Trong dân gian Trung Quốc có lưu truyền một câu nói đùa rằng: “Chống tham nhũng thì mất đảng, không chống tham nhũng thì mất nước”. Câu này thoạt nghe thì thấy rất hợp lý, nhưng nếu suy ngẫm thật kỹ thì cũng không chuẩn xác lắm. Vì chính phủ Trung Quốc cũng là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát, mà Bắc Kinh trước giờ vẫn luôn cố tình đánh tráo khái niệm giữa chính phủ và quốc gia, nên nếu không chống tham nhũng thì diệt vong cũng là bản thân Trung Nam Hải. Chỉ là việc không chống tham nhũng sẽ làm gia tăng mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền Trung Quốc, trong khi việc chống tham nhũng sẽ làm gia tăng rạn nứt trong nội bộ Trung Nam Hải.
Thực ra, phong trào chống tham nhũng của ĐCSTQ là một màn kịch, và nó quả thực đã lừa dối được một bộ phận người dân, ví như vụ xử bắn quan tham Lưu Thanh Sơn và Trương Tử Thiện vào năm 1952, không ít người dân đã cho rằng đảng cầm quyền quyết không nương tay với những phần tử tham nhũng, chỉ vì họ không biết Mao Trạch Đông thời điểm đó đã sống xa hoa và lạc thú như thế nào. Nhưng hiện nay việc chống tham nhũng của Trung Quốc về cơ bản đã trở thành một trò hề, bởi vì mọi người đều hiểu rằng, ĐCSTQ từ khi sinh ra đã tham nhũng triệt để rồi.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình, thanh thế “đả hổ” diễn ra rất mạnh mẽ, hàng trăm quan chức cấp tỉnh, cấp bộ đã bị cách chức, trong đó có những con hổ siêu to như Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang. Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập, thanh thế đả hổ đã nhỏ dần đi. Vào đầu nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập, chiến dịch đả hổ đã chấm dứt, thay vào đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tần Cương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lý Thượng Phúc và các quan chức cấp cao của Lực lượng Tên lửa đã biến mất một cách bí ẩn, còn Trung Nam Hải thì vẫn khư khư giữ bí mật. Sau khi ông Tập củng cố quyền lực, ông hướng cây gậy chống tham nhũng nhắm vào thân tín của mình, đây là một sự thay đổi rất đáng chú ý, bởi nó cho thấy “chống tham nhũng thì mất đảng” đã bước vào giai đoạn thực chất.
Sau khi Tập Cận Bình nhậm chức, ông phát động chiến dịch chống tham nhũng nhằm loại bỏ các thành viên thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân, nếu không, không chỉ bản thân ông không có thực quyền, mà chức vụ và tính mạng của ông cũng sẽ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, do số lượng lớn quan chức cấp cao bị hạ bệ trong thời gian ngắn, nên điều này đã có tác động khá lớn đến thể chế Trung Quốc.
Ông Tập đã phá vỡ quan niệm ngầm “ngậm miệng ăn tiền” trong chốn quan trường Trung Quốc hơn 20 năm nay, khiến các “quan chức” hoang mang lo sợ, thậm chí nhiều quan chức còn không thiết sống mà chọn cách tự tử. Khi Trung Quốc công bố tội ác của các quan chức tham nhũng đã đặc biệt nhấn mạnh rằng “các vấn đề kinh tế đan xen với các vấn đề chính trị”. Trên thực tế, đó chỉ là để trấn an các quan chức rằng họ sẽ ổn nếu không đứng nhầm phe cánh.
Nếu lý do khiến các quan chức phe Giang ngã ngựa không có chút liên quan gì đến tham nhũng, thì thiết nghĩ nguyên nhân khiến các quan chức cấp cao như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tần Cương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lý Thượng Phúc mất tích lại thật sự có quan hệ trực tiếp đến tham nhũng.
Nhóm người ông Tần Cương, Lý Thượng Phúc, Ngụy Phượng Hòa và những lãnh đạo cao nhất của Lực lượng Tên lửa đều được chính ông Tập thăng chức, điểm này không còn phải nghi ngờ gì nữa. Ông Tập có thể ép toàn bộ phe cánh đoàn Thanh Niên ra khỏi vị trí nòng cốt của quyền lực, điều đó cho thấy quyền lực của ông ta đang rất hưng thịnh. Vì vậy, những chức vụ quan trọng này trong đảng, chính phủ và quân đội chắc chắn đều do chính ông Tập sắp xếp, và việc ông Tập tấn công những người này chắc chắn phải có lý do đặc biệt gì đó.
Vậy có phải là do những người này có ý đồ nổi loạn hay không? Tất nhiên, không thể loại trừ khả năng này, bởi vì nội bộ Trung Nam Hải đang có xung đột nghiêm trọng. Nhưng nói từ một phương diện khác, nếu những người này nổi loạn thì một mặt là không khả thi, vì thực lực quá yếu, mặt khác là không cần thiết, bởi vì họ đã quỵ lụy dưới chân ông Tập. Vì vậy, một trong những nguyên nhân có khả năng cao nhất là ông Tập cực kỳ tức giận trước hành vi tham nhũng của những người này.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là ông Tập có lương tâm và muốn chủ trì công đạo cho người dân, mà là ông Tập cảm thấy lợi ích của chính mình không thể bị xâm phạm. Trong mắt ông Tập, ông đã bị những người này lừa dối và đùa giỡn. Ông Tập sở dĩ cảm thấy như vậy là vì ông đã củng cố quyền lực và muốn nắm quyền cả đời.
Gần đây, quân đội Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tình trạng sụp đổ theo kiểu domino, đầu tiên là các sĩ quan cấp cao của Lực lượng Tên lửa và Bộ Phát triển Trang bị bắt, sau đó là Tổng cục Hậu cần và Bộ Quốc phòng bị thanh trừng, dẫn đến một cuộc chỉnh đốn lớn trong toàn quân. Những biến động to lớn trong quân đội Trung Quốc thật là điều hiếm thấy trong lịch sử quân sự nước này. Nhìn bề ngoài, chính việc Trung Quốc thanh lọc các quan chức tham nhũng đã gây ra tình trạng hỗn loạn lớn, nhưng trên thực tế, quân đội – lực lượng hỗ trợ quan trọng nhất của Bắc Kinh, đang đi đến tình trạng sụp đổ toàn diện.
Việc quân đội Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ có vẻ là ngẫu nhiên nhưng đó là điều đã được dự đoán trước nếu nhìn vào lịch sử bất hảo của nó.
Năm 1989, quân đội Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của đảng đã chĩa nòng súng về phía các tầng lớp trí thức và sinh viên trong phong trào ‘Lục Tứ’ diễn ra ở quảng trường Thiên An Môn. Thời điểm đó nếu quân đội đứng về phía sinh viên, thì ĐCSTQ sẽ sụp đổ ngay. Tuy nhiên, các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã dùng thủ đoạn xảo quyệt kích động mâu thuẫn của quân đội với sinh viên, rồi sau đó điều động quân thiết giáp nổ súng và đàn áp sinh viên.
Phải đến năm 1999, chính quyền Trung Quốc bắt đầu mờ cuộc đàn áp mang tính hủy diệt đối với quần thể học viên Pháp Luân Công vốn tin vào Chân – Thiện – Nhẫn, Bắc Kinh mới thực sự bước vào tiến trình diệt vong của mình. Tại sao cuộc đàn áp Pháp Luân Công sẽ dẫn đến sự diệt vong của Trung Nam Hải? Bởi vì đối tượng đàn áp của ĐCSTQ lần này khác với bất kỳ phong trào nào trong lịch sử, đây là một quần thể tín ngưỡng Chính Pháp Chính Đạo, hành động này của Bắc Kinh là sự tiếp nối mang tính lịch sử trong những màn “đấu trời” của chính nó, liệu con người có đấu lại Trời hay không?
Hơn nữa, ĐCSTQ đã tập hợp hơn 100 kiểu tra tấn tà ác từ xưa đến nay, đặc biệt là tội ác thu hoạch nội tạng sống, mà quân đội là lực lượng dẫn đầu trong chiến dịch giết hại các học viên Pháp Luân Công. Hơn 20 năm nay, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã phạm phải tội ác tày trời, liệu ông trời có bỏ qua cho nó hay không?
Nhiều người không dám tin rằng Trung Nam Hải sẽ thất bại, là vì họ thấy rằng ĐCSTQ đang đối đầu với một nhóm người tay không tấc sắt và dễ bị tổn thương. Một quần thể yếu thế chỉ giảng rõ sự thật như vậy lại đang đối mặt với một chế độ chuyên chế tàn bạo được vũ trang mạnh mẽ. Sức mạnh của cả hai bên khác biệt như trời với đất, làm thế nào mà quần thể tín ngưỡng này có thể khiến Bắc Kinh thất bại hay diệt vong được?
Tuy nhiên, người ta chỉ nhìn thấy những cái lý bình thường của con người, không thấy rằng tội ác mà Trung Quốc gây ra lần này là một tội ác tày trời chưa từng có trong lịch sử. Họ không nhìn thấy sự uy nghiêm của thiên lý, một khi cơn thịnh nộ của ông trời giáng xuống, ĐCSTQ sẽ đi đến diệt vong. Nói cách khác, những người tu luyện Pháp Luân Công không hề lật đổ nó, mà là tự bản thân nó đánh đổ chính nó, chính tội ác của Bắc Kinh đã rước lấy quả báo bị ông trời trừng phạt và đẩy nó đi đến diệt vong.
Vì vậy, chỉ 3 năm sau khi Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, vào tháng 6 năm 2002, một “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ) có niên đại 270 triệu năm tuổi đã được phát hiện tại tỉnh Quý Châu. Một vết nứt vỡ được hình thành từ 500 năm trước đây trên tảng cự thạch đã để lộ ra 6 chữ Trung Quốc, khắc nổi trên mặt đá như thể được viết bằng bút lông, “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”. Riêng chữ “vong” trông đặc biệt lớn.
Ông Trời đã phán quyết Trung Nam Hải phải diệt vong. Thiên ý đã quá rõ ràng. Ngay lập tức, trong dân gian đã xuất hiện làn sóng “Tam thoái”, đến nay đã có hơn 420 triệu người tuyên bố rút khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ. Đây không phải là lòng dân sao? Hơn nữa, nhiều cường quốc thế giới thức tỉnh đã thành lập liên minh để trừng phạt và kìm hãm Trung Quốc, điều này đã khiến Trung Quốc trở nên cô lập hơn bao giờ hết. Những dị tượng thay triều đổi đại lần lượt xuất hiện, các quan chức tham ô dâm loạn, kinh tế tụt dốc, ngân sách thâm hụt, thất nghiệp lan rộng, người dân oán giận, thiên tai liên miên, chế độ Bắc Kinh lung lay trước sóng gió.
Vậy tại sao ĐCSTQ đến giờ vẫn chưa bị diệt vong? Điều này là do quân đội, tuyến phòng thủ cuối cùng chèo chống cho chính quyền Trung Quốc vẫn chưa sụp đổ hoàn toàn, mà đang sụp đổ dần dần. Từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã quyết liệt chống tham nhũng, hơn 13.000 sĩ quan trong quân đội đã bị bắt, trong đó có gần 200 người thuộc cấp Trung tướng.
Một thời gian trước, ngay cả Lực lượng Tên lửa, lực lượng đáng tin cậy nhất của lãnh đạo Tập Cận Bình, cũng vướng vào các vụ rò rỉ thông tin, tham nhũng và đảo chính, khiến một dàn các quan chức cấp cao bị bắt. Sau đó các quan chức cấp cao trong Bộ Tài nguyên Chiến lược, Bộ Phát triển Trang bị, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng có liên quan với các quan chức bị bắt hoặc bị mất tích cũng bị liên lụy, thậm chí cả cán bộ trong Quân ủy Trung ương cũng suýt bị bắt, nghe nói lần này có hơn 200 sĩ quan quân đội bị bắt. Điều đó đã tiết lộ với thế giới bên ngoài rằng ông Tập và quân đội đã không tin tưởng lẫn nhau, ai nấy đều có kế hoạch riêng, nghiêm trọng nhất là do tham nhũng trong việc mua sắm trang thiết bị của Bộ Phát triển Trang bị có khả năng xóa sổ toàn bộ hải quân, lục quân và không quân của Trung Quốc.
Hiện quân đội Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc thanh trừng lớn, rối loạn không yên, đấu đá khốc liệt. Dù cho lãnh đạo nước này đang giở ra âm mưu, thủ đoạn nào để chỉnh đốn lại quân đội, quân đội đều đang tăng tốc đi đến sụp đổ. Trong tương lai, quân đội Trung Quốc có thể dưới tác động của nhiều nhân tố như chiến tranh, đảo chính quân sự, đảo chính, bệnh dịch,… mà đi đến sụp đổ hoàn toàn.
Và đương nhiên là nếu quân đội sụp đổ, ĐCSTQ tự khắc cũng sẽ diệt vong!
Theo Epochtimes
Viên Minh (biên dịch)