Liên Thành
Cựu đại sứ Ấn Độ tại Nga cho rằng, Bắc Kinh không có những “người bạn” thực sự. Dựa trên các ví dụ cụ thể, vhuyên gia xác nhận câu nói đó, cho rằng “tình bạn” mà Bắc Kinh xây dựng bằng tiền không đáng tin cậy chút nào. Những người trục lợi đó không thể được coi là người bạn thực sự mà thay vào đó là “người bạn có hại”. Sau khi nhận được nguồn tài trợ khổng lồ từ Bắc Kinh, không phải lúc nào họ cũng trung thành với ĐCSTQ. Vào những thời điểm quan trọng, họ có thể chọn cách xa lánh hoặc thậm chí phản bội ĐCSTQ
Gần đây, một đoạn video ghi lại cảnh một nhân viên truyền thông Ấn Độ phỏng vấn Pankaj Saran, cựu đại sứ nước này tại Nga, đã được lan truyền trên mạng.
Ông Saran nói: “Hiện nay, Trung Quốc đã vượt xa Nga về mặt sức mạnh. Nhưng xét từ góc độ xã hội và chính trị, việc Nga khuất phục Trung Quốc là điều không thể. Mâu thuẫn cơ bản giữa Trung Quốc và Nga là Trung Quốc không chỉ là bạn với Nga mà còn có quan hệ với châu Âu và Mỹ”.
Nhà bình luận gốc Hoa, Chu Hiểu Huy (周曉輝) nói, không còn nghi ngờ gì nữa, lời nói của cựu đại sứ Ấn Độ tại Nga Saran bất ngờ tiết lộ bản chất đằng sau mối quan hệ được gọi là “không giới hạn” giữa Trung Quốc và Nga.
Trước khi Nga xâm lược Ukraina, Trung Quốc và Nga đang tăng cường quan hệ song phương nhưng họ thường lợi dụng lẫn nhau và những động thái của Matxcova đối với Bắc Kinh cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, kể từ cuộc xâm lược Ukraina vào tháng 2/2022, Nga, quốc gia chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, ngày càng bị cô lập trong cộng đồng quốc tế và ngày càng phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế và quân sự của ĐCSTQ.
Matxcova đã cúi đầu và nhiều lần thể hiện thiện chí với Bắc Kinh. Theo nhà bình luận Chung Nguyên, có thể nói, nếu không có dòng vốn và vật tư quân sự liên tục từ ĐCSTQ, Nga sẽ không thể tiếp tục chiến tranh, và nền kinh tế Nga sẽ không thể tự đứng vững.
Một điểm có thể chứng thực là sau khi ông Putin tái đắc cử tổng thống Nga, ông đã ngay lập tức bổ nhiệm ông Andrei Belousov, người cũng là Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Đầu tư Nga-Trung, làm Bộ trưởng quốc phòng. Theo nhà bình luận Chu Hiểu Huy, mục đích của Nga là nhanh chóng phân phối tiền và vật tư quân sự thu được từ ĐCSTQ cho quân đội Nga để nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, như Cựu đại sứ Ấn Độ tại Nga, Pankaj Saran, đã nói, Nga không thể thực sự khuất phục Trung Quốc, và ĐCSTQ khó thực sự tin tưởng vào Matxcova vì Bắc Kinh không muốn tách khỏi châu Âu và Mỹ. Chuyến đi Bắc Kinh của Tổng thống Nga Putin vì thế đầy bất ổn, tức là trước những lệnh trừng phạt liên tiếp từ Mỹ đã và đang tiếp tục được đưa ra, ban lãnh đạo cấp cao của Trung Nam Hải nên tiếp tục viện trợ Nga như thế nào?
Sau khi nói về quan hệ Trung-Nga, ông Saran cũng nói về vị thế của Ấn Độ trong số các cường quốc. Ông nói: “Một nước Nga mạnh sẽ giúp ích cho Ấn Độ trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc và Mỹ. Ấn Độ có sự lựa chọn khác ngoài Trung Quốc, đó là Nga. Ấn Độ không muốn sự nổi lên của hai gã khổng lồ Trung Quốc và Mỹ để thống trị thế giới, và quyền lực thế giới sẽ bị phân phân cực nhiều hơn, và Ấn Độ sẽ trở thành một trong các cực…”
Nhà bình luận gốc Hoa, Chu Hiểu Huy chỉ ra điều thú vị là trong cuộc phỏng vấn, trước câu hỏi “Trung Quốc không có bạn bè”, Cựu đại sứ Ấn Độ tại Nga Saran trả lời rằng: “Trung Quốc chỉ có những người bạn xấu”.
Chuyên gia Chu cho rằng, lời chế giễu của ông Saran có vẻ “hơi lạnh lùng” đối với các cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, nhưng thực tế là như vậy. Nhìn khắp thế giới, từ chính phủ đến cá nhân, Trung Quốc có bao nhiêu người bạn thật sự? Nếu các chính phủ dân chủ không sẵn lòng làm bạn của ĐCSTQ, liệu chính phủ các nước phi dân chủ có sẵn lòng làm bạn thực sự với chế độ này không? Có bao nhiêu người bạn cũ của Bắc Kinh là những kẻ độc tài? Có bao nhiêu người không có kết cục tốt đẹp?
Năm 2011, các phóng viên của hãng tin Southern Weekly (南方週末) đã lấy lại các bài báo của Nhân dân Nhật báo từ năm 1949 đến năm 2010 và tổng hợp số liệu thống kê. Thống kê cho thấy trong sáu mươi năm qua, tổng cộng 601 người từ 123 quốc gia đã được chính quyền ĐCSTQ gọi là “bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”, tức là “một số người trong số họ” là những kẻ độc tài. Họ bao gồm cựu Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Hosni Mubarak; cựu Tổng thống Libya, Muammar Gaddafi; các nhà độc tài như Pol Pot của Campuchia, Kim Jong-il và Kim Jong-un của Triều Tiên, Robert Mugabe của Zimbabwe, vv.
Tuy nhiên, trong khoảng hơn một thập niên qua, nhiều người bạn cũ của ĐCSTQ đã qua đời, và các chế độ độc tài đã bị lật đổ. Có một số người tỉnh táo còn sống sót đã chứng kiến ĐCSTQ ngày càng điên loạn trong những năm gần đây và thậm chí không thể khuyên can ĐCSTQ nên họ đã giữ im lặng.
Vậy các chế độ Nga, Triều Tiên, Iran hiện nay thân thiết với ĐCSTQ có phải là bạn bè của ĐCSTQ không? Nhà bình luận Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng, ít nhất về mặt hùng biện, ĐCSTQ coi họ như bạn bè. Lãnh đạo ĐCSTQ từng nói Tổng thống Nga Vladimir Putin “là người bạn thân thiết nhất của tôi”, còn ông Putin gọi ông Tập là “người bạn thân yêu”.
ĐCSTQ cũng đã nhiều lần nói rằng Triều Tiên là “hàng xóm tốt, người bạn tốt và đồng chí tốt” của Trung Quốc, và Iran cũng là “người bạn tốt, người anh em tốt và đối tác tốt” của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, tại sao người Ấn Độ lại cho rằng ĐCSTQ không có bạn bè, hoặc chỉ có “những người bạn xấu”? Vậy thế nào là một người bạn xấu. Khổng Tử nói: “Có 3 bạn hữu ích, có 3 bạn nguy hại; ngay thẳng, rộng lượng, hiểu biết nhiều là ích; kiêu ngạo, thích chiều chuộng, khéo xiểm nịnh là hại”.
Một người bạn thực sự là người ngay thẳng và trung thực, sẽ không quyết định mối quan hệ dựa trên lợi ích. Nhà bình luận Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng, rõ ràng, ĐCSTQ tà ác và nham hiểm không thể thu hút được những người bạn như vậy.
ĐCSTQ đã quen với việc cố tình nhầm lẫn giữa đúng và sai. Chính phủ Nga, Triều Tiên và Iran đối với ĐCSTQ liệu có thể nói là chính trực và trung thực? Bản chất nịnh nọt Bắc Kinh của họ chỉ là để trục lợi. Một mặt, Nga, Triều Tiên và Iran mong nhận được sự viện trợ về kinh tế, quân sự, chính trị, công nghệ cao và các viện trợ khác từ ĐCSTQ để duy trì sự thống trị của mình. Mặt khác, Bắc Kinh lợi dụng họ để phá rối thế giới và xuất khẩu bạo lực cùng hỗn loạn ra thế giới nhằm thúc đẩy cái gọi là “cộng đồng cùng chia sẻ vận mệnh chung”.
Nhà bình luận Chu Hiểu Huy đặt câu hỏi, đối với những quốc gia ở Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Mỹ và các quốc gia khác ca ngợi ĐCSTQ, cũng như Hungary và Serbia mà ông Tập vừa đến thăm, chính phủ nào là không vì lợi ích? Ai sẽ đứng ra bênh vực ĐCSTQ khi quốc khố cạn kiệt?
Vì vậy, những gì cựu đại sứ Ấn Độ tại Nga nói là hoàn toàn đúng. “Tình bạn” mà Bắc Kinh xây dựng bằng tiền không đáng tin cậy chút nào. Những người trục lợi đó không thể được coi là người bạn thực sự mà thay vào đó là “người bạn có hại”. Sau khi nhận được nguồn tài trợ khổng lồ từ Bắc Kinh, không phải lúc nào họ cũng trung thành với ĐCSTQ. Vào những thời điểm quan trọng, họ có thể chọn cách xa lánh hoặc thậm chí phản bội ĐCSTQ.
Trước đây, trên Internet có tin đồn rằng những lời cuối cùng của Kim Jong Il với Kim Jong Un bao gồm những từ như “Đừng tin tưởng ĐCSTQ”, và “Hãy cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ càng sớm càng tốt”. Không rõ thực hư của thông tin này, nhưng ít nhất nó cũng là những ví dụ minh họa rất rõ ràng cho nhận thức của phần đông về vấn đề trên.
Theo nhà bình luận Chu Hiểu Huy, rõ ràng, đằng sau sự tuyên truyền lâu dài của ĐCSTQ về “tình hữu nghị huyết thống” giữa Trung Quốc và Triều Tiên thực chất là sự phản bội và mất lòng tin của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh. Điều này đúng với Triều Tiên, chính phủ Nga và Iran cũng không ngoại lệ.
Vậy tại sao ĐCSTQ không thể có được những người bạn thực sự trên thế giới? Hơn 70 năm trước, chế độ này đã đưa ra câu trả lời.
Trong bài xã luận “Luật gia đình của gia đình dân chủ thế giới áp dụng cho Trung Quốc” đăng trên cơ quan ngôn luận Tân Hoa xã của ĐCSTQ ngày 9/10/1944 có đoạn: Hội nghị Tehran đã long trọng tuyên bố rằng chúng ta sẽ tạo ra một “luật trong nước giành chiến thắng trong trái tim của toàn thể nhân dân trên thế giới”.
Hòa bình được “đại đa số nhân dân cả nước ưu ái” là lý tưởng cao cả của “gia đình các nền dân chủ trên toàn thế giới” không có “chuyên chế, nô lệ, áp bức và đau khổ. Những kẻ không giành được sự ưu ái của đại đa số nhân dân và tìm cách tước đoạt quyền tự do của đại đa số nhân dân sẽ không đủ tư cách bước vào cánh cửa “gia đình dân chủ” mà dòng họ đã treo trên đó. Bởi vì một quy luật gia đình đã được treo trước cửa đại gia đình này: “Những kẻ phát xít lợi dụng quyền tự do ngôn luận không được phép bước vào”.
ĐCSTQ không thể gia nhập gia đình dân chủ thế giới, không được các nước dân chủ như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc tin tưởng. Nhà bình luận Chu Hiểu Huy nói, đây chính là kết quả từ hạt giống mà Bắc Kinh đã gieo mầm, ‘gieo nhân nào gặt quả ấy’. Dựa vào tiền để mua chuộc một số cấp dưới, giữa họ chỉ có sự trao đổi lợi ích.
Con thuyền tình bạn có thể bị lật bất cứ lúc nào, bởi vì một chế độ không trung thực, ngỗ ngược và quen với việc nhầm lẫn đúng sai không thể giành được thắng lợi, không thể có được sự tin tưởng của bất kỳ chế độ nào hoặc bất cứ ai. ĐCSTQ cô độc cuối cùng sẽ bị bỏ rơi không chỉ bởi người dân Trung Quốc mà còn bởi người dân của cả thế giới.