Những ồn ào quay chuyện “quy chuẩn nước mằm” thời gian qua khiến người ta chú ý đến cái tên Nguyễn Đăng Quang, ông chủ của Masan Group, người vừa lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes với gia tài 1.2 tỷ Mỹ kim.
Cái tên Nguyễn Đăng Quang đã bị giới thạo tin nhìn với ánh mắt e dè, thiếu thiện cảm từ lâu. Bảy năm trước, giới phân tích thời cuộc lề trái đã nhận diện hai “nhóm lợi ích” với cách thao túng nền kinh tế Việt Nam y hệt những giới mafia – tài phiệt Nga vào những năm đầu của thập niên 90. Thứ nhất là nhóm chuyên thâu tóm ngân hàng và khuynh đảo hệ thống tín dụng gồm Nguyễn Đức Kiên – Trầm Bê – Nguyễn Thanh Phượng (Con gái Nguyễn Tấn Dũng) – Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Thứ hai, nhóm chuyên thôn tính tài sản, doanh nghiệp, dự án gồm Nguyễn Thanh Phượng – Hồ Hùng Anh & Nguyễn Đăng Quang.
Hồ Hùng Anh là cặp bài trùng với Quang, cũng vừa lọt vào danh sách tỷ phú cùng đợt với Quang. Quang và Anh được xem là cặp bài trùng, làm chủ cả Masan và Techcombank nhưng gần đây Anh rút khỏi Masan để tập trung vào Techcombank, còn Quang tiếp tục điều hành Masan.
Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1961 tại Quảng Trị, nhà cộng sản nòi, được đưa sang Liên Xô du học, học vật lý nguyên tử tại Belarus, một nước Cộng Hòa Sô Viết nhỏ trong khối Liên Xô. Khi Nguyễn Đăng Quang tốt nghiệp tiến sĩ thì cũng là lúc Liên Xô tan rã, cầm tấm bằng này về Việt Nam thì chắc chắn sẽ thất nghiệp, Quang bám lại đất này và mưu sinh bằng nghề bám mì ăn liền, nước tương, nước mắm tương ớt, là những thực phẩm mà người Việt tại Nga rất cần.
Sau khi thành công với thị trường cộng đồng người Việt tại Nga, Nguyễn Đăng Quang lấn sang khối khách hàng lớn hơn là người Nga bản xứ và thành công lớn. Năm 2001 Nguyễn Đăng Quang ôm vốn về Việt Nam và thành lập Masan Group (MSG), kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Năm 2002 Masan tung ra sản phẩm đầu tiên là nước tương Chin-su, sang năm 2003 thêm nước mắm. Đến năm 2007, Masan mới bắt đầu đánh chiếm thị trường mì gòi bằng sản phẩm Omachi, sau đó là bột nêm!
Trong quá trình chiếm lĩnh thị trường này, Nguyễn Đăng Quang đã dùng sức mạnh kim tiền để thao túng báo chí và cơ quan nhà nước, thí dụ vụ nước tương gây ung thư.
Vụ nước tương
Chuyện vỡ lỡ năm 2005 từ… Âu châu, sau khi Ủy ban An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu phát hiện lô hàng nước tương nhãn hiệu Chinsu bán sang Bỉ có chất 3MCPD một hoạt chất có thể gây bệnh ung thư.
Theo một số nguồi tin thì Thanh tra Sở Y tế TP HCM phát hiện việc này từ lâu và lần nhưng ém nhẹm. Tới khi nước tương cao cấp của Chinsu xuất cảng sang Ấu châu bị ách lại vì điều hàm lượng độc chất này cao hơn hàm lượng cho phép từ 2 lần đến vài ngàn lần. Masan có hai dây chuyền sản xuất riêng, một cho thị trường nội địa và một cho thị trường xuất cảng. Dây chuyền thứ hai này có quy chuẩn vệ sinh và thành phầm nghiêm nhặt hơn vậy mà cũng nhiễm độc, nói gì là dây chuyền thứ nhất? Nhưng tiền là tiên, là Phật, Masan đã có thể thao túng và ém nhẹm dư luận. Hãy đọc bản tin “Sự kiện ‘Nước Tương Chin-su’: Bộ Y tế sẽ kiểm tra lại” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 17.3.2019:
“Sáng 28-7, thanh tra Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các cơ quan liên quan đã có cuộc họp về vụ việc “nước tương Chin-su”. Ngay sau khi rời cuộc họp này, chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung đã dành cho báo giới một cuộc phỏng vấn.
– Sau khi báo chí đăng thông tin liên quan đến nước tương Chin-su, nhà sản xuất đã đến làm việc với chúng tôi và chúng tôi có yêu cầu họ gửi báo cáo giải trình. Họ đã có văn bản giải trình và các tài liệu liên quan, nhất là các phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hằng tháng tại ba trung tâm (Quatest 3, Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm và SGS). Tổng cộng có 17 mẫu kiểm nghiệm và mẫu gần nhất là 8-7-2005 đều có kết quả hàm lượng 3- MCPD dưới ngưỡng cho phép (1mg/kg).
Trong quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường, công ty luôn đưa mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm để giám sát chất lượng. Tôi cho rằng cách làm việc của họ để đảm bảo chất lượng hàng hóa là nghiêm túc, sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên trong một, hai ngày tới, thanh tra Bộ Y tế cùng với các viện và Sở Y tế TP.HCM tới kiểm tra, lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm nghiệm lại.
* VietNamNet: Nhưng thưa ông, mẫu đó là do nhà sản xuất tự đưa đi kiểm nghiệm, tự công bố, vậy có đảm bảo tính khách quan hay không?
– Đó là nguyên tắc, bất cứ nhà sản xuất nào cũng đều phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Tôi cũng nói rất thật là không phải nhà sản xuất nào cũng làm như vậy cả.
* Tuổi Trẻ: Thưa ông, việc cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm của Bỉ phát hiện nước tương Chin-su của VN có hàm lượng 3- MCPD cao quá mức cho phép, còn nhà sản xuất lại cho rằng họ chưa từng xuất khẩu sang Bỉ. Thực hư ra sao?
– Việc này Cục An toàn và vệ sinh thực phẩm đang liên lạc với phía Bỉ để kiểm tra. Còn công ty cũng trả lời là chưa xuất khẩu sản phẩm sang Bỉ. Họ cũng chưa báo cáo là sản phẩm của họ xuất khẩu đi nước nào, nhưng tôi được biết họ có xuất khẩu sang Đức và CH Czech.”
Chỉ đoạn phỏng vấn trên thôi, chúng ta đã thấy Nguyễn Đăng Quang đã mua đứt Bộ Y tế và Sở Y thế TP HCM,
Phần Chinsu thì lúc đó ra mặt thách đố, cho biết nếu ai đó chứng minh được điều trên thì sẽ thưởng cho 1 tỷ đồng, thời giá lúc đó là 80,000 Úc kim. Nhưng muốn chứng minh thì phải tuân theo thể lệ của Chinsu:
– Một: “Đăng ký hợp đồng” với Chin-su
– Hai: Ðến cơ sở của Chinsu ở Sài Gòn theo lịch trình để bốc thăm lấy mẫu kiểm nghiệm của 64 tỉnh thành.
– Ba: Bốc trúng tỉnh thành nào – ví dụ Hà Nội – thì phải tự mình ra Hà Nội để bốc thăm chọn một chợ nào đó, bốc được chợ nào thì đến đó mua nước tương để lấy mẫu kiểm nghiệm.
– Bốn: Lấy mẫu rồi thì quay trở lại Sài Gòn đem mẫu đến Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TPHCM làm thử nghiệm.
Chi phí kiểm nghiệm lúc đó khoảng trên dưới 8 triệu đồng/mẫu, chưa kể thì giờ và tiền bạc bỏ ra cho ăn ở tàu xe nếu bốc thăm trúng nơi xa như Cao Bằng, Lạng Sơn hay Pleiku, Buôn Ma Thuột. Bởi vậy, đây chỉ là trò hù dọa, bịt miệng thế gian theo kiểu mafia!
Nhưng vụ nước tương này chưa ngoạn mục bằng vụ núi Pháo tại uyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Mỏ núi Pháo
Giữa thập niên 1990, công ty khoáng sản Tiberon Minerals của Canada phát hiện tại khu vực Núi Pháo thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên) một trữ lượng lớn kim loại màu gồm vonfram, bismut và florit. Đây là là những kim loại có giá trị cao, tập trung trong khu mỏ có diện tích hơn 9 cây số vuông. Với trữ lượng này, mỏ Núi Pháo sẽ trở thành nhà cung cấp vonfram và bismut lớn nhất và nhà cung cấp florit lớn thứ 2 sau Trung Quốc.
Sau một thời gian dài khảo sát, đầu năm 2004 liên doanh Nuiphaovica được cho phép đầu tư. Liên doanh này gồm công ty Tiberon sở hữu 70%, còn lại thuộc về 2 công ty trong nước và đến cuối năm 2006 công ty đầu tư Dragon Capital bỏ ra đã bỏ ra 251 triệu Mỹ kim để mua lại toàn bộ cổ phiếu của Tiberon Minerals.
Đây là vụ đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Dragon Capital với kỳ vọng là có thể bán sản phẩm vào năm 2009. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 khiến Dragon Capital không thể tìm ra số vốn cần thiết là nửa tỷ Mỹ kim để phát triển nên đến giữa năm 2010 dự án này vẫn chỉ nằm bản vẽ. Trong khi đó thì việc thu hồi đất, “giải phóng mặt bằng” chỉ nhúc nhích được 2% và công ty này có nguy cơ bị thu hồi giấy phép.
Đúng lúc này công ty Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện. Qua sự mai mối của bà Phượng, Masan đứng ra mua lại phần lớn sở hữu của khu mỏ, gồm 70% trong tay Dragon Capital và 30% trong tay các nhà đầu tư khác.
Đây là một thương vụ phức tạp vào bậc nhất với các loại hối phiếu nhận nợ, quyền chọn mua, quyền chọn bán v.v… Nhưng không có gì mà con gái cưng ông thủ tướng không giải quyết được và thương phụ ngã ngũ: Dragon Capital nhận 30 triệu cổ phiếu cùng một lượng lớn tiền mặt, đổi lại, phía Masan sở hữu hơn 75% lợi ích của dự án.
Cuối năm 2013, khu mỏ bắt đầu hoạt động thử nghiệm và đầu năm 2014 bắt đầu sản xuất thương mại. Vì là một mỏ gần như lộ thiên và tỷ lệ bốc dở đất đá rất thấp, Núi Pháo được xem một trong những mỏ sản xuất vonfram có chi phí khai thác thấp nhất thế giới. Trong khi đó thì các kim loại này, đặc biệt là vonfram là kim loại cứng rất quan trọng trong các kỹ nghệ xe hơi, điện tử, vũ khí…, không vật liệu nào có thể thay thế.
Với trữ lượng khoảng 83 triệu tấn quặng vonfram và khoáng sản khác như florit, bismut và đồng, Masan Group đang dần tiến đến phá thế độc quyền về vonfram thế giới của Trung Quốc.
Chính vì lý do này nên Núi Pháo đã trở thành tâm điểm của nhiều cuộc chiến tranh giành quyền sở hữu trong giới quyền lực chóp bu, cụ thể là cuộc chiến giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trần Đại Quang.
Lý do dễ bắt chẹt nhất là tình trạng ô nhiễm. Từ khi hoạt động từ năm 2012, việc khai thác mỏ đã gây ra ô nhiễm khiến đời sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn và những lá đơn kêu cứu của họ đã trở thành vũ khí để các đối thủ của Nguyễn Tấn Dũng bắt bài đòi chia chác.
Tuy nhiên lúc đó thế của Nguyễn Tấn Dũng rất mạnh, một mặt Dũng khống chế báo chí, một mặt làm giả kết luận kiểm tra, đập tan những kẻ dám dòm ngó sân sau của mình. Thậm chí, Dũng còn tùy nghi bổ nhiệm những cán bộ không đủ tiêu chuẩn khiến dư luận tại tỉnh Thái Nguyên bàn tán và… bàng hoàng,
Thí dụ rõ nhất là Nguyễn Ngô Quyết, đang làm giám đốc một công ty tư nhân nhưng đùng một cái chuyển sang làm Phó Chủ tịch huyện Phú Bình để làm nền rồi sau đó ngày 14.9.2015 lên làm Phó rồi Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên. Quyết định này do Nguyễn Tấn Dũng ký, dẫm lên quy định của Bộ Nội vụ: “Giám đốc sở và các chức vụ tương… phải có 5 năm công tác trở lên trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao”…
Cục diện bắt đầu thay đổi khi Nguyễn Phú Trọng bắt tay với Trần Đại Quang để lật Nguyễn Tấn Dũng. Tháng Ba năm 2014, Trọng đưa em Trần Đại Quang là Thiếu tướng công an Trần Quốc Tỏ về Thái Nguyên giữ chức Phó Bí Thư Tỉnh Uỷ trong chương trình “luân chuyển” của trung ương. Tỏ sinh năm 1962, trước đó là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm. Đến đại hội đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vào cuối tháng 10 năm 2015 thì Tỏ được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
Phần Dũng thì càng ngày càng thua. Đầu năm 2016 Dũng phải tự nguyện rút lui trong khi anh em Quang và Tỏ đều được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Quang sau đó tiếp tục vào Bộ Chính trị.
Lúc này Núi Pháo tạm yên vì Trần Đại Quang – Nguyễn Phú Trọng còn nhiều việc để làm tại trung ương, chỉ để báo chí lai rai khai thác tình trạng ô nhiễm ở đây. Chỉ một ngày sau khi Quang được quốc hội khoá mới “bầu” làm chủ tịch, ngày 26.7.2016 Núi Pháo mới nhận quyết định thanh tra.
Ngay sau khi anh mình được bầu làm Chủ Tịch Nước, Tỏ tung ra chiến dịch “thanh tra toàn diện mỏ Núi Pháo” và tin trên báo chí cho hay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã “thống nhất với đề xuất của tỉnh Thái Nguyên” và sẽ tiến hành ngay việc “thanh tra toàn diện về tài nguyên môi trường của công ty Núi Pháo bắt đầu từ đầu tháng 8 tới.”
Việc thanh tra sẽ bao gồm một số lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của bộ: môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai. Bộ này cũng yêu cầu công ty Núi Pháo đánh giá toàn diện tác động tới môi trường, cuộc sống của người dân do các hoạt động của công ty gây ra. Trên cơ sở đó sẽ phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét phạm vi các gia đình dân cư tại xóm 3, xóm 4 xã Hà Thượng, huyện Đại Từ có thể phải di dời; báo cáo chi tiết về quá trình thực hiện và các nội dung thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ khai thác và chế biến (làm rõ việc từng chủng loại và khối lượng hóa chất sử dụng) so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đồng thời lập kế hoạch đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống quan trắc liên tục, tự động đối với nước thải theo quy định.
Ngay trong ngày cổ phiếu của Masan đã giảm 0.7%.
Lỡ núi Pháo, tấn công nước nắm?
Lao đao vì anh em Quang – Tỏ tại vụ Núi Pháo, có vẻ như Nguyễn Đăng Quang tính kế khác, nhắm vào thị trường nước mắm, dùng báo Thanh Niên và tổ chức dân sự mang tên Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiên dùng (VINASTAS).
Cùng lúc Hội Tiêu chuẩn và VINASTAS làm ầm ĩ với kết quả khảo sát cho thấy “nước mắm truyền thống” chứa hàm lượng thạch tín (arse) quá mức an toàn. Tin khiến nhiều siêu thị và người tiêu thụ ngừng hẳn việc mua bán một số loại nước mắm đã được nêu tên trong các bài báo trong nước và nước nắm Nam Ngư của Masan bán chạy ào ào.
Tuy nhiên ngành nước mắm đã phản công, các nhà báo và khoa học gia lương thiện đã mạnh mẽ lên tiếng. Ngày 22.10.2016 Bộ Y tế ra thông báo khẳng định arsen trong nước mắm truyền thống là aresen hữu cơ, không phải là arsen vô cơ độc hại. Ngay sau đó thì VINASTAS đã gỡ bản công bố “nước mắm chứa arsen vượt ngưỡng” ra khỏi website của mình. Phần báo Thanh Niên thì tháng 10 năm 2016 đã phải xin lỗi, xóa các bài viết về nước mắm trên mạng, thậm chí còn tự mắng khi gọi đó là một sự kiện ‘truyền thông bất lương’.
Nhưng sau đó thì Nguyễn Đăng Quang gặp may vì Trần Đại Quang chết bất đắc kỳ tử nhưng không rõ lý do, cũng là báo nhà nước mà tờ thì cho là “bệnh về máu”, tờ thì nói “virus lạ”.
Gì thì gì, Trần Đại Quang đã chết và Trần Quôc Tỏ thì liệu mà giữ cái ghế của mình. Kết quả thanh tra sau đó bị chìm lĩm, báo chí cũng im hơi.
Bây giờ, hoàn hồn sau vụ quậy của anh em Trần Đại Quang, nay Nguyễn Đăng Quang lại mon men dở trò khi sai khiến hai Bộ Khoa học – Công nghệ cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tấn công nước mắm truyền thống!
Đó là “Dự thảo Tiêu chuẩn và Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm nước mắm” đã gây tranh cãi lớn từ tuần qua với chiến thuật làm khó và cuối cùng là tận diệt nước mắm truyền thống, dọn đường để nước chấm công nghiệp của Masan vươn lên địa vị bá chủ.
Nguyễn Đăng Quang hiện đã là tỷ phú đô la nhưng cái nghiệp tạo ra đã quá nặng. Đã đến lúc y cần nghĩ lại số phận của Đinh La Thăng, Trầm Bê và vô số tư bản đỏ làm giầu bất chính bằng cách dự vào bọn bán nước buôn dân!
Lê Trọng Hiệp