Anh Tuấn
Đảng Cộng sản Trung Quốc liên tục nhấn mạnh “sự lãnh đạo tập trung dân chủ”. Và lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc – ông Tập Cận Bình luôn phải yêu cầu các thành viên Bộ Chính trị phải báo cáo trung thực tình hình lên Trung ương để tuân thủ nguyên tắc tập trung.
Theo nhận định của các chuyên gia: càng ngày, cấp dưới của hệ thống này càng đưa báo cáo sai lệch so với thực tế. Và cả ông Tập Cận Bình cũng phải nhận những tin giả. Trước tình hình chính trị nội bộ hỗn loạn như hiện nay, các quan chức Trung Quốc chọn cách làm đẹp báo cáo và nói dối cấp trên để bảo vệ mình.
Tất nhiêu, sau khi xác minh và phát hiện ra, ông Tập sẽ rất tức giận. Và nhận định của các chuyên gia này cho thấy, chế độ ĐCSTQ đã thực sự đi vào ngõ cụt.
Theo Tân Hoa Xã, từ ngày 21 đến ngày 22/12, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức “Hội nghị đặc biệt về đời sống dân chủ” để nghiên cứu “Tư tưởng Tập Cận Bình”. Ông Tập Cận Bình là người chủ trì cuộc họp và yêu cầu các thành viên Bộ Chính trị “duy trì sự đoàn kết cao độ với Ban Chấp hành Trung ương Đảng” và “ủng hộ sự lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung, dân chủ”.
Ông Tập sau đó nhấn mạnh về nguyên tắc này và yêu cầu các thành viên Bộ Chính trị phải gương mẫu đi đầu trong việc “thúc đẩy dân chủ trong nội bộ đảng” và “báo cáo tình hình thực tế một cách kịp thời, khách quan và toàn diện”, “không chỉ đưa tin tốt và không cần phải lo lắng.
Ông Tập thực sự muốn Bộ Chính trị báo cáo đúng sự thật. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, ông Tập đã nhận ra các báo cáo đã được làm đẹp, và rất nhiều sự kiện quan trọng đã được báo cáo không trung thực.
Ông Vương Hách, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, nói với Đại Kỷ Nguyên vào ngày 25/12 rằng, kim tự tháp quyền lực của ĐCSTQ từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đến Thường vụ Bộ Chính trị đều lấy ông Tập làm đỉnh quyền lực cao nhất. Và ông Tập phải bảo đảm nắm quyền quyết định cuối cùng.
Nhưng dường như một mình ông Tập thì quá bận rộn với việc xác minh các thông tin từ dưới báo cáo lên. Và các thành viên Bộ Chính trị hay Ban Chấp hành Trung ương Đảng dường như không giúp gì được cho ông Tập trong điều này.
Ông Vương Hách tin rằng, sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20, những xung đột tiềm ẩn mới đã xuất hiện giữa các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, và các chỉ thị gần đây của của ông Tập cho thấy ông đã phát hiện ra các thành viên Bộ Chính trị đã đưa tin sai sự thật .
Một lý do đơn giản của việc báo cáo thông tin sai sự thật là vì họ sợ chịu trách nhiệm và sợ bị thanh trừng trong tay Tập Cận Bình. Các quan chức cấp dưới sợ ông Tập không hài lòng thì điều đó sẽ không có lợi cho họ. Vì vậy nên họ sẽ chỉ nói những điều tốt đẹp với cấp trên.
Theo các chuyên gia, với cơ chế thông tin như vậy thì toàn bộ trung tâm lãnh đạo của ĐCSTQ không thể hoạt động bình thường. Các báo cáo cho rằng tình hình là rất tốt, nhưng thực tế lại rất tồi tệ. Và điều này trở nên rất nguy hiểm. Với cơ chế báo cáo như thế này, chính quyền và tổ chức ĐCS Trung Quốc đang thực sự đi vào ngõ cụt, và họ chỉ đang tự làm hại chính mình.
Đó là về vấn đề lớn của việc tập trung quyền lực. Còn về vấn đề dân chủ trong nội bộ ĐCSTQ, càng trở nên không tưởng, khi dường như mọi quyền lực đang tập trung vào người đứng đầu tổ chức Đảng, và Ông Tập Cận Bình là người nắm giữ quyền lực tối cao.
Một câu chuyện ví dụ muôn thưở được ông Vương Hách nhắc lại, đó là trong khi ông Tập yêu cầu mọi người thực hiện phê bình và tự phê bình, nhưng chính bản thân ông Tập không hề thực hiện tốt việc này, và cũng chẳng có ai dám phê bình ông.
Ông Vương Hách nói: “Ông ta kiểm soát người khác. Tập Cận Bình muốn thuần hóa mọi người theo cách này, đồng nghĩa với việc hủy hoại mọi phẩm giá cá nhân của các bạn. Ông ta dùng cách này để hạ nhục những Ủy viên Bộ Chính trị đó.”
Nhà bình luận chính trị Trung Quốc còn đề cập đến vấn đề đoàn kết trong nội bộ Đảng, ông cho rằng, những người có thể trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đều là những người có tham vọng chính trị, tuy họ có thể là bạn bè trước đây của ông Tập, nhưng trong mắt của vị Tổng Bí thư, những nhân vật này đều có thể trở thành những kẻ hai mặt bất cứ lúc nào. Bất chấp việc Ông Tập Cận Bình luôn muốn những người này luôn nhất quán với ông và báo cáo cho ông sự thật, nhưng dường như điều này rất khó được.
Vì vậy theo ông Vương Hách nhận định, tình hình chính trị hiện nay ở Trung Quốc có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát, bởi khoảng cách giữa chính sách được đưa ra và tình hình thực tế quá lớn. Sự hỗn loạn đang đến mức mà không ai tìm được lối thoát.
ĐCSTQ hiện đang gặp phải những rắc rối bên trong và bên ngoài, nền kinh tế trong nước đang suy thoái và sự bất bình của công chúng chực chờ sôi sục.
Chính vì vậy, tại cuộc họp Bộ Chính trị này, ông Tập tuyên bố nhấn mạnh rằng, cần duy trì “sự nhạy bén chính trị ở mức độ cao” và “ngăn chặn những rủi ro phi chính trị biến thành rủi ro chính trị”.