THỰC TRẠNG TỰ DO TÔN GIÁO Ở TRUNG QUỐC

Từ thực trạng tôn giáo tại Việt Nam, mà điển hình là sự tha hóa tàn nhẫn của Phật Giáo Việt Nam, thử nhìn về cái gọi là tự do tôn giáo tại Trung Quốc.

Tôn giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm, ba tôn giáo Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo vẫn luôn đồng thời tồn tại. Về sau này, các tôn giáo Tây phương cũng du nhập vào Trung Quốc, trở thành dức tin của một thiểu số người dân Trung Hoa. Tuy nhiên, kể từ khi giành chính quyền năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngừng sử dụng các thủ đoạn nhằm phá hoại và tiêu diệt tôn giáo, từ bên ngoài lẫn bên trong.

Từ bên ngoài, đảng dùng mọi biện pháp gia tăng đàn áp tôn giáo. Năm 2018, các cộng đồng tôn giáo ở các nơi tại Trung Quốc đã phải đối mặt với mối đe dọa chưa từng có: Giáo hội Cơ Đốc giáo bị tấn công, người Hồi giáo Tân Cương đang bị giam giữ và giám sát, tình trạng đàn áp Phật giáo ở Tây tạng cũng nghiêm trọng hơn.

Từ bên trong, đảng đưa những cán bộ công an, an ninh vào bên trong tôn giáo, trực tiếp điều khiển chăn dắt những người có tín ngưỡng thực hành tôn giáo theo đường lối bá đạo, vô đạo đức khiến khiến những người chưa bước chân vào tôn giáo cảm thấy chán ghét tôn giáo. 

Năm 2018 Phật giáo Trung Quốc xuất hiện hàng loạt sự kiện vô đạo gồm việc lạm dụng tình dục các nữ tu, biến chùa chiền thành những nơi làm tiền, phá đạo, buôn thần bán thánh. Thậm chí hiện nay đảng còn chủ động quyết định cả việc công nhận ai là truyền nhân của đức Đạt Lai Lạt Ma. Đảng chủ trương phá hoại tôn giáo từ bên trong, biến tôn giáo thành những tổ chức ô uế khiến cho người có tín ngưỡng dần dần chán đạo và bỏ đạo.

Tại Trung Quốc, đảng lãnh đạo tôn giáo. Cũng như tại Việt Nam các lãnh tụ tôn giáo được mang vào thờ trong các chùa chiền, nhà thờ. Giáo dân bị buộc phải hát quốc ca. Đảng còn bày trò bầu các nhà sư vào quốc hội, ban chức tước, quyền lợi vật chất để mua chuộc để điều khiển tôn giáo theo chỉ đạo của đảng cộng sản.

Việc tiêu diệt tôn giáo tại Trung Quốc là chính sách lớn của đảng và chính phủ. Nó được tiến hành thành ba giai đoạn như sau:

Thứ nhất, mời những thủ lĩnh tôn giáo của dân tộc thiểu số đến Bắc Kinh và phong cho họ những chức danh nghe rất kêu, nhưng thực chất không có quyền lực. Bù lại chính phủ trả lương cho những người này hậu hĩ, cho họ được sống trong xa hoa, vật chất phù phiếm, xe sang, chùa đẹp để họ ham mê vật chất mà xa rời đạo, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mà quên đi sự sống còn của tôn giáo, của giáo dân.

Thứ hai, đối với những lãnh tụ tôn giáo hoặc chưởng môn phái không phục tùng, tức những người không nghe theo đảng thì công an tiến hành các chiến dịch công kích, bôi nhọ, ghép cho họ những tội hình sự, bắt giam và loại bỏ họ ra khỏi các sinh hoạt tôn giáo.

Thứ ba, tiến hành đẩy mạnh giáo dục thuyết vô thần từ trường mẫu giáo đến các trường đại học để loại bỏ tín ngưỡng khỏi những thế hệ trẻ, để những thế hệ trẻ coi tôn giáo mà cha ông tin vào là những sự ngu xuẩn, lạc hậu. Cứ thế đảng tin rằng về lâu dài sẽ chẳng còn ai tin vào tôn giáo nữa. Mà đã không có người tin thì tôn giáo sẽ không còn tồn tại.

Việc xuất hiện của Pháp Luân Công được coi là một sự thất bại nhục nhã của đảng cộng sản Trung Quốc trong chính sách tiêu diệt tôn giáo. Trước đó họ tự hào rằng họ đã tiêu diệt tôn giáo về căn bản tại Trung Quốc. Không ngờ giáo phái Pháp Luân Công lại xuất hiện và phát triển nhanh, mạnh làm cho đảng cộng sản Trung Quốc run sợ và tức giận. Chính vì thế Pháp Luân Công là kẻ thù số một trong nước của đảng cộng sản Trung Quốc hiện tại.

Theo tài liệu cho thấy, tại Trung Quốc Đại Lục, Pháp Luân Công bắt đầu hình thành  từ năm 1992, đến năm 1999 và theo con số của  truyền thông Trung Quốc đưa tin thì  có từ 70 triệu đến 100 triệu người tập luyện Pháp Luân Công. Con số này đã vượt qua tổng số đảng viên của đảng cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ. Hơn nữa còn có rất nhiều đảng viên Trung Cộng cũng đang tập luyện môn này.

Tuy nhiên, ngày 20/7/1999, đảng tuyên chiến toàn diện với Pháp Luân Công. Ông Giang Trạch Dân lớn giọng tuyên bố sẽ “tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng”, đồng thời thực thi chính sách “bôi nhọ danh dự, vắt kiệt kinh tế, hủy hoại thân thể”. Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp tục và chưa bao giờ dừng lại tại Trung Quốc. Thậm chí Trung Quốc còn giết giáo dân Pháp Luân Công và lấy nội tạng bán ra nước ngoài. Sự tàn ác của chế độ Trung Quốc đối với Pháp Luân Công là tàn độc chưa từng thấy.

Cùng với mục tiêu tiêu diệt tôn giáo, đảng cộng sản không ngừng thao túng tôn giáo, tạo ra cái gọi là “tôn giáo quốc doanh”. Tôn giáo quốc doanh ví dụ như Phật giáo quốc doanh là tôn giáo của đảng, do đảng chỉ huy, đảng cắt cử các vị lãnh đạ tôn giáo. Các tôn giáo này chỉ giảng những gì đảng bảo giảng cho giáo dân. Các sư luôn ca ngợi chế độ cộng sản và lập tức kêu gọi giáo dân căm thù những ai mà đảng cho là kẻ thù của chế độ. Vì thế Phật giáo không còn là Phật giáo, Công giáo cũng không còn là công giáo, chỉ còn là những tổ chức ngoại vi làm cơ quan ngôn luận cho đảng trong việc độc đoán cai trị dân chúng.

Sau khi xây dựng chính quyền, đảng đã biến các tôn giáo truyền thống thành những bộ phần không thể tách rời khỏi hệ thống chính trị nhà nước. Dù Phật giáo hay Công giáo cũng chỉ là một công cụ chính trị, một đơn vị hành chính của chế độ, do chế độ điều khiển và trả lương.

Dưới thời Tập Cận Bình, đảng cộng sản Trung Quốc đã phát động một phong trào sâu rộng nhằm thực hiện cái họ gọi là “Hán hóa” tôn giáo: làm cho các tôn giáo đều mang những tư tưởng đặc thù của Trung Quốc. Mà tư tưởng đặc thù này có nghĩa là tư tưởng của đảng, là tư tư tưởng cộng sản, biến lý thuyết cộng sản trở thành một phần của các tư tưởng tôn giáo trong các tôn giáo chính tại Trung Quốc như Phật giáo, Hồi  Giáo, Lão giáo, Hồi  Giáo,  Công giáo và  Tin Lành. Những lãnh tụ của các tôn giáo này đều phải là những đảng viên, sĩ quan công an, được biệt phái sang nằm vùng trong các tôn giáo để thực hiện chính sách phá hoại tôn giáo từ bên trong của đảng.

Những chức sắc tôn giáo mà được chế độ Bắc Kinh cho phép hành đạo bị ép phải tham gia các chương trình tu học chính trị tại Viện Xã hội chủ nghĩa Trung ương để học về tư tưởng Marx và Lenin. Viện Xã hội chủ nghĩa này được thành lập riêng để nhồi sọ các cá nhân không phải là đảng viên của đảng cộng sản. Những người này phải  học để thấm nhuần tư tưởng cộng sản, kiên quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và quan trọng là thấm nhuần sùng bái tư tưởng của Tập Cận Bình. Những lãnh đạo tôn giáo này sau đó khi hành đạo sẽ tự động loại bỏ những gì trong lý thuyết của các tôn giáo của họ, mà không còn phù hợp với đường lối của đảng.

Việc thành lập các Giáo hội công giáo yêu nước hay các Hội thánh Tin Lành yêu nước là nhằm mục đích làm cho các tôn giáo này càng lúc càng xa rời cái gốc rễ đức tin vào Kinh Thánh, hết lệ thuộc vào tòa thánh Vatican hay các lãnh tụ tôn giáo Tin Lành tại các nước phương Tây.

Các cha, các mục sư đều phải tham gia các chương trình học tập về lý luận Mác Lê, đường lối của đảng cộng sản và tư tưởng Tập Cận Bình. Thậm chí đảng cộng sản Trung Quốc còn tìm cách thay đổi các biểu tượng tôn giáo của Công giáo và Tin Lành bằng cách không cho các nhà thờ có những biểu tượng thánh giá ở bên ngoài. Thậm chí trang phục của các linh mục,mục sư còn bị ra lệnh thay đổi và thiết kế trang trí nhà thờ cũng phải theo thiết kế của đảng và chính quyền.

Hiện tại, Giáo hội Công giáo Trung Quốc không thuộc Tòa thánh Vatican, Rome. Tòa thánh đã cấm các tín đồ Công giáo tham gia vào các nghi lễ của giáo hội Trung Quốc từ năm 1988.

Hồi giáo Trung Quốc cũng đã tiến hành một chiến dịch tương tự ép tất cả các thánh đường Hồi giáo phải đề cao “lá cờ quốc gia, Hiến pháp Trung Quốc, các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi và văn hóa Trung Quốc truyền thống.

Nhưng bị tổn hại nghiêm trọng nhất chính là Phật giáo. Năm 1952, Trung Quốc thiết lập “Giáo hội Phật giáo Trung Quốc”, trong các hội viên có nhiều người đề nghị phải bỏ thanh quy giới luật trong Phật giáo, cho rằng những nguyên tắc này hại chết nhiều thanh niên nam nữ. Một số thậm chí ủng hộ “quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, các nhà sư nam và nữ được kết hôn, uống rượu ăn thịt, phải được tự do, không ai phải chịu kiểm soát.”

Đảng cộng sản Trung Quốc tịch thu điền sản, buộc sư sãi,, tăng ni học chủ nghĩa Mác, cưỡng ép nhồi sọ, buộc các tu sĩ, tăng ni tham gia lao động. Ví dụ, tại Ninh Ba tỉnh Chiết Giang có một “Công trường Phật giáo”, trong đó có hơn 25.000 tăng ni bị ép lao động. Tà đạo hơn nữa là đảng khuyến tăng ni ăn thịt,uống rượu, sinh hoạt tình dục, sống sa đọa dẫn đến sự tan rã đức tin của giáo dân vào Phật giáo. Ví dụ trước ngày 8/3 vào năm 1951, Hội Phụ nữ Trường Sa tỉnh Hồ Nam lệnh cho các nữ tu trên toàn tỉnh trong vài ngày phải quyết định kết hôn. Các tu sĩ là đảng viên cộng sản nằm vùng còn cố tình cưỡng bức các nữ tu có thai, sinh con, rồi đem bêu riếu giữa bàn dân thiên hạ để mọi người ghét đạo và xa rời Phật Giáo.

Các hòa thượng Phật Giáo quốc doanh còn thuyết giảng rằng tiêu diệt bọn phản cách mạng là đức từ bi lớn nhất trong mọi đức từ bi. Các ông sư này cũng đả phá thuyết cấm sát sinh của Đức Phật, cho rằng giết bọn phản động là có đức lớn chứ không  phải là sát sinh mà có tội. Nhiều sư sãi được gửi đi huấn luyện quân sự, tập sử dụng vũ khí để  nếu cần thì bắn vỡ cọ bọn phản động dám chống lại đảng cộng sản Trung Quốc.

Tệ hơn nữa, các danh lam thắng cảnh  nổi tiếng của Phật giáo đều biến t hành những địa điểm kinh doanh gọi là du lịch tâm linh. Theo thông tin từ trang web ủa Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc, hồi tháng 4/2018 Công ty Cổ phần Phát triển du lịch Phổ Đà Sơn công bố Bản dự thảo cho biết, theo kế hoạch ​​Phổ Đà Sơn sẽ được đưa lên sàn chứng khoán. Thị trường Cổ phiếu A (cổ phiếu phổ thông Nhân dân tệ) sẽ có đủ bốn khu núi nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc. Địa điểm cụ thể của bốn ngọn núi Phật giáo nổi tiếng Trung Quốc này lần lượt là: Cửu Hoa ở An Huy, Ngũ Đài ở Sơn Tây, Phổ Đà ở Chiết Giang, và Nga Mi ở Tứ Xuyên. Theo như thông báo, mục tiêu IPO Phổ Đà Sơn dự tính là 615 triệu Nhân dân tệ, nguồn thu sẽ tập trung đầu tư vào cáp treo, tàu thuyền, và nhà đậu xe lập thể.

Ngay cả việc đản sinh ra đức Đạt Lai Lạt Ma nay đều do đảng cộng sản quyết định. Thế thì đủ biết đảng cộng sản Trung quốc đã biến mọi tôn giáo tại Trung Quốc thành các cơ quan trực thuộc đảng hết từ lâu rồi.

Đó chỉ là một phần của cái gọi là tự do tôn giáo tại Trung Quốc. Và là người Việt Nam, chúng ta cũng thấy ngay rằng tất cả những biện pháp, chính sách phá hoại tôn giáo từ bên trong lẫn bên ngoài, đang được chế độ cộng sản tại Việt Nam bắt chước thực hiện không sai lệch gì hết.

Ls Lê Đức Minh

Related posts