Gần đây, Trung Quốc trải qua thời tiết lạnh giá khắc nghiệt trên diện rộng, Bắc Kinh vừa trải qua tháng 12 lạnh nhất trong 70 năm, tỉnh Quảng Đông vừa trải qua ngày đông chí lạnh nhất trong 40 năm.Vào cuối thời nhà Minh từng xuất hiện kỷ băng hà nhỏ, đặc trưng của kỷ băng hà này là sự đóng băng của sông Dương Tử và tuyết rơi ở Quảng Châu, đã gây ra hạn hán, nạn đói, bệnh dịch và các cuộc nổi dậy của nông dân, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của nhà Minh. Lịch sử về những hiện tượng thiên nhiên bất thường đã đẩy nhanh sự thay đổi của các triều đại dường như đang lặp lại.
Dữ liệu từ Đài quan sát Khí tượng Bắc Kinh cho thấy trong hai tuần từ 11-24/12, Bắc Kinh ghi nhận hơn 300 giờ nhiệt độ dưới 0°C, lập kỷ lục lạnh nhất kể từ năm 1951. Trong khoảng thời gian này, Bắc Kinh cũng có 9 ngày liên tiếp có nhiệt độ dưới âm 10°C.
Thượng Hải, thủ đô tài chính, cũng trải qua tháng 12 lạnh nhất trong 40 năm. Bắt đầu từ ngày 21/12, nhiệt độ tối thiểu đã xuống dưới âm 1°C trong 5 ngày liên tiếp, đây là điều chưa từng có.
Miền Nam Trung Quốc cũng chứng kiến những ngày đông chí lạnh nhất trong 40 năm vào tháng 12. Ngày 22/12, nhiều thành phố và quận ở Quảng Đông lập kỷ lục lạnh nhất trong 40 năm qua. Nhiệt độ tối thiểu buổi sáng ở Nhân Hóa, Bình Viễn, Tiêu Lĩnh, Ngũ Hoa, Hà Nguyên, Hoa Đô, Quảng Châu, Nhiêu Bình, Triều Dương đều phá kỷ lục lịch sử. Tỉnh Quảng Châu ghi nhận mức nhiệt độ thấp kỷ lục 3,3°C vào ngày đông chí trong 40 năm. Nhiệt độ ở những nơi khác ở phía bắc Quảng Đông giảm xuống dưới 0°C, với nhiệt độ thấp nhất trong tỉnh là âm 2,4°C. Tuyết nhẹ rơi ở Đông Quản, và một “cảnh tuyết” trắng xóa rộng lớn xuất hiện tại Khu thắng cảnh Ngũ Chỉ Sơn của Công viên Rừng Quốc gia Lưu Khê Hà.
Cùng lúc đó, nhiều nơi ở Trung Quốc hứng chịu đợt rét đậm. Từ ngày 13-16/12, nhiệt độ giảm từ 6°C đến 12°C ở hầu hết các vùng trên cả nước, có nơi nhiệt độ giảm tới hơn 14°C. Khoảng ngày 14/12, quá trình đợt lạnh mạnh diễn ra khiến nhiệt độ trung bình trong ngày ở các vùng phía bắc Tân Cương, phía đông Tây Bắc Trung Quốc, Nội Mông, Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoàng Hoài, phía đông Giang Hoài và đông Giang Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình hàng năm, người dân nhiều nơi cảm thấy thời tiết “lạnh lạ thường”.
Thời tiết lạnh hiếm hoi gợi nhớ đến Kỷ băng hà nhỏ cách đây 500 năm.
Kỷ băng hà nhỏ gây ra hạn hán và nạn đói
Trong suốt 190 năm từ năm 1500 đến năm 1690 sau Công Nguyên, trùng với thời kỳ cuối nhà Minh và đầu nhà Thanh, hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng đã diễn ra vào mùa hè, và mùa đông cực kỳ lạnh giá, với tuyết rơi dày đặc ở Quảng Đông và những nơi khác.
Mỗi năm các kênh đào phía Bắc thường bị đóng băng trên 100 ngày, dài gần gấp đôi thời gian hiện nay. Các kênh rạch ở phía nam thuộc vùng cận nhiệt đới nhìn chung không bị đóng băng, tuy nhiên, trong Kỷ băng hà nhỏ này, sông Hoài Dương, sông Giang Nam và sông Chiết Giang đều bị đóng băng gần 30 lần. Sông Trường Giang, sông Hoàng Hà và thậm chí cả bờ biển Hoa Đông và Hoàng Hải cũng đã bị đóng băng từ lâu, thậm chí cả sông Hán Giang và hồ Thái Hồ cũng bị đóng băng nhiều lần.
Ngay cả đồng bằng sông Châu Giang, nằm ở cực nam Trung Quốc, cũng phải trải qua thời tiết lạnh giá khắc nghiệt. Quảng Châu và những nơi khác thường xuyên có tuyết rơi, gia súc chết cóng.
Hậu quả đầu tiên của thời tiết lạnh khắc nghiệt là sản lượng ngũ cốc giảm. Cái lạnh khắc nghiệt khiến độ ẩm giảm, diện tích đất thích hợp cho canh tác giảm, diện tích mưa nhìn chung dịch chuyển về phía Nam, chu kỳ sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn và năng suất giảm.
Từ thời Vạn Lịch đến sự sụp đổ của nhà Minh, hạn hán, nạn châu chấu, lũ lụt không bao giờ chấm dứt, trong đó hạn hán là nghiêm trọng nhất. Các tài liệu như ‘Minh Thực Lực’, ‘Minh sử’, ‘Hội Minh điển’, đều xuất hiện những từ như “hạn hán kéo dài”, “không mưa”, “nghìn dặm như cháy” và “hạn hán cực độ”.
Kỷ băng hà nhỏ mang đến bệnh dịch
Kỷ băng hà nhỏ cũng dẫn đến những trận ôn dịch. Từ năm 1408 đến năm 1644, gần 20 trận dịch xảy ra vào thời nhà Minh. Có một điều, thời tiết lạnh giúp virus và vi trùng dễ dàng tồn tại hơn. Mặt khác, nhiệt độ hạ thấp làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Trong số các loại dịch bệnh, dịch hạch là nghiêm trọng nhất. Trong những năm Vạn Lịch và Sùng Trinh, trong khi hạn hán xảy ra thường xuyên thì bệnh dịch cũng bắt đầu lan rộng. Bệnh dịch hạch bùng phát từ Sơn Tây, lan sang một số tỉnh ở miền Bắc Trung Quốc, sau đó lan sang vùng Kinh Kỳ. Kết quả là dân số giảm 5 triệu người.
500 năm sau, vào mùa đông năm 2019, đại dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) cũng bùng phát ở Trung Quốc và lan ra thế giới. Có bao nhiêu người đã chết vì bệnh dịch này ở Trung Quốc? Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn không dám công bố số liệu thực tế. Vào tháng 11/2023, dịch bệnh lại bùng phát ở Trung Quốc và một số lượng lớn trẻ em bị cấp cứu liên quan đến hô hấp. Chính quyền ĐCSTQ cũng phải thừa nhận rằng căn bệnh về đường hô hấp vẫn đang lây lan, dịch bệnh lần này là do một loại virus đa mầm bệnh gây ra, là hỗn hợp của virus hợp bào (RSV), virus cúm, Mycoplasma và virus corona đột biến. Ngày 24/12, ông La Kỳ, nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông tài chính Trung Quốc, đột ngột qua đời vì “viêm phổi nặng” ở tuổi 36.
Thời tiết lạnh giá vào mùa đông năm nay có khả năng làm trầm trọng thêm sự lây lan của virus Covid-19. Một nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu từ 100 thành phố của Trung Quốc có ca nhiễm Covid-19 và phát hiện ra rằng nhiệt độ và độ ẩm cao hơn có liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng các đợt bùng phát Covid-19 đặc biệt tập trung ở những khu vực có thời tiết tương đối lạnh và khô.
Bà Thư Vinh, một bác sĩ y học Trung Quốc và chuyên gia Kinh Dịch ở Cambridge, Vương quốc Anh, cho biết trên chương trình “Diễn đàn tinh anh” của NTDTV vào ngày 26/12 rằng, năm 2024 là năm Giáp Thìn, và “năm Giáp Thìn quá nhiều Thổ, mưa và ẩm ướt thường xuyên”. Nói cách khác, khí hậu có xu hướng ẩm và lạnh quanh năm. Virus Covid-19 thích không khí lạnh và ẩm ướt nên bà dự đoán dịch Covid-19 sẽ là năm “nghiêm trọng nhất” vào năm 2024, dịch bệnh sẽ nghiêm trọng nhất ở Đông Nam Trung Quốc, châu Âu và Đông Nam Á.
Bệnh dịch và thiên tai gây ra các cuộc nổi dậy của nông dân
Trong lịch sử, những trận dịch lớn và thiên tai có thể gây ra sự diệt vong của một triều đại. Vào cuối thời nhà Minh, thời tiết lạnh giá khắc nghiệt gây ra hạn hán, nạn đói và bệnh dịch, người dân lâm vào cảnh khốn cùng, khiến nông dân phải vùng lên. Vào tháng 3 năm Thiên Khải thứ 7, tại tỉnh Thiểm Tây xảy ra hạn hán nghiêm trọng, nông dân mất mùa, tuy nhiên, quan huyện Chanh Thành, Trương Đấu Diệu, bất chấp sự sống chết của người dân, vẫn nghiêm khắc đòi thu thuế lương thực và đánh đập những người nông dân không có khả năng nộp thuế. Kết quả là, nông dân địa phương là Vương Nhị đã liên kết với hàng trăm người bần cùng, giết chết Trương Đấu Diệu và phát động cuộc nổi dậy của nông dân.
Sau đó, các cuộc nổi dậy của nông dân lần lượt xảy ra khắp cả nước, năm 1644, Lý Tự Thành đưa quân vào Bắc Kinh, Hoàng đế Sùng Trinh treo cổ tự tử trên núi Môi Sơn, nhà Minh sụp đổ.
Chưa đầy một năm sau khi Lý Tự Thành trở thành hoàng đế ở Bắc Kinh, quân Thanh bắt đầu tấn công Sơn Hải Quan và phát động trận chiến quyết định với tướng quân nhà Minh là Ngô Tam Quế, sau đó Ngô Tam Quế đã đầu nhà Thanh.
Đợt Kỷ băng hà nhỏ đó bao trùm Trung Quốc và đã chấm dứt 276 năm cai trị của nhà Minh, cho phép Trung Quốc thay đổi triều đại.
Đã có nhiều lần trong lịch sử thay đổi triều đại của Trung Quốc đều liên quan đến thiên tai. Vào cuối thời nhà Tần, tại tỉnh Sơn Đông, An Huy và những nơi khác gặp thiên tai do mưa kéo dài và trở thành thủy trấn. Vào cuối thời Tây Hán, lũ lụt, hạn hán, dịch côn trùng… tiếp diễn năm này qua năm khác và kéo dài cho đến khi nhà Tây Hán sụp đổ.
Triều đại 35 năm của Hoàng đế Nguyên Thuận, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyên, là thời kỳ dịch bệnh hoành hành nhất trong lịch sử nhà Nguyên, với tới 12 trận dịch được ghi vào sử sách. Trung bình cứ ba năm lại có một trận dịch hạch xảy ra và vô số người chết. Năm 1368 sau Công Nguyên, tướng Từ Đạt của Chu Nguyên Chương đến Đại Đô, Hoàng đế Nguyên Thuận chạy trốn về phía bắc, nhà Nguyên sụp đổ.
Trung Quốc ngày nay cũng giống như những năm cuối cùng của các triều đại trong lịch sử, với thiên tai và dịch bệnh liên miên.
Ngày 19/12, trận động đất mạnh 5,9 độ richter xảy ra ở huyện Tích Thạch Sơn, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc khiến ít nhất 120 người thiệt mạng.
Ngày 10/10, Cơ quan Quản lý tình trạng Khẩn cấp của Trung Quốc thông báo thiên tai xảy ra thường xuyên ở Trung Quốc trong 3 quý đầu năm nay, bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão, mưa đá và thảm họa địa chất cũng như băng giá, động đất, bão cát, cháy rừng v.v. Số người bị ảnh hưởng bởi thảm họa trên toàn quốc lên tới 89,118 triệu người.
Trong hai năm qua, khi người dân Trung Quốc thức tỉnh, không chỉ các cuộc biểu tình dân sự tiếp tục diễn ra mà các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ cũng đã chiến đấu để bảo vệ quyền lực và tính mạng của mình, thậm chí dốc toàn lực để thanh trừng những người bất đồng chính kiến và ngăn chặn việc ám sát.
Về vấn đề này, nhà văn độc lập Gia Cát Minh Dương cho rằng: “Lịch sử luôn giống nhau một cách đáng kinh ngạc, nhưng Trung Quốc ngày nay khác với các triều đại trước. Lịch sử là sự thay đổi bình thường của các triều đại, nhưng ĐCSTQ hiện tại là một kẻ phản Thần, những kẻ ác độc chống lại loài người, phản truyền thống và phản đạo đức. Những thay đổi hiện nay của thiên thượng, dù là thiên tai hay dịch bệnh, đều đang làm tan rã ĐCSTQ. Ai muốn cứu mạng mình thì phải ly khai khỏi ĐCSTQ và tránh xa ĐCSTQ”.
Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch