Tác giả: Wang Yiwei | Biên dịch: Ngô Hương Mai
Tóm tắt: Bước vào thời đại mới, ngoại giao công chúng Trung Quốc đang có những bước chuyển mình mang tính lịch sử, từ các phương diện đạo, lý, pháp, thuật thể hiện một diện mạo hoàn toàn mới. Con đường của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới bao gồm: xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”, lý luận của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là nâng cao giá trị chung của toàn nhân loại, phương pháp của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là: Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và “Bộ ba sáng kiến toàn cầu”, chiến lược của ngoại giao công chúng Trung Quốc là: xây dựng câu chuyện ngoại giao tự chủ, từ “tìm kiếm điểm chung” (Giấc mộng Trung Hoa), “phân biệt khác biệt” (Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc) đến “Hợp nhất các điểm khác biệt để đạt được sự thống nhất cao nhất”.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng, có bốn cảnh giới quyền lực: lý của mọi con đường xuất phát từ cùng một nguồn, đạo của vạn pháp quy về một mục đích, pháp là tập trung vào trọng tâm, và thuật là phải tìm ra điểm mấu chốt. Bước vào thời đại mới, Trung Quốc vẫn giương cao lá cờ hòa bình, phát triển, hợp tác và cùng có lợi, sáng tạo đưa ra các khái niệm mới như thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, quan hệ quốc tế mới, giá trị chung của nhân loại, hợp tác thúc đẩy “Vành đai và Con đường” và các sáng kiến phát triển toàn cầu mới như Sáng kiến An ninh toàn cầu, Sáng kiến Văn minh toàn cầu, khởi xướng về cách quản trị toàn cầu mới đúng đắn và phù hợp với lợi ích và lẽ phải như khái niệm an ninh, phát triển, hợp tác và sinh thái, kết hợp lý luận và thực tiễn để thúc đẩy “Giấc mộng Trung Hoa” và “Giấc mộng của các quốc gia” một cách hòa hợp và linh hoạt, ngoại giao công chúng Trung Quốc đang chứng kiến sự thay đổi mang tính lịch sử, từ các phương diện lý thuyết, phương pháp, chiến lược và công cụ, thể hiện một diện mạo hoàn toàn mới. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, đặc biệt là tư tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình, lấy việc hiện đại hóa kiểu Trung Quốc để thể hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, và sáng tạo nên những hình thái mới của nền văn minh nhân loại; công tác ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới gắn kết cả nội và ngoại, kết hợp để đạt được ba bước nhảy vọt mang tính lịch sử.
1. Con đường của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới: Thiết lập Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại
Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại đã trả lời những câu hỏi cơ bản về mục tiêu của sự phục hưng vĩ đại Trung Quốc, và phương hướng của thế giới. Trên cơ sở hệ tinh thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tìm kiếm sự giao thoa của Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại và đạo đức thế tục, giải quyết thách thức về việc làm sao để sự phục hưng vĩ đại của quốc gia xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản không bị coi là chủ nghĩa thiên hạ phục cổ hay sự phục hưng của chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, cộng đồng chung vận mệnh nhân loại đã được đưa vào điều lệ Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và hiến pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại thể hiện rõ ràng các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác (Lịch sử thế giới đúng đắn và liên minh con người tự do) và sản phẩm của tinh hoa văn hóa truyền thống của Trung hoa. Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại là con đường đúng đắn của nhân loại, vì vậy, nhiều lần được nhắc đến trong các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại là lời hồi đáp cho các nền văn minh cổ đại và các quốc gia xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới và cả Trung Quốc về việc chúng ta là ai, từ đâu tới, phải đi đến đâu, và đã trở thành lá cờ tươi mới dẫn lối ngoại giao nước lớn đặc sắc của Trung Quốc. Lý tưởng của Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại phù hợp với lợi ích của toàn nhân loại, phản ánh nguyện vọng của nhân dân về một thế giới theo đuổi hòa bình, chính nghĩa và tiến bộ, và một tầm nhìn chung của các quốc gia về việc cùng xây dựng một thế giới tươi đẹp.
Cuối năm 2023, cuộc họp công tác ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra: “Xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, là nhằm xây dựng nên một thế giới tươi đẹp, cởi mở, bao trùm, thịnh vượng chung, an ninh phổ quát và hòa bình lâu dài, thúc đẩy quản trị toàn cầu dựa trên cơ chế tham vấn, xây dựng và chia sẻ chung, lấy việc thực hiện giá trị chung của nhân loại làm chuẩn mực phổ biến, lấy việc thúc đẩy xây dựng mối quan hệ quốc tế kiểu mới làm nền tảng cơ bản; lấy việc triển khai Sáng kiến phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu, và Sáng kiến Văn minh toàn cầu làm chiến lược chỉ đạo; lấy việc xây dựng “Vành đai và Con đường” chất lượng cao làm nền tảng thực tiễn; thúc đẩy các quốc gia cùng nhau đối mặt với thách thức và đạt được thịnh vượng chung, hướng thế giới đến một viễn cảnh tươi sáng của hòa bình, an ninh, thịnh vượng và tiến bộ.”
“Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” ban đầu được phiên dịch thành “Cộng đồng chung vận mệnh” (Common destiny), có quan niệm định mệnh của thuyết độc thần và cũng có quan niệm vòng luân hồi của thuyết đa thần, sau này được phiên dịch thành “Chia sẻ tương lai” (Shared future), cách diễn đạt này có ý nghĩa tốt hơn. Chỉ có Trung Quốc, với việc đề cao chủ nghĩa nhân văn và niềm tin mạnh mẽ vào việc chế ngự mệnh trời, mới có thể đề ra những quan niệm như vậy, nhưng vẫn còn rất khó để được các xã hội thuyết độc thần và đa thần lý giải hoàn toàn. Các xã hội này cho rằng “Tín ngưỡng chung thần linh với tôi” mới là “Cộng đồng chung vận mệnh”, sau này Trung Quốc đã tìm thấy từ “Chia sẻ tương lai” trong văn kiện của Liên Hợp Quốc, tuy tránh được việc đề cập đến vấn đề tôn giáo, nhưng ý nghĩa biểu đạt vẫn còn chưa được đầy đủ. Có thể nói, không có một từ ngữ dịch thuật nào có thể biểu đạt ý nghĩa chính xác và sâu sắc hơn “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”. Từ ngày 26 tháng 9 năm 2023, sau khi Văn phòng thông tin của Quốc vụ viện Trung Quốc công bố sách trắng “Cùng nhau xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại: Sáng kiến và hành động của Trung Quốc”, “Cộng đồng chung vận mệnh” đã được phiên dịch thành “A global community of shared future,” vượt qua cách dịch thuật ban đầu mang tính “chủ nghĩa nhân loại” – loại bỏ từ “humankind”, nâng cao khái niệm “lấy quốc gia làm trung tâm” của Liên Hợp Quốc lên toàn thể nhân loại, từ một góc độ cho thấy ngoại giao công chúng của Trung Quốc ngày càng trưởng thành.
2. Lý tưởng của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới: Giá trị chung của toàn thể nhân loại
Thế giới ngày nay đang đối mặt với những biến đổi lớn chưa từng có trong hàng trăm năm, với sự chuyển đổi từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh số. Quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây đang bước vào giai đoạn cạnh tranh về tính đồng nhất của hệ thống xã hội và mô hình quản trị, và đang mở rộng từ cạnh tranh về công nghệ cốt lõi của toàn cầu hóa sang cạnh tranh về tiêu chuẩn, quy tắc và sức mạnh mềm. Cạnh tranh quyền ngôn luận trong quản trị toàn cầu và quản trị an ninh quốc gia chính là một phần quan trọng trong việc cạnh tranh quyền lực mềm giữa Trung Quốc và phương Tây, ngày càng được thể hiện qua cuộc đấu tranh về cách kể chuyện. Đại dịch thế kỷ càng làm nổi bật sự khác biệt trong cách nhìn nhận của người dân Trung Quốc và phương Tây về các vấn đề cơ bản như quan điểm mạng sống và cuộc sống, gia tăng hiểu lầm giữa hai bên, điều này khiến công tác ngoại giao công chúng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngoại giao công chúng của Trung Quốc trong thời đại mới có thể được lý giải từ ba góc độ là chính trị trong nước, chính trị quốc tế và các thay đổi thời đại. Thứ nhất là, bình thường hóa trạng thái dân tuyển, dân ý và dân túy, các quốc gia trên thế giới nhìn chung không có chính phủ mạnh, các chính trị gia như những ngôi sao băng, dân ý như các hành tinh, lòng dân mới là ngôi sao vĩnh hằng, thứ hai là tình trạng phân cực chính trị nghiêm trọng, các quan điểm về Trung Quốc bị tách rời giữa lý trí và cảm xúc. Ví dụ, người Mỹ và các tầng lớp tinh anh, đặc biệt là chính phủ ngầm (deep state) được cho là không thể chấp nhận việc Trung Quốc vượt mặt Mỹ, còn người Mỹ thì rất tốt bụng, không hề hay biết gì và dễ bị dẫn dắt. Vì vậy, công tác ngoại giao công chúng không chỉ cần làm tốt truyền thông chiến lược mà còn phải chú trọng hơn đến việc kết nối lòng dân. Thứ ba, trong khi cục diện thế giới chưa ổn định, ngoại giao công chúng không chỉ cần thể hiện bản thân, mà còn cần phản ánh với thế giới, với tinh thần nhân văn và trách nhiệm toàn cầu, khơi gợi sự đồng cảm, đồng thuận và sự chia sẻ cảm xúc.
Trung Quốc đề ra các giá trị chung của toàn nhân loại bao gồm hòa bình, phát triển, chính nghĩa, công bằng, dân chủ, và tự do, với tầm nhìn mở để hiểu cách mà các nền văn minh khác nhau nhìn nhận các giá trị này, tôn trọng việc các quốc gia tìm kiếm phát triển con đường riêng, tập hợp các mẫu số chung lớn nhất của các hệ giá trị khác nhau, đồng thời đề cao các giá trị chung của nhân loại chứa đựng trong nền văn minh Trung Hoa. Điều này vượt qua những hạn chế lịch sử hẹp hòi của cái gọi là “giá trị phổ quát”, từ bỏ câu chuyện nhị nguyên “đặc sắc Trung Quốc – giá trị phổ quát”, vượt lên các hình thái đối kháng giá trị do sự trỗi dậy của các cường quốc gây ra, thể hiện khát vọng về một cộng đồng chung vận mệnh toàn nhân loại, và làm rõ lý tưởng của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới.
3. Phương pháp của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới: “Vành đai và Con đường” + “Ba sáng kiến lớn”
Trên cơ cơ hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, nhằm thúc đẩy các quốc gia cùng đạt được thực hiện hiện đại hóa, giúp mình giúp người, Trung Quốc đã đề xuất việc cùng nhau xây dựng Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, thúc đẩy cộng đồng chung vận mệnh nhân loại bén rễ và phát triển vững mạnh, mang lại cho thế giới một nền tảng hợp tác quốc tế và các sản phẩm công cộng quốc tế được chào đón rộng rãi. “Vành đai và Con đường” ban đầu được dịch thuật thành “One Belt One Road”, được định vị từ một “chiến lược” thành một “sáng kiến”, sau này được dịch thành “The Belt and Road Initiative” (BRI), chứng nhận sự sáng tạo trong ngoại giao công chúng của Trung Quốc: “Xuất phát từ Trung Quốc, thuộc về thế giới; bắt nguồn từ lịch sử, hướng tới tương lai”.
Nếu như Sáng kiến “Vành đai và Con đường” tập trung giải phóng năng lực sản xuất của các quốc gia phương Nam trên toàn cầu, với mục tiêu cải thiện quan hệ sản xuất và môi trường chính trị toàn cầu, thì Sáng kiến Phát triển toàn cầu của Trung Quốc, tập trung vào việc tăng tốc “Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững” (SDG), phát đi thanh âm mạnh mẽ của thời đại về việc “tập trung phát triển, khôi phục hợp tác”, phá giải bài toán khó về việc phát triển, cống hiến sức mạnh của Trung Quốc vào sự nghiệp phát triển toàn cầu. Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc phát huy mạnh mẽ tinh thần của Hiến chương Liên Hợp Quốc, kêu gọi đoàn kết để thích ứng với bối cảnh quốc tế đang ngày một biến động, đối phó với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống bằng tư duy cùng có lợi, mở ra con đường an ninh mới dựa trên đối thoại thay vì đối đầu, hợp tác thay vì liên minh, cùng có lợi thay vì không có gì thay đổi. Sáng kiến văn minh toàn cầu của Trung Quốc là lời kêu gọi chân thành đến toàn thế giới, với mong muốn thúc đẩy giao lưu và đối thoại văn minh, thông bao dung và học hỏi lẫn nhau thúc đẩy tiến bộ văn minh nhân loại, từ đó tiếp thêm động lực tinh thần cho việc xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh toàn nhân loại”.
Tháng 10 năm 2023, sách trắng “Chung tay xây dựng: “Vành đai và Con Đường”: Thực tiễn quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng chung vận mệnh toàn nhân loại”, được phát hành nhân dịp kỷ niệm 10 năm Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được đề xuất, đã chỉ ra, mục tiêu cuối cùng của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” là để xây dựng cộng đồng chung vận mệnh toàn nhân loại. Sáng kiến này đem lại một nền tảng thực tiễn quan trọng và một lộ trình thực hiện và thúc đẩy không ngừng các viễn cảnh tươi đẹp thành hiện thực, và cũng là một sản phẩm công cộng quan trọng trong việc cải thiện quản trị toàn cầu. Xây dựng “Vành đai và Con đường” vượt lên biên giới lãnh thổ, văn minh và các giai đoạn phát triển, vượt lên sự khác biệt về chế độ xã hội và ý thức hệ, thúc đẩy thịnh vượng chung, phát triển chung, cơ hội chung của các quốc gia, tạo ra một cộng đồng chung lợi ích, cộng đồng chung trách nhiệm và cộng đồng vận mệnh chung dựa trên sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, hội nhập kinh tế và khoan dung văn hóa, trở thành thực tiễn sinh động của việc xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”. Việc cùng xây dựng “Vành đai và Con đường” định hình lại nhận thức và tưởng tượng mới của con người về thế giới, tạo ra lý tưởng và mô hình mới cho các mối quan hệ quốc tế, thúc đẩy hệ thống quản trị toàn cầu phát triển theo hướng ngày càng hợp lý và công bằng hơn, thu hút và dẫn dắt xã hội nhân loại hướng về một tương lai tốt đẹp hơn.
4. Kỹ thuật của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới: Xây dựng câu chuyện ngoại giao tự chủ
Ngày 31 tháng 5 năm 2021, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường đã tổ chức hội nghị nghiên cứu chung lần thứ 30 về việc tăng cường năng lực truyền thông quốc tế của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh: “Kể hay câu chuyện Trung Quốc, truyền đi mạnh mẽ âm thanh của Trung Quốc, thể hiện một Trung Quốc toàn diện, đa chiều và chân thực, chính là nhiệm vụ quan trọng của việc tăng cường năng lực truyền thông quốc tế của Trung Quốc. Tăng cường thiết kế cấp cao và sắp xếp nghiên cứu, xây dựng một hệ thống truyền thông chiến lược mang đậm nét đặc sắc Trung Quốc, chú trọng nâng cao sức ảnh hưởng của truyền thông quốc tế, sức hấp dẫn của văn hóa Trung Hoa, sức hút của hình tượng Trung Quốc, sức thuyết phục của ngôn ngữ Trung Quốc, và năng lực định hướng dư luận quốc tế. Cần tận dụng các phương thức truyền thông chính xác, phù hợp với từng khu vực, từng quốc gia và từng nhóm đối tượng, thúc đẩy việc kể câu chuyện Trung Quốc và truyền tải câu chuyện của Trung Quốc theo cách toàn cầu hóa, khu vực hóa và phân nhóm, nhằm tăng cường sự gần gũi và hiệu quả thực tiễn của truyền thông quốc tế.”
Đây là sự kiện quan trọng mang tính biểu tượng đối với ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới, đánh dấu việc ngoại giao công chúng Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn mới với định hướng tích hợp cả câu chuyện đối nội và đối ngoại, thống nhất giữa nhận thức và hành động, và do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo trong suốt quá trình. Điều này thể hiện “ba cấp độ của âm thanh”: thấm nhuần một cách nhẹ nhàng không tiếng động, im lặng mà sâu sắc hơn cả lời nói, và âm thanh lớn nhất là sự im lặng.
Tóm lại, ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới đang có 6 điểm đổi mới mang tính lịch sử như sau:
Thứ nhất, thay đổi từ thế bị động ứng phó và giải thích như trong quá khứ, đến tư thế chủ động tích cực xây dựng và định hình, chủ động giải thích “Tôi là ai”, “Chúng tôi là ai”, giải thích một cách toàn diện, kịp thời và chính xác những chủ trương, chính sách lớn của thời đại mới, đề xuất một loại hệ thống các chủ trương và sáng kiến về vận mệnh và tương lai của nhân loại, như “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, “Sáng kiến Phát triển toàn cầu”, “Sáng kiến An ninh toàn cầu”, “Sáng kiến Văn minh toàn cầu”, nhấn mạnh việc đấu tranh và năng lực đấu tranh, tạo ra một môi trường dư luận quốc tế thuận lợi. Chính chủ đề của thế vận hội mùa đông Bắc Kinh chính đã thể hiện rõ ràng tư tưởng của Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại với thông điệp “Thiên hạ một nhà”.
Thứ hai, từ quá khứ nhấn mạnh đặc sắc Trung Quốc đến nhấn mạnh tính phổ quát của nhân loại hiện, Trung Quốc đã đưa ra các khái niệm như dân chủ toàn quá trình và giá trị chung của toàn nhân loại, từ việc quan tâm đến bản thân chuyển sang quan tâm đến thế giới, đóng góp trí tuệ và giải pháp Trung Quốc để giải quyết các vấn đề của nhân loại. Trong Sách Trắng của Trung Quốc về thực tiễn xóa đói, giảm nghèo trên thế giới, được công bố vào thời điểm Trung Quốc đạt được mục tiêu phấn đấu trăm năm đầu tiên, thành tựu giảm nghèo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được đưa vào trong câu chuyện của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG), đồng thời các sáng kiến như “Vành đai và Con đường” và “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” cũng được đưa vào các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, tất cả những điều này đều thể hiện sự thay đổi trong góc nhìn “lấy góc nhìn của thiên hạ như tầm nhìn của mình”.
Thứ ba, từ việc bảo vệ hình tượng và giải thích chiến lược đến việc nhấn mạnh các giá trị chung và giải thích lý tưởng cốt lõi, kết hợp hữu cơ kể hay câu chuyện Trung Quốc và kể hay câu chuyện cộng đồng chung vận mệnh nhân loại. Điển hình là việc phổ biến đa ngôn ngữ các tác phẩm như “Tư tưởng về quản lý đất nước của Tập Cận Bình” và “Ngôn ngữ giản dị của Tập Cận Bình – Những điển cố mà Tập Cận Bình yêu thích”, nhằm giải thích Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới của Tập Cận Bình. Đây là một cách thực tiễn khéo léo để thúc đẩy “hai sự kết hợp” trong lĩnh vực ngoại giao công chúng.
Thứ tư, triển khai toàn diện việc đấu trí, đấu sức và đấu pháp, kết hợp giữa mềm dẻo và cứng rắn, nội ngoại hợp nhất. Ngày 28 tháng 6 năm 2023, Luật Quan hệ đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thông qua trong kỳ họp thứ ba Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 14, điều 44 đã quy định, xây dựng và nâng cao năng lực truyền thông quốc tế của quốc gia, giúp thế giới hiểu và nhận thức đúng đắn hơn về Trung Quốc, thúc đẩy các nền văn minh nhân loại giao lưu và học hỏi lẫn nhau.
Thứ năm, phát triển mạnh mẽ hợp tác quốc tế và viện trợ đối ngoại, thành lập Tổng cục hợp tác phát triển quốc tế quốc gia, định vị Sáng kiến “Vành đai và Con đường” trở thành một sản phẩm công cộng quốc tế nhận được sự hoan nghênh rộng rãi, phát hành sách trắng “Hợp tác phát triển quốc tế của Trung Quốc trong thời đại mới”, tích cực tích cực triển khai viện trợ chống dịch và hợp tác quốc tế, tuyên bố đưa vaccine COVID-19 trở thành sản phẩm công cộng toàn cầu, tích cực viện trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển. Kể từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2013, Trung Quốc đã công bố 66 Sách Trắng, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến kế hoạch quốc gia và phúc lợi dân sinh, bao quát nhiều lĩnh vực tiên tiến quốc tế, trong đó có 10 sách về vấn đề nhân quyền, 9 sách về vấn đề Tân Cương, 6 sách về tình hình thương mại và kinh tế đối ngoại, 5 sách về phát triển lực lượng vũ trang, 5 sách về vấn đề Tây Tạng, 4 sách về tình hình y tế và chăm sóc sức khỏe, cùng với các lĩnh vực khác như Hong Kong, phụ nữ, Biển Đông, xóa đói giảm nghèo, phát triển, y học cổ truyền Trung Quốc, hàng không, giao thông vận tải, an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sự nghiệp sức khỏe, Bắc Cực, mạng internet và nhiều lĩnh vực khác.”
Thứ sáu, trong kỷ nguyên mới, thúc đẩy chính trị qua kinh tế, thúc đẩy quan chức qua nhân dân. Đối với những khó khăn trong mối quan hệ Trung Mỹ trong những năm gần đây, chủ tịch Tập Cận Bình đã sớm nhìn ra triển vọng: “Nền tảng của quan hệ Trung-Mỹ là ở nhân dân, hy vọng ở nhân dân, tương lai ở thanh niên, sức sống ở các địa phương”. Chủ tịch không ngừng gửi thư (hoặc trả lời thư) cho những người bạn Mỹ thân thiện, và các thanh thiếu niên, và khuyến khích tình hữu nghị nhân dân qua các bài phát biểu trực tuyến, nhằm “khử trùng” quan hệ Trung-Mỹ và nuôi dưỡng những điểm tăng trưởng mới. Đây có thể nói là cách thức thúc đẩy chính trị qua kinh tế, thúc đẩy quan chức qua nhân dân trong kỷ nguyên mới. Ý nghĩa của điều này không còn chỉ dừng lại ở việc phá vỡ sự cô lập của Mỹ đối với Trung Quốc, mà còn thúc đẩy sự ổn định và bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời thúc đẩy toàn cầu hóa một cách cởi mở, bao dung, công bằng và cân bằng.
Ngoại giao công chúng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có nhiều phần linh hoạt, thông qua các cuộc đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các Đảng phái lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy trách nhiệm của cùng đảng phái cùng xây dựng cộng đồng chung vận mệnh toàn nhân loại, cùng quản trị toàn cầu, cùng hiện đại hóa, tìm kiếm sự đồng thuận, đồng cảm và sự cộng hưởng giữa các đảng phái toàn cầu. Các bộ, ngành Trung Quốc cũng tích cực công bố các tài liệu văn kiện chính sách trong các lĩnh vực khác nhau, triển khai ngoại giao công chúng dưới nhiều hình thức. Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố các báo cáo như “Quyền bá chủ của Hoa Kỳ và những nguy cơ của nó”, tài liệu về lập trường giải quyết vấn đề Ukraine bằng con đường chính trị, sáng kiến Phát triển toàn cầu, tài liệu về sáng kiến An ninh, v.v., và ủy thác các tổ chức nghiên cứu công bố các loại báo cáo, định hướng dư luận trong và ngoài nước. Tài khoản của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở nước ngoài liên tục lên tiếng, phối hợp mạnh mẽ với các buổi họp báo, định hướng dư luận quốc tế hình thành nhận thức về Trung Quốc và thể hiện lập trường của Trung Quốc. Cùng với sự thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hàng nghìn doanh nghiệp ở nước ngoài đã thực hiện hợp tác cơ sở hạ tầng và các dự án quy mô nhỏ nhưng tinh xảo với các quốc gia tham gia sáng kiến này, viết nên câu chuyện ngoại giao công chúng trên nền tảng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại.
Đặc biệt cần phải nhắc đến là việc kết hợp chủ nghĩa Mác với các tinh hoa văn hóa truyền thống của Trung Hoa, tôn vinh quan niệm về văn minh bình đẳng, học hỏi lẫn nhau, đối thoại và bao dung, vượt qua sự ngăn cách của các nền văn minh thông qua giao lưu văn minh, vượt lên sự xung đột của các nền văn minh thông qua học hỏi lẫn nhau, và vượt qua sự ưu việt của các nền văn minh thông qua sự đồng tồn, tôn vinh các giá trị chung của toàn nhân loại ẩn chứa trong nền văn minh Trung Hoa, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại. Bắt đầu từ chính Trung Quốc, kể câu chuyện về nền văn minh Trung Hoa, trình bày hình ảnh Trung Quốc đáng tin cậy, đáng yêu và đáng kính trước thế giới. Giải thích rõ ràng về Trung Quốc và nền văn minh của Trung Quốc, giải thích rõ quan điểm về vũ trụ, thế giới, xã hội và đạo đức của người Trung Quốc, thể hiện lịch sử lâu dài và chiều sâu văn hóa nhân văn của nền văn minh Trung Hoa, giúp thế giới hiểu rõ Trung Quốc, hiểu rõ người dân Trung Quốc, hiểu rõ Đảng Cộng sản Trung Quốc, và hiểu rõ dân tộc Trung Hoa.
Tóm lại, từ Trung Quốc thể hiện bản thân đến Trung Quốc thể hiện thế giới, từ Trung Quốc thể hiện lịch sử đến việc Trung Quốc thể hiện tương lai, chủ đề, nội dung và ý nghĩa của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong kỷ nguyên mới đã được nâng cao toàn diện: từ “Tôi là ai” đến “Chúng ta là ai”, từ “Tôi muốn làm gì” đến “Tại sao tôi phải làm như vậy và tương lai sẽ ra sao”, từ “Trung Quốc như thế nào” đến “Thế giới như thế nào” và “Thế giới sẽ đi về đâu”. Ngoại giao công chúng của Trung Quốc vượt ra ngoài câu chuyện nhị nguyên Trung Quốc và phương Tây, cũng vượt qua cái gọi là cạnh tranh giữa các quốc gia lớn, nhấn mạnh sự biến đổi lớn chưa từng có trong một thế kỷ, nhân loại sẽ đi về đâu, nhấn mạnh điểm chung của giấc mơ Trung Hoa và giấc mơ của các quốc gia trên thế giới, liên quan mật thiết với nhau, nhấn mạnh mô hình quản trị, từ quản trị quốc gia đến quản trị toàn cầu, nhấn mạnh đặc tính chung về số phận và kết nối toàn cầu. Đây là ngoại giao công chúng có tính toàn cầu và bao dung nhất (global inclusiveness), là sự thống nhất cao giữa quốc gia và nhân loại, từ chính sách đến giá trị hài hòa, kết hợp giữa ngắn hạn và dài hạn, lợi ích cá nhân và lợi ích chung. Ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới đã bước vào giai đoạn tự chủ trong câu chuyện ngoại giao. Việc đưa ra khái niệm hiện đại hóa theo kiểu Trung Quốc là một dấu hiệu tiêu biểu, đánh dấu sự hợp nhất nội ngoại trong ngoại giao công chúng của kỷ nguyên mới, là bước nhảy vọt lịch sử thứ ba từ “tìm điểm điểm chung” và “phân biệt khác biệt” đến “Hợp nhất các điểm khác biệt để đạt được sự thống nhất cao nhất”.
Như ông Tăng Dụng Đồng đã nói: Trung Quốc tiếp nhận Phật học, giai đoạn đầu là tìm điểm chung, giai đoạn thứ hai là phân biệt sự khác biệt, giai đoạn thứ ba là hợp nhất sự khác biệt để đạt được sự đồng nhất cao hơn. Trong quá trình hiện đại hóa của nhân loại, cũng đã trải qua những tình trạng tương tự.
Đầu tiên là tìm điểm chung: Hiện đại hóa. Việc thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của người Trung Quốc từ thời cận đại cho đến nay, và để đạt được điều đó, phải thực hiện hiện đại hóa. Trước hết là công nghiệp hóa, sau đó là hiện đại hóa quốc phòng và khoa học công nghệ, cuối cùng là hiện đại hóa nông nghiệp. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, thâm nhập càng sâu vào toàn cầu hóa và thực hiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc không chỉ từ công cụ và thể chế, mà còn từ việc nâng cao tinh thần, dần dần vươn tới các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội.
Tiếp theo là phân biệt sự khác biệt: Hiện đại hóa kiểu đặc sắc Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra rằng, “Truyền thống văn hóa độc đáo, vận mệnh lịch sử độc đáo, và điều kiện quốc gia độc đáo của Trung Quốc, đã định đoạt rằng chúng ta phải đi con đường phát triển phù hợp với đặc điểm của chính mình.” Có thể nói, con đường hiện đại hóa đặc sắc Trung Quốc không chỉ là điều tất yếu mà còn là con đường mà Trung Quốc tự giác lựa chọn.
Cuối cùng là hợp nhất sự khác biệt để đạt được sự thống nhất cao hơn: Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại. Thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa thông qua hiện đại hóa theo kiểu Trung Quốc, xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, và tạo ra hình thái văn minh mới của nhân loại, là sứ mệnh của hiện đại hóa theo kiểu Trung Quốc trong kỷ nguyên mới. Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại thúc đẩy các giá trị chung của toàn nhân loại như hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa, tự do, và dân chủ, cũng là giá trị chung to lớn nhất của đại đa số quốc gia.
Những câu chuyện ngoại giao công chúng của Trung Quốc từ “tìm kiếm điểm chung” (Giấc mơ Trung Hoa), “phân biệt khác biệt” (Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc) đến “hợp nhất sự khác biệt để đạt được sự thống nhất cao hơn” (Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại) không ngừng được nâng cao. Hiện đại hóa theo kiểu Trung Quốc, như là con đường thực hiện sự phục hưng dân tộc Trung Hoa và xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, đã đạt được sự thống nhất giữa câu chuyện nội bộ và quốc tế.
Báo cáo Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: “Kiên định lập trường văn hóa Trung Hoa, chắt lọc và thể hiện những biểu tượng tinh thần và tinh hoa văn hóa của nền văn minh Trung Hoa, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống ngôn ngữ và câu chuyện Trung Quốc, kể hay câu chuyện Trung Quốc, truyền tải tốt thanh âm của Trung Quốc, thể hiện hình ảnh Trung Quốc đáng tin cậy, đáng yêu và đáng kính. Tăng cường xây dựng năng lực truyền thông quốc tế, toàn diện nâng cao hiệu quả truyền thông quốc tế, hình thành quyền lực ngôn luận quốc tế tương xứng với sức mạnh toàn diện và vị thế quốc tế của chúng ta. Thúc đẩy giao lưu và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh, thúc đẩy sự phổ biến rộng rãi của văn hóa Trung Hoa trên toàn cầu”.
Mười năm thực tiễn phong phú đã chỉ ra rằng, nhiệm vụ quan trọng của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là điều phối chiến lược phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa kết hợp với những biến động lớn chưa từng có trong thế kỷ mới, nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường xây dựng năng lực truyền thông quốc tế, tạo dựng hình ảnh về một Trung Quốc hoàn toàn mới. Trung Quốc là quốc gia có nền văn minh lâu đời, sự phục hưng vĩ đại vượt lên trên sự trỗi dậy của các quốc gia lớn, hiện đại hóa theo kiểu Trung Quốc vượt lên trên hiện đại hóa phương Tây. Ngoại giao công chúng Trung Quốc cũng cần phải lấy nguồn cảm hứng sâu sắc từ nền văn minh Trung Hoa, khai thác những giá trị mới trong tinh hoa văn hóa Trung Hoa để phục vụ cho việc xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, tạo ra hình thái văn minh mới của nhân loại, từ đó thực hiện công tác kết nối nhân loại lên một tầm cao mới.
Wang Yiwei là Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, Đại học Nhân dân Trung Quốc; giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhà nghiên cứu cao cấp sáng lập Hiệp hội Chahar; Hướng nghiên cứu: ngoại giao công chúng, “Vành đai và Con đường”, các vấn đề châu Âu (email: yiweiwang@ruc.edu.cn).
Bài viết được đăng trong tạp chí số 2, quý hè 2024, tạp chí Ngoại giao Công chúng.