Viên Minh
Ngày 24/10, Trung Quốc tuyên bố cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc. Trước đó, điều tương tự cũng đã xảy ra với ngoại trưởng Tần Cương. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc mặc dù chỉ có một chức vụ giả và không có binh quyền, nhưng nói xuống là xuống thì sẽ mất tính uy nghiêm trong quân đội, tinh thần ba quân làm sao có thể ổn định được? Trong khi đó, nếu như ngoại trưởng Tần Cương bị người trong “Tập quân gia” xử lý, ông Tập Cận Bình không thể dập tắt được cuộc đấu tranh nội bộ và không thể bảo vệ Tần Cương, thì quyền uy của một người đứng đầu như ông chắc chắn sẽ bị tổn hại rất lớn. Các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao do đích thân ông Tập lựa chọn đã lần lượt “ngã ngựa” trong một thời gian ngắn, dù có giải thích về vấn đề đối nội như thế nào thì đều khó dàn xếp, điều này cũng sẽ gây ra nhiều chỉ trích.
Trong cuộc họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 3 năm nay, ông Lý Thượng Phúc vốn là ủy viên quân ủy Trung ương đã chính thức nhận chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trở thành người đứng đầu tiên trong ủy viên Quốc vụ viện. Hơn 5 tháng sau, bắt đầu từ ngày 29/8, ông đã biến mất.
Trong khi đó, ông Tần Cương đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng ngoại giao trước thời hạn và trở thành ủy viên cuối cùng tại Quốc vụ viện vào tháng 3. Ông này cũng không giữ chức Ngoại trưởng quá sáu tháng, biến mất vào ngày 25/6 và bị cách chức một tháng sau đó.
Rối bời Quốc vụ viện Trung Quốc
Vào ngày 24/10, các Ủy viên Quốc vụ viện đầu tiên và cuối cùng của Trung Quốc đồng thời bị cách chức, trang web của Quốc vụ viện nhanh chóng được điều chỉnh, chỉ còn lại Vương Tiểu Hồng, Ngô Chính Long và Thầm Di Cầm. Cơ cấu lãnh đạo của Quốc vụ viện từ hình kim tự tháp ban đầu đã trở thành hình cái “chày gỗ”. Dưới thời Lý Cường, ban đầu có 4 phó thủ tướng, sau đó là 5 ủy viên Quốc vụ viện, nhưng hiện tại chỉ còn lại 3 ủy viên Quốc vụ viện.
ĐCSTQ tự biết mình thiếu tính hợp pháp để nắm quyền nên đã thao túng cuộc họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc để các quan chức của nó đảm nhận chức danh quan chức chính phủ và thông qua. Tại Đại hội 20 của ĐCSTQ vào tháng 10/2022, việc bố trí nhân sự đã được xác định, nhưng phải đợi đến Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng 3/2023, sau khi trải qua một phen đề cử giả tạo, các chức vụ của Quốc vụ viện như Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ viện, Ủy viên quân ủy… mới có được thân phận.
Tuy nhiên, chỉ hơn nửa năm sau, hai ủy viên Quốc vụ viện đã bị rớt đài, và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải thực hiện một số công việc một cách giả tạo. Khi đó, việc sắp xếp nhân sự được đại diện Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua bằng hình thức giơ tay, ĐCSTQ đã thực hiện một sự đảo ngược vội vàng trong một khoảng thời gian ngắn, không công bố bất cứ lý do nào, tại sao Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại ra quyết định miễn chức?
Động thái này đã vạch trần hoàn toàn hoạt động của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ, cũng khiến tính hợp pháp của Quốc vụ viện đã không còn. Theo hiến pháp, Thủ tướng Lý Cường đề cử các ứng cử viên vào chức vụ Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ viện và Bộ trưởng các bộ khác nhau và trình Đại hội nhân dân toàn quốc phê chuẩn. Tuy nhiên, ông Lý Thượng Phúc và ông Tần Cương đều bị cách chức, còn ông Lý Cường đứng ngoài cuộc. Thủ tướng Quốc vụ viện dường như chỉ là hữu danh vô thực mà thôi.
Ngoài ra, ông Lý Thượng Phúc còn giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, ông Tần Cương cũng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đây là hai cơ quan quan trọng nhất trong nội các chính phủ, nhưng trên thực tế không nằm dưới sự kiểm soát của Thủ tướng Lý Cường. Ông Tập là Chủ tịch Quân ủy, Lý Cường không thể động đến quân đội, Tần Cương cũng chỉ nghe Tập Cận Bình. Lý Cường không thể quản được Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng.
Sau khi Lý Cường nhậm chức, ông đến thăm Đức, Tần Cương không đi cùng Lý Cường trong chuyến đi mà thay vào đó ông đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức ở Bắc Kinh, rõ ràng Thủ tướng Trung Quốc không có tiếng nói gì trong việc đối ngoại. Ông Lý Thượng Phúc và Tần Cương đều là Ủy viên Quốc vụ viện, nhưng Lý Cường không có quyền lên tiếng trong việc bổ nhiệm hay bãi nhiệm họ. ĐCSTQ đã tự mình gỡ bỏ cái màn che của Quốc vụ viện và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.
Mặc dù Lý Cường lẽ ra phải cảm thấy khó xử, nhưng sẽ không có nhiều người trong ĐCSTQ nhìn và cười nhạo ông ta, người cảm thấy gượng gạo nhất đương nhiên là ông Tập Cận Bình.
Tại Đại hội 20 của ĐCSTQ, Lý Thượng Phúc trở thành Ủy viên Quân ủy Trung ương, rõ ràng chuẩn bị sẵn sàng đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và chỉ chờ đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua. Các thành viên Quân ủy đều do Tập Cận Bình đích thân lựa chọn, bây giờ Lý Thượng Phúc đã xảy ra chuyện, giải thích thế nào trong quân đội, giải thích thế nào trong Bộ Chính trị, nhất định phải có lời giải thích.
Một số vấn đề của Lý Thượng Phúc, lẽ ra phải được thông báo nội bộ tới Quân ủy Trung ương, các sĩ quan ở các quân chủng khác nhau và các sĩ quan trong chiến khu, nhưng những vấn đề được công khai có thể không phải là tất cả và chúng có thể không phải là lý do thực sự khiến ông bị ngã ngựa.
Quy định trách nhiệm của quân ủy là “kiên quyết nghe theo sự chỉ huy của chủ tịch Tập” và “trung thành” không ngừng được nhấn mạnh. Lý Thượng Phúc và các lãnh đạo Lực lượng Tên lửa không “trung thành” và “nghe lệnh Chủ tịch Tập” sao? Nếu chỉ nói đến vấn đề tham nhũng thì có sĩ quan quân đội nào dám nói mình không tham nhũng, rốt cuộc thế nào mới được coi là “trung thành”, và tham nhũng như thế nào sẽ không bị điều tra? Sóng gió trong quân đội Trung Quốc còn lâu mới kết thúc.
Tần Cương cũng được Tập Cận Bình đề bạt và đảm nhận chức Bộ trưởng Ngoại giao vào cuối năm 2022. Người ta nói rằng vấn đề của Tần Cương đã được truyền đạt trong đảng, dường như chỉ đề cập đến quan hệ nam nữ lăng nhăng, có bao nhiêu quan chức Trung Quốc không có năm thê bảy thiếp? Nếu đây thực sự là một vấn đề, liệu những người khác cũng có nên bị bắt không?
Tần Cương không thể trở lại nữa, Vương Nghị không thể kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao trong thời gian dài, ông Tập cũng không thể chỉ dựa vào Vương Nghị trong ngoại giao, sớm hay muộn ông sẽ phải chọn một người mới. Tuy nhiên, vẫn chưa có ứng cử viên mới nào xuất hiện và Tập Cận Bình dường như không còn niềm tin vào bất kỳ ai trong Bộ Ngoại giao.
Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ có lẽ giờ quan tâm nhất đến việc làm thế nào để giữ thể diện trong nội bộ, nhưng không thể không cần chút thể diện bên đối với bên ngoài.
ĐCSTQ tự loạn trận cước, khó đối phó với Mỹ hơn
Khi Vương Nghị chuẩn bị đến thăm Hoa Kỳ, Trung Quốc đã tuyên bố miễn chức vụ đối với Lý Thượng Phúc và Tần Cương. Vương Nghị có thể giả vờ như không có chuyện gì, nhưng trong chuyến đi này ông đã ít nhiều mất đi sức lực.
Tần Cương là đại sứ của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, trước khi biến mất vào cuối tháng 6, ông đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đang thăm Trung Quốc. Một trong những kết quả của cuộc đàm phán giữa hai bên Hoa Kỳ là mời Tần Cương trở lại Hoa Kỳ. Sau khi Tần Cương bị miễn chức, Mỹ chuyển lời mời tới Vương Nghị. Chuyến đi tới Washington của Vương Nghị là chuyến thăm nước ngoài quan trọng nhất của ông vào năm 2023, và nhiệm vụ chính của ông sẽ quyết định chuyến thăm của Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình đã từ bỏ hội nghị thượng đỉnh G20, tránh gặp Biden tại nhà và dường như chưa quyết định có nên tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở San Francisco hay không, có lẽ ông coi đây là một món tiền đặt cuộc không lớn không nhỏ. Tuy nhiên, xét từ tình hình hiện tại, ông Tập Cận Bình có thể cần chuyến đi để tích lũy một số thành tựu ngoại giao nhằm xoa dịu các vấn đề nội bộ.
Trung Quốc không còn đủ tự tin để thách thức Hoa Kỳ, và bây giờ đang tự loạn trận cước, việc tiếp tục phô trương thanh thế với Nhà Trắng cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Hoa Kỳ đang tăng cường nỗ lực áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, với lệnh trừng phạt mới nhất diễn ra vào ngày 24/10. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã thông báo cho công ty Nvidia, các hạn chế xuất khẩu một số chip AI của công ty sang Trung Quốc sẽ có hiệu lực ngay lập tức, thời gian hòa hoãn trong 30 ngày ban đầu đột nhiên không còn nữa.
Ngoại trưởng Vương Nghị đã đến Washington từ ngày 26 đến 28/10. Ông cần hoàn thiện các chi tiết về việc Tập Cận Bình tham gia hội nghị thượng đỉnh APEC và cuộc gặp với Biden, nên đương nhiên ông ấy sẽ đưa ra một số yêu cầu. Vương Nghị có khả năng sẽ yêu cầu Mỹ để ông Tập đến thăm Nhà Trắng trước, sau đó tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC.
Tuy nhiên Nhà Trắng sẽ khó đồng ý với yêu cầu thăm viếng của lãnh đạo ĐCSTQ, trừ khi Tập Cận Bình sẵn sàng thừa nhận thất bại trước Hoa Kỳ ở một mức độ nào đó, nếu không, theo quan hệ Mỹ-Trung hiện tại, các chuyến thăm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo sẽ không phù hợp.
Hơn nữa, Bắc Kinh đã hỗ trợ Iran ở phía sau, lập kế hoạch và hỗ trợ Hamas tấn công Israel, có ý định gây hỗn loạn cho Mỹ ở Trung Đông, Hoa Kỳ không thể không biết. Nhà Trắng hiện không muốn nói bất cứ điều gì và coi việc ổn định tình hình ở Trung Đông là ưu tiên hàng đầu của mình; Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ bỏ qua cho việc Trung Quốc đang gây rắc rối và làm xáo trộn và phá rối.
Ngày 18/10, Tập Cận Bình đã có cuộc gặp bí mật với Putin. Trung Quốc và Nga muốn thành lập một nhóm chống Mỹ và điều này không qua mắt được Nhà Trắng. Hoa Kỳ đang chờ Bắc Kinh mềm mỏng hơn, nhưng có thể không ôm quá nhiều hy vọng.
Nội bộ bất ổn, liệu lãnh đạo ĐCSTQ có mềm mỏng với Mỹ?
Đáng lẽ ông Tập Cận Bình nên cân nhắc việc mềm mỏng với Mỹ ở một mức độ nào đó. Vào ngày 19 tháng 6, khi ông Tập hội kiến Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đang thăm viếng, ông nói: “Chúng tôi tôn trọng lợi ích của Hoa Kỳ và sẽ không khiêu chiến hay thay thế Hoa Kỳ”.
Tin tức của Tân Hoa Xã khi đó không đề cập đến vấn đề Đài Loan, đồng thời cũng đưa tin về “Quan hệ Trung-Mỹ: Sự hòa hợp và hợp tác là quý giá”, mô tả cụ thể bông sen ở giữa bàn hội nghị, nói rằng, “‘Hà’ (hoa sen) đồng âm với ‘hợp’, chúng tôi kỳ vọng Hoa Kỳ và Trung Quốc chung sống hòa bình, hợp tác cùng thắng lợi”. Ngày hôm sau, Tân Hoa Xã lại đưa tin “Ý nghĩa của cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Blinken”, và một lần nữa tuyên bố rằng “hòa bình là điều quan trọng nhất”.
Đến nay, tư thế biểu hiện cầu hòa của Trung Quốc không thay đổi, tuy nhiên việc thừa nhận thất bại một cách công khai và cầu xin tha thứ trở nên khó khăn hơn. Vấn đề của Lý Thượng Phúc và Tần Cương đã khiến ông Tập mất mặt trong nội bộ, nếu biểu hiện yếu đuối trước mặt Biden, có lẽ sẽ càng khó giải thích trong nội bộ hơn, cuối cùng có thể ông Tập sẽ phải lựa chọn tư thế “cứng rắn trong mềm mỏng”. Điều này không làm Nhà Trắng hài lòng, và chuyến thăm của ông Tập có lẽ chỉ là hình thức ở San Francisco.
Nhưng cũng không thể loại trừ việc Tập Cận Bình bất ngờ cầu hòa trên diện rộng với Biden, Nhà Trắng nhất định sẽ yêu cầu Bắc Kinh đưa ra những cam kết và hành động thực chất. Nếu điều này là đúng, nó sẽ cho thấy những vấn đề nội bộ của Trung Quốc vượt xa sức tưởng tượng của thế giới bên ngoài, và nó không còn khả năng chịu nổi nữa khi đứng trước Hoa Kỳ.
Các quan chức Mỹ dự đoán, Hoa Kỳ sẽ thảo luận với Vương Nghị về “Biển Đông và Biển Hoa Đông, các vấn đề xuyên eo biển, Trung Đông, cuộc chiến ở Nga và Ukraine, những hành động khiêu khích của Triều Tiên” và các vấn đề khác, trong đó có xung đột Israel-Palestine. Các quan chức Mỹ cũng cho biết việc khôi phục quan hệ quân sự Mỹ-Trung vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Lý Thượng Phúc và Tần Cương bị miễn chức, và ĐCSTQ đã không thể giữ được thể diện của mình. Đường lối cai trị đất nước méo mó của Bắc Kinh đã hiện rõ, tính phi pháp trong cách cầm quyền của ĐCSTQ đã hoàn toàn bị đưa ra ánh sáng. Trung Nam Hải sợ người dân sẽ nhận ra điều này, càng sợ Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế sẽ nhận ra điều này.
Theo Epochtimes
Viên Minh (biên dịch)