Hành trình tỵ nạn của Julian Assange liên quan đến hành vi làm rách cái condon khi quan hệ tình dục với hai phụ nữ tại Thụy Điễn. Còn bây giờ, sau khi kết thúc hành trình tỵ nạn khi bị lôi ra khỏi Tòa đại sứ Ecuador, nhà sáng lập và điều hành của Wikileak đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump xem như cái condom bị rách, hết xài!
Sau 7 năm tỵ nạn, gây tốn kém cho nước nghèo Ecuador đến 5 triệu bảng Anh (9 triệu Úc kim), Assange đã bị chính phủ Ecuador đuổi ra khỏi Tòa đại sứ của mình tại Anh bằng cách mời cảnh sát đến tận nơi để bắt.
Nếu hiểu được phương châm sống “Làm đĩ mười phương phải chừa một phương lấy chồng” để chừa ra “phương thứ 11”, có lẽ ông trùm Wikileal này sẽ không phải la hét khi bị lôi sềnh sệch ra khỏi chốn từng nương náu suốt 7 năm qua. Và bây giờ có lẽ Assange sẽ hiểu hơn ai hết thân phận “làm đĩ” khi ông Trump phũ phàng từ chối. Dù đã trực tiếp giúp Trump chiến thắng khi phanh hui những email mật của bà Hillary Clinton, được ông Trump ve vuốt trong cuộc vận động tranh cử năm 2016: “WikiLeaks, tôi yêu WikiLeaks” nhưng đến bị bắt ông Trump quay ngoắt 180 độ, bảo chuyện Assange bị bắt không phải là việc của mình!
Wikileaks và Julia Assange
Wikileaks đăng bộ tại Thụy Điển năm 2006, chuyên đăng tải các tài liệu nặc danh và các thông tin mật. Thoạt đầu Wikileaks tự diễn tả tập hợp của những người Trung Quốc bất đồng chính kiến, các nhà báo, nhà toán học, và những nhà kỹ thuật của các công ty mới thành lập từ Mỹ, Đài Loan, Âu châu, Á châu và Nam Phi. Tuy nhiên đến tháng 7 năm 2010 tạp chí The New Yorker tiết lộ rằng Wikileak do một ban điều hành gồm 9 thành viên, trong đó hacker Úc Julian Assange là người trực tiếp điều hành, làm việc như một giám đốc hay chủ bút.
Tháng 4 năm 2010 một video đăng tải trên website có tên gọi “Vụ sát nhân nằm ngoài dự tính” đưa Wikileaks trở thành cổng thông tin chính cho các báo cáo, tài liệu và video nặc danh và chính xác từ các chiến trường xa xôi tại Iraq và Aghanistan.
Ba tháng sau Wikileaks công bố “Nhật ký Chiến tranh Afghanistan” với hơn 90,000 tài liệu về cuộc chiến Afghanistan mà chưa ai từng biết. Đến ngày 22.10.2010, Wikileaks lại tung ra gần 400,000 tài liệu về cuộc chiến Iraq như một “quả bom sự thật”. Nhưng chưa hết, sau đó là 251,287 tài liệu mật của Bộ ngoại giao Mỹ.
Vì trò chơi này nên Assange không có một đời sống bình thường, phải thường xuyên di chuyển di xuyên quốc gia. Nhưng thực ra, từ nhỏ, Assange đã có một đời sống không bình thường.
Assange sinh năm 1971 tại Townsville, Queensland. Cha mẹ điều hành một gánh kịch lưu động nên từ nhỏ Asange cũng đã rày đây mai đó theo gánh kịch. Năm 1979 cha mẹ Assange chia tay và bà mẹ lấy một nhạc sĩ thuộc về nhóm nhạc New Age gây nhiều tranh cãi. Hai người có một con và rồi đến năm 1982 lại chia tay, khi hai bên quyết liệt đòi giành quyền nuôi con – người em cùng mẹ khác cha với Assange – và rồi bà mẹ thắng, sau đó thầm lặng mang cả hai con đến sống theo lối ở ẩn tại một nơi thật xa. Sau 5 năm như vậy, năm 1987, Asange mới rời mẹ bắt đầu cuộc sống tự lập.
Tính ra suốt thời nhỏ Assange đã chuyển trường đến 12 lần, khi thì học chính thức tại trường, khi thì tự học và đã ghi danh tại hai trường đại học. Julian Assange học toán và vật lý tại Đại học Melbourne từ năm 2003 đến 2006, và năm 2005 đã đại diện trường này tại cuộc thi Vật lý quốc gia. Ngoài ra Assange cũng học triết và não học. Theo diễn tả thì nguồn kiến thức của Assange chủ yếu là do tự học, đọc rất nhiều sách khoa học và toán học.
Từ thập niên 80 Assange là thành viên của nhóm tin tặc (hacker) “International Subversives” với bút hiệu “Mendax”, từ lắp ghép từ tiếng Latinh có nghĩa là “sự nói láo cao quý” (nobly untruthful). Vì hoạt động này nên năm 1991 Assange đã bị Cảnh sát Liên bang Úc điều tra và bị cáo buộc đột nhập vào hệ thống điện toán của một đại học Úc, một công ty viễn thông tại Canada có tên Nortell và nhiều công ty khác. Năm 1992 Assange bị đưa ra toà và nhận 24 tội tin tặc, bị phạt 2,100 Úc kim.
Về đời tư thì năm 1989, Assange bắt đầu sống chung với bạn gái và mau chóng có một con trai. Tuy nhiên vì mãi say mê chúi mũi vào computer ăn cắp thông tin nên cô vợ đâm chán. Năm 1991, sau khi cảnh sát lục nhà và cáo buộc tội trên, cô vợ không hôn thú này quyết định ly thân và mang con theo. Assange sau đó kiện tụng để dành quyền nuôi con nhưng thất bại.
Năm 1994, khi sống tại Melbourne, Assange sống bằng nghề viết nhu liệu điện toán và thích phát triển lại các nhu liệu miễn phí, nổi bật là các chương trình Strobe và PostgreSQL vào hai năm 1995 và 1996. Assange còn góp phần vào việc hoàn tất bộ sách xuất bản năm 1997: Underground: Tales of Hacking, Madness and Obsession (Bí mật: chuyện tin tặc, điên loạn và ám ảnh”.
Assange còn viết nhiều nhu liệu độc đáo nhưng chẳng mấy ai biết đến, mãi cho đến khi dở trò quậy với WikiLeaks.
Tài liệu mật về chiến tranh Iraq
Ngày 22.10.2010 WikiLeaks tung ra đến 391,832 trang tài liệu của quân đội Mỹ, nêu rõ chi tiết những vụ tra tấn và và sát hại dân thường tại Iraq thực hiện trong khi quân đội Mỹ đã không làm gì để ngăn chặn. Trước khi công bố Wikileaks đã chuẩn bị một chiến dịch bí mật phối hợp với nhiều tờ báo lớn trên thế giới: chừng nào Wikileaks công bố, các báo sẽ đồng thanh phụ họa.
Từ đầu tháng 10, Wikileaks liên lạc với hơn 10 tờ báo như The Guardian (Anh), Der Spiegel (Đức), New York Times (Mỹ), Le Monde (Pháp), các đài truyền hình Al-Jazeera (nói tiếng Ả Rập), Channel 4 (Anh), SVT (Thụy Điển), CNN (Mỹ), BBC (Anh), các tổ chức như Văn phòng Báo chí điều tra (Anh), tổ chức Đếm xác Iraq, tổ chức Các luật sư vì lợi ích công chúng. Theo thoả thuận thì nếu muốn Wikileaks cung cấp tài liệu mật, các cơ quan này phải cam kết là không tiết lộ gì hết trước ngày 22.10.2010.
Khoảng 30 phút trước thời hạn chót, đài truyền hình Al-Jazeera công bố tài liệu mật và ngay sau đó báo The Guardian theo chân. Ngòi nổ đã được châm lửa và các báo có trong tay tài liệu mật đồng loạt tung ra. Sau đó, Julian Assange, người sáng lập Wikileaks, chủ trì họp báo chính thức xác nhận vai trò của mình vào sáng 23.10.2010 tại London (Anh).
Trong các tài liệu mật trên, Wikileak tiết lộ nhiều thông tin hấp dẫn. Thí dụ như viên trùm khủng bố Abu Musab al-Zarqawi bị bắt hụt và tiếp tục giết hại hàng trăm người.
Tin cho hay năm 2005 khi binh sĩ Anh sắp bắt được nhân vật khủng bố khét tiếng này thì máy bay trực thăng đang đuổi theo hết nhiên liệu, buộc phải bay về căn cứ. Binh sĩ Anh lùng sục Abu Musab al-Zarqawi từ trên không sau khi phát hiện xe hơi của trùm khủng bố đang tới gần thành phố Basra (Iraq) năm 2005. Trực thăng Lynx bám đuổi Zarqawi 15 phút thì phải trở lại căn cứ không quân Shaiba để nạp nhiên liệu. Sau đó, binh lính Anh càn quét các tòa nhà nghi ngờ Zarqawi ẩn náu nhưng trùm khủng bố đã mất hút.
Đến ngày 28.11.2910 Assange tung ra quả bom thứ hai với kho tài liệu mật gồm trăm ngàn bức điện ngoại giao với nội dung nhạy cảm của Bộ ngoại giao Mỹ khiến Mỹ và nhiều đồng minh đã lâm vào tình thế lúng túng.
Trong số đó có thư từ của một các nhà lãnh đạo khối Ả Rập, như Quốc vương Saudi Arabia, trong đó ông hối thúc Mỹ nên tấn công Iran, yêu cầu Mỹ phải “đập đầu con rắn” và đánh dấu chấm hết cho chương trình hạt nhân của nước này.
Các thư từ bị rò rỉ bao gồm cả cũ lẫn mới, trong đó cũng có một văn bản từ năm 1989 của một viên chức ngoại giao Mỹ tại Panama City nói về các phương án dành cho lãnh đạo Panama khi ấy là Manuel Noriega và nói rằng ông này luôn luôn thoát nạn. Nhà ngoại giao này không hề hay biết rằng chỉ một tuần sau đó, quân Mỹ đã tấn công và bắt giữ ông Noriega.
Sau đây là những nội dung “nhạy cảm” đáng chú ý:
– Ngoại trưởng Hillary Clinton ra lệnh phải theo dõi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc.
– Quan hệ rất thân mật giữa Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi.
– Quan hệ giữa chính phủ Nga và các băng đảng tội phạm có tổ chức.
– Trao đổi giữa Tổng thống Yemen với Tư lệnh Mỹ tại Trung Đông, Tướng David Petraeus về các cuộc tấn công căn cứ al-Qaeda ở Yemen, ông Tổng thống hứa: “Chúng tôi sẽ nói bom là của chúng tôi, chứ không phải nhận từ Mỹ”.
– Mỹ đã thất bại trong việc ngăn chặn Syria cung cấp vũ khí cho quân Hezbollah ở Lebanon.
– Chính phủ Trung Quốc sử dụng mạng lưới máy điện toán để thực hiện các vụ tấn công tin tặc.
– Tình trạng tham nhũng trong chính quyền Afghanistan, trong đó có việc một quan chức cao cấp mang tới hơn 50 triệu Mỹ kim tiền mặt đi công du nước ngoài.
– Cách giải quyết số tù nhân khủng bố tại tù Vịnh Guantanamo: nếu giới ngoại giao Slovenia muốn gặp Tổng thống Barack Obama thì phải tiếp nhận để cho một tù nhân tại đây định cư ở Slovenia.
Chính phủ Mỹ cho rằng việc làm của Wikileaks đe dọa cho tính mạng của các nhân viên ngoại giao cũng như nhiều giới khác. Tuy nhiên Julian Assange, thì đáp trả rằng đó là vì nhà chức trách Mỹ đang lo sợ phải chịu trách nhiệm.
Làm rách cái condon
Ngày 19.11.2010 Assange bị Toà án Stockholm (Thụy Điển) ra lệnh truy nã rồi sau đó yêu cầu Anh dẫn độ để truy tố với bốn tội danh với hai phụ nữ: doạ nạt, hai tội rờ rẫm để thoả mãn tình dục và hãm hiếp.
Luật Thụy Điển quy định rằng dù đã được đồng ý cho quan hệ tình dục, nếu người nam cố ý không thực hiện biện pháp bảo vệ an toàn như sử dụng condom thì vẫn có thể bị khép vào tội hãm hiếp. Theo cáo buộc thì hai nữ nạn nhân mời Assange về nhà mình và sau đó đứng ra tố cáo, một người tố Asasnge cố tình làm cho condom rách, một người tố rằng Assange cương quyết không sử dụng condom.
Số là tháng 8.2010 Assange được mời đến nói chuyện trong buổi hội thảo về đề tài “Chiến tranh và vai trò của truyền thông” (War and the role of the media) tại Stockholm và nạn nhân chính là phụ nữ tham gia tổ chức buổi hội thảo.
Đó là Anna Ardin, lúc đó 31 tuổi, phát ngôn viên của Phong trào Brotherhood, một chi nhánh của đảng Dân chủ Xã hội. Ardin, một nhà nữ quyền cấp tiến và nhà hoạt động bảo vệ động vật khá tiếng tăm tại Thụy Điển với biệt danh Bernardin. Khi Assange tới Stockholm ngày 11.8.2010 thì Ardin đã sắp xếp để ngụ tại chung cư của cô trong khi cô đi thăm gia đình ở nơi khác. Khi cô về nhà hôm 13.8.2010 thì hai người đã qua đêm với nhau và chuyện quan hệ tình dục đã xảy ra.
Ngày 14.8.2010 sau khi qua đêm với Ardin, Assange có bài diễn thuyết dài 90 phút về chủ đề chiến tranh và tại đây ông chủ Wikleaks đã hút hồn Sofia Wilen, một phóng viên nhiếp ảnh 26 tuổi, quen biết với Ardin..
Assange đã qua đêm tại nhà của Wilen vào tối 16.8.2010 và hai người đã quan hệ tình dục hai lần, một lần vào buổi tổi và một lần nữa vào sáng hôm sau. Theo cáo trạng thì khi làm tình vào buổi tối thì Assange có sử dụng bao cao su nhưng đến buổi sáng hôm sau thì không khiến Wilen cảm thấy tức giận.
Trên thực tế thì sáng hôm sau họ đã cùng ra ngoài ăn sáng và cơ sự chỉ nổ ra khi Wilen và Ardin phát hiện trò bắt cá hai tay của Assange.
Ngày 18.8.2010, Wilen gọi điện cho Ardin và kể chuyện giữa cô với Assange, than phiền rằng Assange không chịu sử dụng bao cao su, lo sợ cô có thể mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mang thai. Lúc này Ardin kế rằng chính cô cũng đã ăn nằm với Assange và chợt nhớ lại rắng bao cao su hôm ấy bị rách.
Thế là ngày 20.8.2010 cả hai cô cùng tới đồn cảnh sát để tố cáo Assange, trong đó Ardin cáo buộc Assange cố tình làm rách bao cao su trong khi quan hệ.
Căn cứ trên lời khai của cả hai về cái condom bị rách và việc Assange không chịu mang condom, Cảnh sát Thụy Điển kết luận Assange phạm tội hãm hiếp.
Đồng thời cả hai phụ nữ rút lại lời khai về sự đồng ý trước khi làm tình.
Với Wilen thì Assange phạm tội dụ dỗ cô làm tình và sau đó bị tố thêm tội không chịu dùng bao cao su dù đã có yêu cầu.
Với Ardin thì Assange phạm tội “lạm dụng khi cô đang ngủ để dụ dỗ cô làm tình”.
Theo luật Thụy Ðiển thì trong trường hợp bị quyến rũ giữa lúc “mơ mơ màng màng” không thể xem là có sự đồng ý. Luật này nêu rõ: “Một người xúi giục người khác làm tình bằng cách lợi dụng lúc người đó đang ở trong trạng thái vô thức (dependent state), sẽ bị kết tội “lợi dụng tình dục” và có thể bị tù tối đa hai năm.”
Có thể là Assange đã được sự đồng tình của mỗi phụ nữ. Tuy nhiên theo luật của các nước Tây phương thì nữ giới có thể rút lại sự đồng tình đó bất cứ lúc nào.
Lấy thí dụ việc người phụ nữ đồng ý làm tình với điều kiện dùng đến condom, do đó khi condom bị rách, họ yeu cầu ngưng lại mà vẫn không chịu thì có nghĩa là phạm tội hãm hiếp.
Theo biện hộ của luật sư đại diện cho Assange thì cáo buộc hãm hiếp nói trên là bịa đặt, chỉ là lý cớ để bắt Assange vì Thụy Ðiển có thoả ưóc dẫn độ mật thiết với Mỹ.
Tuy nhiên Công tố viện Thụy Ðiển, phản bác rằng quan điểm chính trị và những việc làm của Assange không kiên quan gì đến cá condom bị rách hay bị thiếu của Assange. Bà Marianne Ny, Giám đốc Công tố viện Thụy Điển lúc đó là người nổi tiếng qua việc dẫn dắt các vụ lạm dụng và bạo hành tình dục, đã theo đuổi vụ án này đến cùng. Theo bà, đây chỉ đơn thuần là một vụ xử dựa theo lời của hai phụ nữ tố giác ông Assange hiếp dâm họ, do vậy ông ta cần được đưa về Thụy Ðiển để xét xử.
Tuy nhiên mọi sự đều phải có thủ tục, trình tự pháp lý và đến tháng Sáu năm 2012, giữa lúc đang chờ dẫn độ sang Thụy, Assange đã trốn vào Tòa đại sứ Ecuador.
Tại sao là Ecuador?
Ecuador là một nước cộng hoà ở Nam Mỹ, có biên giới với Colombia ở phía bắc, Peru ở phía đông và nam, và với Thái Bình Dương ở phía tây, có thủ đô là Quito và thành phố lớn nhất là Guayaquil. Việc Assange chọn Ecuador là có tính toán và chủ ý chứ không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên.
Tổng thống Correa của Ecuador lúc đó là một người thiên tả, đồng minh của các chính khách bài Mỹ khét tiếng như Hugo Chaves của Venezuela, Evo Morales của Bolvia, Fidel Castro của Cuba và Mahmoud Ahmadinejad của Iran. Từ lâu ông này đã cùng chia sẻ quan điểm với Assange rằng Mỹ là một đế quốc và cần phải có một tổ chức kiểm soát bằng cách bạch hoá những dự án mật của chính phủ Mỹ.
Năm 2010, khi vụ tranh cãi về WikiLeaks và vụ án Assange nổi lên, chính phủ Ecuador đã đề nghị cho Assange tỵ nạn. Đa số các nước châu Mỹ La Tinh đều có quan điểm bài Mỹ, nếu “rưóc” được Assange, một nhân vật đã đơn thương độc mã làm nước Mỹ đau đầu, sẽ là một vinh dự.
Ngoài ra đây còn là tính toán chính trị của ông Correa khi tháng Hai năm 2013 sẽ diễn ra bầu cử tổng thống: việc giúp đỡ “nguời hùng Assange” sẽ bảo đảm cho ông ta những lá phiếu từ giớ cử tri căm thù Mỹ.
Ngày 19.6.2012 Bộ Ngoại giao Ecuador chính thức xác nhận: Assang đang trú ẩn trong Tòa Đại sứ Ecuador tại London và đang nộp đơn xin tỵ nạn. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Ecuador cũng xác nhận việc “Úc bỏ rơi Assange”, cho biết trong đơn xin tỵ nạn đề Assange bày tỏ tình trạng “bơ vơ không nơi nương tựa” (helplessnees) của mình khi bị dẫn độ về Thuỵ Điển và nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ cho một “tội phạm chính trị”, một tội trạng có thể dẫn đến án tử hình.
Chính phủ chống đế quốc Mỹ của Ecuador đã đầu tư khá nhiều cho con bài Assange. Năm 2013 tờ The Guardian cho hay Ecuador chi mỗi tháng khoảng 66,000 Mỹ kim cho công tác an ninh bao gồm việc một công ty an ninh tại Anh quay phim và theo dõi tất cả hoạt động tại đại sứ quán, bảo vệ 24 trên 24 vớ 2 nhân viên an ninh cho mỗi ca trực. Thậm chí Ecuador còn tính đến cả việc lập sẵn kế hoạch giúp Assaange trốn thoát bằng xe ngoại giao hoặc bổ nhiệm ông làm đại diện của Ecuador tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), để có quyền miễn trừ ngoại giao.
Tuy nhiên Assange lại sử dụng “tay nghề” của mình để phản lại Ecuador, tức tấn công tin tặc vào cả nơi mà mình phải giữ kẻ để trao thân, giống như con gái lấy chồng!
“Phương thứ 11”
Năm 2014, công ty được chính phủ Ecuador thuê giám sát tòa đại sứ cáo buộc Assange phá tường lửa của hệ thống an ninh để “chặn và thu thập thông tin từ tòa đại sứ cùng những người làm việc tại đây”.
Phải chăng Assang muốn làm “tình báo” ngay trong Tòa đại sứ để sàng lọc những thông tin và mệnh lệnh bất lợi cho mình? Ngay sau đó WikiLeaks báo bỏ cáo buộc và tuyên bố: “Đó là sự phỉ báng, hành động tấn công của chính phủ Anh – Mỹ chống lại ông Assange”.
Nhưng sự thay đổi chỉ bắt đầu vào tháng Tư năm 2017 khi Tổng thống Correa bị đánh bại, và Ecuador có tổng thống mới là Lenin Moreno.
Từng là phó tổng thống dưới quyền ông Correa từ năm 2003 đến 2007, ông Moreno lại quyết tâm xóa bỏ toàn bộ di sản của ông Correa thay đổi chính sách từ đối ngoại đến đối nội, tuy nhiên Assang lại dại dột chọc giận vị tổng thống này!
Đó là “Hồ sơ INA” đăng tải trên một trang web nặc danh, tung hê những thông tin và hình ảnh riêng tư đầy nhạy cảm về tổng thống Moreno và gia đình, theo đó thì khi còn làm việc cho cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, thân nhân của ông Moreno đã lập công ty nước ngoài phục vụ cho lối sống xa xỉ của cả gia đình ở châu Âu.
Ông Moreno lập tức cho thay đổi toàn bộ nhân viên Tòa đại sứ, đầu tiên là những nhà ngoại giao thân thiết với Assange và sự đối xử trở nên lạnh nhạt dần,
Tháng Ba năm 2018 Assange bị Tòa đại sứ cấm sử dụng internet, cấm cả việc tiếp khách, viện lẽ Assange liên tục vi phạm các điều kiện tị nạn. Từ đây, Assange ra mặt gây chiến với chính phủ nước chủ nhà mà mình xin tỵ nạn.
Ngày 25.3.2019 WikiLeaks đăng tải thông tin về cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào ông Moreno và kết án ông ta là “mưu toan Assange rẻ cho Mỹ để xóa nợ”.
Chính phủ Ecuador lập tức bác bỏ cáo buộc này và kết án Assange dính líu đến Hồ sơ INA. Ngày 2.4.2019 Tổng thống Moreno tuyên bố Assange đã “vi phạm các điều kiện tị nạn của bản thân” và ra lệnh tước quy chế tị nạn.
Chính ngày sau thì Ecuado “mời” Cảnh sát Anh đến tòa đại sứ của mình tại London để bắt nhà sáng lập WikiLeaks.
Cùng ngày, chính phủ Ecuador công bố những tốn kém đã từ bảy năm qua đã chi cho Assange và diễn tả những hành động “vô ơn” không thể chấp nhận mà Assange thực hiện. Thậm chí Tòa đại sứ Ecuador còn kể lể chuyện Asseang sống như một kẻ vô trách nhiệm, ăn ở mất vệ sinh.
Phạm Đức Đồng Hùng