văn Chinh
Nhiều người thắc mắc tại sao người Nhật họ có thời đại Minh trị Thiên hoàng (Meiji) trong khi Việt Nam mình loay hoay thời nhà Nguyễn vẫn bế tắc trong quan hệ với phương Tây?
Rồi sau Chiến tranh Thế giới 2, nước Nhật thua trận, vậy mà họ vẫn quy phục Mỹ và vươn lên thành cường quốc kinh tế cuối TK 20? Trong khi Việt Nam ta suốt nửa cuối TK 20 vẫn loay hoay “tìm đường”, tìm mãi đến nay cũng chưa ra (chưa thuyết phục toàn dân)…
Câu chuyện dẫn chúng ta đến sự khác biệt cơ bản giữa người Nhật và người Việt.
Cả hai giống người (tạo nên hai dân tộc) đều cũng dòng da vàng, cùng dòng triết lý Khổng – Phật, nhưng sự khác biệt là quá lớn. Lớn đến mức hầu như mọi ý đồ “học hỏi” giữa hai bên đều vô nghĩa.
Người Việt muốn học hỏi người Nhật tinh thần thượng võ, tự trọng có lẽ chẳng bao giờ học được.
Ngược lại, người Nhật muốn học người Việt đức tính lạc quan, yêu đời tếu táo, dám xả thân hy sinh, coi thường nhân phẩm (để ăn trộm, ăn cắp, mất vệ sinh nơi công cộng…), họ cũng đầu hàng sớm.
Căn cốt hai dân tộc nó quá khác nhau rồi.
Hồi cách mạng công nghiệp TK 18 – 19: nước Nhật cử người sang Âu – Mỹ học hỏi về công nghiệp. Họ học rất nghiêm túc và mang về phát triển quốc gia các nền tảng công nghiệp theo chuẩn Âu – Mỹ. Các ngành cơ khí, chế tạo máy, đóng tàu, ô tô, hỏa xa, sản xuất vũ khí … ra đời và phát triển không kém mấy so với Châu Âu.
Trong khi đó Việt Nam ta vẫn chìm trong triết lý “bế quan tỏa cảng” theo chính sách của nhà Thanh. Hậu quả là đất nước vẫn bị lệ thuộc vào thực dân Pháp, nền sản xuất, kinh tế lạc hậu, nông nghiệp thuần túy…
Sang thời hậu Chiến tranh Thế giới 2, nước Nhật ê chề trong bối cảnh thua trận, đầu hàng, hàng triệu người bỏ nước ra đi vì nhục nhã, họ vẫn lầm lũi chịu quy phục dưới sự cai quản của nước Mỹ. Và hàng loạt doanh nhân đi ra thế giới học tiếp về chế tạo các sản phẩm.
Ông Honda đã sang Ý học nghề chế tạo xe máy và mang về nước kỹ năng chế tạo xe máy dân dụng. Thương hiệu Honda ra đời và trở thành thương hiệu mạnh cho đến ngày nay…
Các thương hiệu như Seiko, Citizen, Sony, National, Panasonic… đều gắn với các thương nhân, nhà kinh doanh, nhà công nghiệp đã quyết tâm sáng lập một thương hiệu Nhật Bản có thể cạnh tranh với các sản phẩm phương Tây…
Người Nhật đi ra nước ngoài vì công việc, luôn quay trở về đất nước làm việc, cống hiến. Ai ở lại nước ngoài bị coi như người “lưu vong”, nặng hơn nữa là phản quốc, không bao giờ được nhập tịch lại Nhật Bản… Đến con, cháu họ cũng không nhập tịch được…
Còn người Việt mình: từ 1945 đến nay, hàng chục triệu “công dân” đã ra nước ngoài.
Hầu hết những người thành đạt đều ở lại nước ngoài sinh sống…
– Người Nhật giàu có nhờ phát triển công nghiệp, người Việt giàu có thường từ kinh doanh bất động sản.
– Người Nhật nhiều tiền rồi thì tìm cách chi tiền cho các dịch vụ công cộng (điển hình là ông Matsushita giàu nhất nước Nhật hiến hết tài sản cho công cộng), người Việt nhiều tiền rồi thì xây lâu đài, hầm lăng mộ hoặc chuyển sở hữu cho con…