Vào ngày 14/5, chính quyền Biden đã tăng thuế nhập khẩu xe điện của Trung Quốc từ 25% lên 100%, sau đó là các mức thuế khác nhau đối với tấm pin mặt trời và một số thiết bị và vật dụng y tế, chất bán dẫn.
Nhiều người đang chờ xem Trung Quốc sẽ đáp trả như thế nào, nhưng thực tế là Trung Quốc không có nhiều quân bài để chơi. Khi Mỹ tăng thuế, Trung Quốc sẽ phải chấp nhận mà không thể làm được gì.
Tập Cận Bình hiện đang có sự bất mãn đối với châu Âu và Mỹ. Ông ấy đã đến thăm châu Âu với mục đích của ông là chia rẽ châu Âu, tức là ông hy vọng có thể thông qua Pháp, một quốc gia có thiện cảm với Trung Quốc, để chia rẽ Liên minh châu Âu, làm cho Pháp không nghe theo Mỹ.
Tuy nhiên, tổng thống Pháp Macron đã sắp xếp một cách rất thú vị. Ông Macron mời bà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đến gặp Tập Cận Bình cùng một lúc. Điều này rõ ràng cho thấy, Pháp đồng thuận về sự thống nhất của Liên minh châu Âu, tức là Pháp coi trọng sự đồng thuận với Liên minh châu Âu hơn là sự đồng thuận với Tập Cận Bình. Vì vậy, Pháp đã cùng Liên minh châu Âu để gây áp lực lên Tập Cận Bình, đồng thời Pháp cũng có hai mối quan ngại nghiêm trọng đối với Trung Quốc, đó là sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga trong cuộc chiến Nga – Ukraine và vấn đề Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm thừa sang châu Âu.
Vì vậy, lần này Tập Cận Bình gặp Macron mà có bà Von der Leyen ngồi cùng đã khiến Tập Cận Bình không thể nói những điều nhằm chia rẽ Macron khỏi Liên minh châu Âu. Do đó, Tập Cận Bình thực sự đã gặp khó khăn ở châu Âu.
Còn việc Tập Cận Bình thăm Hungary và Serbia, sự đón tiếp mà ông nhận được ở đó không có ý nghĩa thực tế, bởi vì Hungary và Serbia vốn dĩ đã thân Trung Quốc. Việc Tập Cận Bình thiết lập quan hệ với hai quốc gia bị châu Âu coi là ngoài lề không thay đổi được cục diện địa chính trị của châu Âu.
Trong tháng vừa qua, chúng ta đã thấy Ngoại trưởng Mỹ Blinken, hay trước đó là bà Bộ trưởng Tài chính Yellen gây áp lực lên Tập Cận Bình để ông Tập không hỗ trợ Putin quá nhiều, và vấn đề sản xuất sư thừa. Sau đó, Tập Cận Bình đến châu Âu gặp phải thất bại, và ngay khi ông vừa về nước, đã phải đối mặt với danh sách thuế mới từ Biden. Vì vậy, Tập Cận Bình đang rất tức giận. Nhưng ông Tập có rất ít quân bài để chơi.
Ông Tập đáp lại Âu – Mỹ bằng cách tiếp đón Putin với lễ nghi vượt mức bình thường và ký kết với Putin một danh sách hợp tác dài. Để đón tiếp Putin một cách ‘long trọng’, ông Tập đã làm những điều rất hài hước. Ông Tập đã trải cho Putin một tấm thảm đỏ siêu dài, có thể lập kỷ lục Guinness. Tấm thảm đỏ được trải từ bậc thang lên tới tận bên trong hội trường.
Vì vậy, chúng ta sẽ thấy rằng lễ đón tiếp mà Tập Cận Bình chuẩn bị cho Putin, bao gồm cả việc đội thiếu niên hoan nghênh, nhảy nhót và hô khẩu hiệu, làm cho chúng ta có cảm giác như trở về thời Cách mạng Văn hóa. Việc trải tấm thảm đỏ dài như vậy là không cần thiết. Rõ ràng là Tập Cận Bình muốn thông qua việc tiếp đón Putin để khiến châu Âu và Mỹ lo lắng hơn hoặc cố tình làm cho Mỹ và Liên minh châu Âu tức giận.
Ngoài việc nhiệt tình đón tiếp Putin, Trung – Nga còn công bố một bản tuyên bố chung dài hàng vạn chữ. Chúng ta sẽ phân tích bản tuyên bố này theo ba khía cạnh: phần chống Mỹ, phần liên quan đến chiến tranh Nga – Ukraine, và phần giải quyết vấn đề tin cậy lẫn nhau giữa hai bên.
Đầu tiên là nói về phần tuyên bố nhắm thẳng vào Mỹ.
Tuyên bố bắt đầu bằng việc nói rằng, sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga không mang tính liên minh, không đối kháng, không nhằm vào bên thứ ba. Nhưng thực tế, cả hai bên đều tuyên bố rằng Trung Quốc và Nga luôn coi nhau là đối tác hợp tác ưu tiên. Cái gọi là ‘đối tác hợp tác ưu tiên’ có nghĩa là gì? Đó là Nga là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Tập Cận Bình tuyên bố rằng ông ta sẽ gắn bó chặt chẽ với Nga, coi Nga là ưu tiên hàng đầu, còn Liên minh châu Âu và Mỹ đều bị gạt sang một bên. Đây là ý nghĩa của câu ‘Trung Quốc và Nga luôn coi nhau là đối tác hợp tác ưu tiên’. Tất nhiên, đối với Nga thì cũng không có nhiều quốc gia khác hợp tác với họ. Vì vậy, Nga phải nắm chặt đồng minh Trung Quốc.
Sau đó, tuyên bố chung nói rằng, trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và phát triển, hai bên sẽ ủng hộ lẫn nhau. Điều này có nghĩa là mặc dù Tập Cận Bình không nói rõ, nhưng trong cuộc chiến Nga – Ukraine, ông Tập kiên định ủng hộ Putin. Đáp lại, Putin cũng bày tỏ ủng hộ lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan.
Tiếp theo, trong tuyên bố chung, Trung Quốc và Nga thách thức trật tự thế giới do Mỹ thiết lập sau chiến tranh. Trước hết, hai bên có cái nhìn gần như giống nhau về diễn biến của thế giới. Họ chỉ ra rằng, tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng, vị thế và sức mạnh của các quốc gia và khu vực mới nổi ở phía nam ngày càng tăng, quá trình đa cực hóa thế giới đang tăng tốc rõ rệt.
Cái gọi là đa cực hóa có nghĩa là hiện tại Mỹ là siêu cường duy nhất, đồng nghĩa với việc trật tự thế giới là do Mỹ lãnh đạo. Khi Trung Quốc không ngừng kêu gọi đa cực hóa, trên thực tế là muốn làm suy yếu Mỹ.
Trung Quốc dựa vào điều gì để thực hiện đa cực hóa? Trung Quốc là một cực, Nga đứng cùng với Trung Quốc, mặc dù họ có thể không hoàn toàn đồng lòng, nhưng trong vấn đề chống Mỹ, thì Trung – Nga có sự thống nhất. Ngoài ra, còn có các quốc gia phía nam như Ấn Độ, Nam Phi, các quốc gia này rất thân thiện với Nga, cùng với các quốc gia khác ở châu Phi và Nam Mỹ không thân thiện với Mỹ. Trung Quốc coi đây là nền tảng cơ bản của họ.
Các quốc gia ở Bắc Đại Tây Dương và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo, và những quốc gia này ủng hộ Mỹ. Đây là một cực.
Trung Quốc muốn liên kết với châu Phi và châu Mỹ Latin để tạo thành một cực khác chống lại Mỹ. Trung Quốc gọi đây là đa cực hóa.
Trung Quốc và Nga cho rằng, tình hình hiện tại có lợi cho sự phát triển của các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển, thúc đẩy dân chủ hóa quan hệ quốc tế. Dân chủ hóa quan hệ quốc tế nghĩa là không để Mỹ quyết định mọi thứ, mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế đều có tiếng nói. Tất nhiên, nhiều quốc gia ở châu Phi và Nam Mỹ đứng về phía Trung Quốc, nếu họ ủng hộ Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc dân chủ hóa quan hệ quốc tế.
Tiếp theo, tuyên bố chung nói rằng, những quốc gia ủng hộ chủ nghĩa bá quyền và chính trị quyền lực đi ngược lại những điều này. Ở đây, chủ nghĩa bá quyền và chính trị quyền lực không nhắc đến Mỹ, nhưng ngay sau đó thì sẽ nhắc đến.
Trong tuyên bố chung sau đó nói rằng, Trung Quốc và Nga đã gọi hành động của Mỹ và các đồng minh là ‘hành động đơn phương làm mất đi lương tri và công lý’. Ví dụ như khi Mỹ thực hiện không kích Liên bang Nam Tư để ngăn chặn cuộc diệt chủng của Milosevic ở Nam Tư, Trung Quốc coi đó là hành động đơn phương làm mất đi lương tri và công lý.
Trung Quốc phản đối cái gọi là ‘trật tự dựa trên quy tắc’. ‘Trật tự dựa trên quy tắc’ là cách nói của Mỹ và Liên minh châu Âu, rằng khi chúng ta làm kinh doanh trên toàn cầu, xử lý các mối quan hệ giữa các quốc gia, chúng ta phải dựa trên các quy tắc chứ không phải dựa trên quyền lực. Vì vậy, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ ‘trật tự dựa trên quy tắc’ này. Trên thực tế, điều này có nghĩa là Trung Quốc muốn lật đổ trật tự thế giới sau chiến tranh do Mỹ thiết lập.
Trong tuyên bố chung của Trung Quốc và Nga, họ nói rằng việc xây dựng ‘cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại’ và một loạt các sáng kiến toàn cầu khác có ý nghĩa tích cực quan trọng. Điều này có nghĩa là Nga ủng hộ Trung Quốc trong việc xây dựng cái gọi là ‘cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại’. Đoạn này thể hiện rõ ràng sự chống đối Mỹ. Nhưng đây chưa phải là cao trào, cao trào sẽ ở đoạn sau.
Tiếp theo, tuyên bố chung đề cập đến việc đóng băng và tịch thu tài sản của Nga trong cuộc chiến Nga – Ukraine. Điều này làm Trung Quốc rất lo ngại, cho nên trong tuyên bố chung, hai bên đặc biệt lên án việc tịch thu tài sản nước ngoài. Họ nhấn mạnh rằng các quốc gia bị ảnh hưởng chính là Nga, vì Nga đã bị Liên minh châu Âu và Mỹ đóng băng nhiều tài sản trong cuộc chiến Nga – Ukraine. Nga có quyền dựa vào luật quốc tế để thực hiện các biện pháp đáp trả. Họ cũng quyết tâm bảo vệ tài sản quốc gia của nhau, nghĩa là Trung Quốc sẽ bảo vệ tài sản của Nga ở Trung Quốc và ngược lại.
Họ cam kết đảm bảo an toàn, không xâm phạm và kịp thời trả lại tài sản quốc gia của nhau khi được tạm thời chuyển đến nước mình. Điều này gần như ngụ ý rằng, nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ chuyển tài sản quốc gia sang Nga, tin rằng Nga sẽ không tịch thu, không đóng băng và sẽ trả lại kịp thời.
Hiện nay, Trung Quốc đang bán tháo đô-la Mỹ và mua vàng. Nếu chiến tranh xảy ra, có thể Trung Quốc sẽ vận chuyển nhiều vàng từ kho dự trữ quốc gia sang Nga. Bởi vì Trung Quốc không thể kiểm soát đô la Mỹ và không thể chuyển đô-la Mỹ đến Nga, nhưng vàng thì có thể vận chuyển được. Điều này thì chúng ta chỉ có thể chờ xem trong tương lai.
Ngoài ra, Putin đã nhắc đến trong cuộc họp với Tập Cận Bình rằng, hơn 90% giao dịch thương mại giữa hai nước được thanh toán bằng đồng rúp và nhân dân tệ. Điều này giúp tránh rủi ro từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Sau đó là một danh sách dài các hợp tác kinh tế.
Sau đó, tuyên bố chung dùng hai đoạn để chỉ trích Mỹ. Trung – Nga nói rằng cả hai bên đều nghiêm túc quan ngại về những nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì ưu thế quân sự tuyệt đối và phá hoại sự ổn định chiến lược. Điều này chủ yếu liên quan đến việc Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên khắp thế giới và trong không gian.
Hệ thống phòng thủ tên lửa là gì? Hệ thống phòng thủ tên lửa là để đánh chặn tên lửa. Điều này chứng tỏ rằng đây là một hệ thống phòng thủ. Khi bị tấn công bằng tên lửa, quốc gia cần có hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ mình. Trung Quốc tại sao lại phản đối việc Mỹ xây dựng một cơ chế phòng thủ quân sự như vậy? Rõ ràng là vì việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ làm giảm đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan. Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc vốn đã yếu kém, thêm vào đó là nạn tham nhũng, nếu hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được triển khai, thì kế hoạch tấn công Đài Loan của Trung Quốc có thể sẽ bị chặn lại bởi hệ thống phòng thủ này.
Thời gian trước, cuộc xung đột giữa Iran và Israel là một minh chứng cho sức mạnh của hệ thống này. Nếu Mỹ cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho Ukraine, Putin cũng sẽ không thể sử dụng tên lửa để tấn công Ukraine. Hai bên muốn cấm Mỹ xây dựng vũ khí phòng thủ như vậy để họ có thể hành động đối với Đài Loan và Ukraine, thì đây rõ ràng là một tuyên bố vô lý.
Sau đó, hai bên chỉ trích Mỹ vì tăng cường vũ khí phi hạt nhân có độ chính xác cao.
Trước đây Mỹ, sử dụng những loại tên lửa dẫn đường chính xác như là bom đao lửa địa ngục để tiến hành trảm thủ hành động, tiêu diệt quan chức chỉ huy cấp cao của Iran như Soleimani… Trên thực tế, đây là phương pháp có chi phí thấp nhất để ‘không đánh mà vẫn khuất được binh người’ như trong Binh Pháp Tôn Tử.
Trung Quốc rất lo sợ điều này, vì vậy trong tuyên bố chung của Trung Quốc và Nga, họ phản đối Mỹ tiến hành các cuộc tấn công chính xác như vậy.
Hai bên cũng phản đối việc Mỹ và Anh cung cấp công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân cho Úc. Thêm vào đó, hai bên phản đối Mỹ lấy cớ hợp tác với các đồng minh để tiến hành các cuộc tập trận chung rõ ràng nhằm vào Trung Quốc và Nga. Mỹ thường xuyên tập trận với Nhật Bản và Hàn Quốc trên Thái Bình Dương, đối tượng giả định bị nhắm vào là Trung Quốc. Trung Quốc rất sợ hãi và phản đối điều này.
Gần đây, Mỹ và Đài Loan cũng đã có các cuộc tập trận quân sự chung. Mỹ sẽ triển khai hệ thống tên lửa tầm trung trên mặt đất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Mỹ có thể sử dụng tên lửa tầm trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để phản công. Nếu Trung Quốc tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam, Okinawa, Hàn Quốc hoặc Philippines, Mỹ có thể dùng tên lửa tầm trung để đáp trả. Trung Quốc rất lo sợ điều này, vì vậy họ cũng chỉ trích việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở những nơi này.
Ngoài ra, Trung – Nga còn đề cập đến việc cả hai bên đều phản đối các hành động của Mỹ mà họ gọi là ‘phá hoại cực đoan’ sự ổn định khu vực, gây ra mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Trung Quốc và Nga. Hai bên thể hiện sự chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với các hành động này. Đây là những chỉ trích của Trung – Nga đối với Mỹ.
Ngoài ra, Trung – Nga còn có chỉ trích Mỹ về việc tạo ra các liên minh quân sự ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ví dụ như hợp tác quốc phòng ba bên giữa Mỹ, Anh và Úc (gọi tắt là AUKUS), được nêu rõ ràng trong tuyên bố chung. Trung – Nga đã chỉ đích danh AUKUS.
Sau đó, Trung – Nga chiến lược ở Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ, và sự can thiệp của Mỹ vào Biển Đông. Họ cho rằng Mỹ thông qua việc mở rộng sức mạnh quân sự và tạo dựng các liên minh quân sự đã làm thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực Đông Bắc Á, đây là hành động bá quyền. Trung – Nga nói Mỹ vẫn bám giữ tư duy Chiến tranh Lạnh và mô hình đối kháng, đặt an ninh của các nhóm nhỏ lên trên sự ổn định của an ninh khu vực. Mỹ nên ngay lập tức dừng các hành động này. Vì vậy, toàn bộ đoạn này (dù là ở khu vực Đông Bắc Á, hay khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm cả hợp tác quân sự của Mỹ ở phía nam như Úc), Trung Quốc và Nga đều phản đối tất cả.
Trong tuyên bố chung, hai bên cũng bày tỏ sự phản đối đối với Nhật Bản về việc xả nước nhiễm xạ từ Fukushima ra biển. Nhưng theo các tổ chức quốc tế thì nước thải này đủ điều kiện an toàn, Thủ tướng Nhật đã đến Fukushima ăn hải sản để chứng minh nước ở đó an toàn. Nhưng Trung – Nga vẫn gọi đó là nước nhiễm xạ, đúng ra phải gọi là nước thải hạt nhân.
Về mặt này, Trung – Nga cũng bày tỏ sự thù địch đối với Nhật Bản. Điều này hoàn toàn không cần thiết. Dù Trung Quốc và Nga muốn phản đối Mỹ thì không cần nói mọi người cũng biết, nhưng việc đặc biệt nêu tên Nhật Bản có nghĩa là họ coi Nhật Bản là kẻ thù của họ.
Tiếp theo là về vấn đề chiến tranh Nga – Ukraine, Trung Quốc hay kêu gọi thế này thế kia, nhưng thực chất là đồng lõa với Nga.
Phía Nga tuyên bố rằng họ đánh giá cao lập trường khách quan và công bằng của Trung Quốc về vấn đề Ukraine, và hoan nghênh việc Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò xây dựng để giải quyết khủng hoảng Ukraine thông qua con đường chính trị và ngoại giao.
Hai bên cho rằng cần phải dừng tất cả các hành động làm kéo dài chiến sự và làm gia tăng xung đột, kêu gọi tránh để khủng hoảng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Nhưng trên thực tế, chính Putin là người gây ra sự việc này. Vậy tại sao Nga không dừng chiến tranh và đối thoại với Ukraine? Hai nêm nói rằng, để giải quyết khủng hoảng Ukraine một cách ổn định, cần phải loại bỏ gốc rễ của khủng hoảng và tuân thủ nguyên tắc an ninh không thể chia cắt. Điều này có nghĩa là Nga lo ngại về việc NATO mở rộng về phía đông, hoặc là Ukraine gia nhập NATO, và Putin lấy đó làm lý do để tấn công Ukraine.
Nhưng nếu Nga thực sự thôn tính Ukraine, họ sẽ tiếp giáp trực tiếp với các quốc gia NATO như Ba Lan. Vì vậy, những tuyên bố về cuộc chiến Nga – Ukraine này rõ ràng cho thấy Trung Quốc không giấu diếm việc đứng về phía Nga.
Tuy nhiên, Tập Cận Bình cũng đã nói một câu, đó là hai bên tái khẳng định cam kết tuân thủ tuyên bố chung được đưa ra vào ngày 3/1/2022, đặc biệt là nguyên tắc không có người chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân, và kêu gọi tất cả các bên thực hiện nghiêm túc tuyên bố đó. Ở đây, Tập Cận Bình đã nói một lời có đạo lý, đó là cần tránh xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Trên thực tế, như đã nói ở trước, bởi vì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ rất mạnh mẽ, cho nên nếu Nga thực sự đe dọa Ukraine bằng vũ khí hạt nhân, thì có thể tên lửa của Nga không thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ Iron Dome (vòm sắt) của Ukraine, và vũ khí hạt nhân của Nga sẽ không có đất dụng võ. Vậy nên, tuyên bố chung của Trung Quốc và Nga, bao gồm cả những lời chỉ trích đích danh Mỹ, đã làm rõ lập trường của họ.
Trong khi đó, Mỹ cũng đã phản ứng. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ là ông Patel, đã nói vào ngày 16/5 rằng, Trung Quốc không thể một mặt tăng cường quan hệ với phương tây và một mặt tăng cường quan hệ với Nga.
Nếu Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với Nga, coi trọng Nga như ưu tiên hàng đầu trong ngoại giao của mình, thì Trung Quốc đừng phàn nàn về những biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Biện pháp đáp trả của Mỹ sẽ không chỉ dừng ở lời nói. Mỹ hiện đã cử một đoàn đại biểu cấp cao sang thăm Đài Loan trong lễ nhậm chức của ông Lại Thanh Đức vào ngày 20/5.
Đoàn đại biểu này bao gồm một số cựu quan chức chính phủ như Phó Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan… Trong số những vị này còn có nguyên Ngoại trưởng Mỹ là ông Mike Pompeo.
Nhận phỏng vấn của Đài tiếng nói Hoa Kỳ – VOA vào ngày 15/5 về việc thăm Đài Loan, ông Mike Pompeo không ngần ngại mà gọi Tập Cận Bình là Evil Dictator (độc tài xấu xa). Còn truyền thông nhà nước Trung Quốc đã từng gọi ông Mike Pompeo là con heo mập.
Nếu ông Trump đắc cử, ông Mike Pompeo làm Ngoại trưởng, thì khi ông Mike Pompeo gặp ông Tập Cận Bình thì không biết hai bên sẽ nói chuyện như thế nào.
Thuần Phong biên dịch