Khi nói “19/5 là ngày sanh của Hồ Chí Minh” là tự thừa nhận một sự dối trá có chủ ý của chính ông ấy. Ngày sanh dối trá, ngày cách mạng tháng 8 dối trá, ngày độc lập 2/9 cũng dối trá vì tất cả đều chỉ nhằm gạt mọi người cho mục đích phục vụ cộng sản và tham vọng cá nhơn của Hồ.
Nhiều giấy mực đổ ra để viết về con người đó, về tiểu sử, nhưng những bóng đen dày đặc, những mâu thuẩn, vẫn còn phủ kín quá khứ. Hồ Chí Minh có thói quen thâm căn cố đế che giấu sự thật về đời tư và những sanh hoạt của mình. Về tên gọi, bí danh, bút danh,… Hồ Chí Minh có tới 174 danh xưng khác nhau vừa được cán bộ đảng suu tầm được. Vẫn còn hơn 30 tên nữa cũng của ông nhưng chưa xác nhận được những tên này được dùng váo lúc nào, trong trường hợp nào (Báo điện tử đảng cộng sản). Người có nhiều tên nhứt thế giới, tới nay chắc chưa có ai bằng. Một hiện tượng thật không bình thường nhưng chưa thấy cán bộ đảng viên cộng sản có ai thắc mắc và đặt thành vấn đề? Hay họ cho phải như vậy mới phù hợp với bác vì bác là con người vĩ đại mà?
Cũng vì mục đích che giấu sự thật về mình, Hồ Chí Minh thường viết về chính ông hoặc về những hoạt động của ông bằng ngôi thứ ba.
Còn năm sanh của ông cũng vô cùng phức tạp, tuy tất cả đều do chính tay ông viết khi khai: như các năm 1892, 1894, 1895 và riêng năm 1890 xuất hiện và trở thành ngày sanh chánh thức từ ngày D’Argenlieu đổ bộ lên Hà nội theo thỏa hiệp án do chính ông ký ngày 6/3/1946 với chánh phủ Pháp.
Nay nhìn lại con người Hồ Chí Minh, quả thật không thấy có cái gì là thiệt. Sự dối gạt, sự bịa đặt, tất cả đều do nghề nghiệp và vì nghề nghiệp mà cũng do bản chất của con người gian ác nữa.
Đúng vậy, Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cộng sản bằng con đường “chỉ điểm” hay công an ăn lương. Hồ Chí Minh chưa bao giờ là một lãnh tụ, cả lãnh tụ cộng sản tuy trước sau, ông vẫn là một người cộng sản, sống chết vì cộng sản.
Ferdinand Hồ Chí Minh
Tuy Hồ Chí Minh có hơn 200 tên khác nhau nhưng trong danh sách đó lại không có tên Ferdinand. Một điều lạ. Do ban lịch sử đảng và tiểu sử lãnh tụ không có được thông tin này? Hay do giấu nhẹm đi vì nếu khai tên Ferdinand, thì phải khai luôn đó là bí danh của Hồ Chí Minh lúc làm chỉ điểm cho Stalin có ăn lương?
Tiếng “chỉ điểm” trong tiếng Việt không tránh khỏi hàm nghĩa xấu, chỉ việc làm không rõ ràng, không ngay thẳng của kẻ thiếu lương thiện. Tiếng Pháp là “mouchard” rõ nghĩa hơn. Gốc của từ ngữ là “mouche” nghĩa là ruồi nhặng và “ard” là tiếp vĩ ngữ có nghĩa xấu, dùng để chửi rủa. “Chỉ điểm” hay “mouchard” là người ngửi được mùi gì, đánh hơi được gì, là đem đi báo cáo. Như ruồi nhặng đánh hơi được “mùi lạ” là bu lại. “Chỉ điểm” luôn luôn làm việc cho cảnh sát.
Hồ Chí Minh Ferdinand bắt đầu sự nghiệp bằng nghề “chỉ điểm” hay “mouchard”.
Nên nhớ nghề “chỉ điểm / mouchard” có rất sớm ở Âu châu, từ thời Trung cổ. Darius trẻ, vua xứ Perse, là người đầu tiên rải chỉ điểm ra khắp xã hội để nhờ chúng mà biết chuyện gì xảy ra. Denys bạo chúa noi gương Darius cũng sử dụng chỉ điểm để lấy tin tức mà biết được tình hình bên ngoài thành.
Từ Hội nghị Tours
Thật ra Ferdinand không gắn liền với tên Hồ Chí Minh mà gắn liền với tên Nguyễn Ái Quốc vì lúc đó chưa có tên Hồ Chí Minh. Nhưng người Pháp khi nói chuyện với Nguyễn Ái Quốc hoặc về Nguyễn Ái Quốc, họ thấy khó phát âm cho đúng nên họ đặt thêm cho ông một tên khác, dựa theo xuất xứ của ông: “Ferdinand l’annamite”.
Cũng từ sau Hội nghị Tours, ở Paris xuất hiện thêm một tên nữa “Le Petit Rouquin Rouge” (Thằng bé tóc đỏ), tên thiệt là Jean Crémet. Hai người này là một cặp được Dmitri Manuilsky, cán bộ Đệ Tam Quốc tế, chọn, đặt dưới trướng và sửa soạn gởi qua Moscow. Cũng như Hồ Chí Minh, Jean Crémet có nhiều tên, bí danh khác nhau nhưng không thể bằng Hồ được (Thibault hay Samuel Herssens,…). Điều lạ là trong các thông tin của Quốc tế cộng sản, người ta chỉ thấy tên Jean Crémet mà lại không có tên Ferdinand cho tới khi Hồ xuất hiện ở Moscow.
Dmitri Manuilsky gởi Ferdinand qua Moscou để được huấn luyện về chánh trị và tình báo. Ferdinand được chọn vì tại Hội nghị Tours, ông đã dõng dạc tuyên bố theo đề cương Lê Nin trong việc giải phóng các nước nông nghiệp thoát khỏi thực dân. Ông còn nhấn mạnh chỉ có cộng sản là con đường duy nhứt dẫn đến thành công. Ferdinand còn tỏ ra khôn ngoan, không hề phê bình hay góp ý kiến cho đường lối của Quốc tế cộng sản, cũng không nói nhiều, lúc nào cũng giữ thái độ chấp hành (Roget Faligot, Fayard, Paris, trg 90, 228).
Ferdinand tới Petrograd vào cuối tháng 6/1923 và tham dự Đại hội Nông hội (Krestintern), do Komintern thành lập. Nghĩa là Ferdinand không hề có tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản V như Hà Nội nói nhằm mục đích tuyên truyền.
Thêm một điều đáng để ý nữa là Ferdinand và Le Rouquin Rouge cùng có mặt ở Moscow, cùng ở chung tại khách sạn Lux, cùng thời điểm mà hai người không gặp nhau. Le Rouquin Rouge lại vào Trung ương Quốc tế còn Ferdinand thì không được. Vì thiếu thành tích làm cộng sản, mới chỉ có mê say cộng sản và ngoan ngoãn trong mọi ứng xử.
Hồ Chí Minh làm cộng sản ăn lương
Trong thời gian từ tháng 2/1925 tới tháng 3/1926, Ferdinand đi Quảng Châu làm Đại diện cho Nông hội (Krestintern) có ăn lương. Theo Sophie Quin-Judge, tháng 8/1925, ông nhận được 5000 Roubles (bằng 2500 USD) tiền lương và cả công tác phí như in nhiều bích chương, sách bỏ tùi nói về nông dân, gởi thêm nhiều đại diện đi các tỉnh khác ở Trung Quốc, gởi báo cáo định kỳ và thường xuyên về tình hình nông dân Trung Quốc về Moscow.
Tháng 2/1930, từ Hồng Kông, Jean Crémet chuyển lệnh của Moscow cho Ferdinand dạy hãy kết hợp 3 tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành một đảng thống nhứt. Đó là đảng Cộng Sản Đông Dương. Ferdinand làm xong nhiệm vụ cho Le Rouquin Rouge vô cùng hài lòng khi gặp lại Ferdinand tại đây.
Vẫn theo bà Sophie Quin-Judge, Ferdinand l’annamite, tức Hồ Chí Minh sau này, đã nhận tiền của Krestintern và Komintern, vừa tiền lương và tiền công tác theo lệnh của Moscow.
Trong thời gian từ tháng 12/1927 tới tháng 5/1928, Ferdinand ở tại Berlin chờ đợi tiền và lệnh của Komintern cử đi công tác ở Á châu. Ông khai chỉ nhận được của Hội Cứu trợ Đỏ có 18 Marks (tiền Đức) / tuần, không thể đủ để sống mà không thiếu nợ. Sốt ruột, Ferdinand bèn viết thư cho Krestintern yêu cầu gởi cho ông 500 USD và lệnh công tác.
Qua ngày 12/4/1928, Ferdinand viết thư cho Humbert-Droz, Ban Bí thư Quốc tế Cộng sản, nói rõ hoàn cảnh túng quẫn của ông: “Đồng chí có nghĩ được không tinh thần và vật chất hiện tại của tôi, chẳng có việc gì làm, cũng không có tiền, trong khi đó có biết bao nhiêu việc phải làm mà phải sống ngày qua ngày, bị bắt buộc không hoạt động”.
Ngày 28/4/1928, Humbert-Droz trả lời thư của Ferdinand: “Khoảng tiền mà chúng tôi sẽ gởi cho đồng chí trong nay mai sẽ tùy thuộc các thông tin từ đồng chí. Nhưng tôi nghĩ đồng chí nên tập sống với mọi hoàn cảnh và tốt hơn là tìm cách tự lực mà không cần đến việc nhận tài trợ từ bất kỳ nguồn nào” (Sophie Quin-Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years, Berkeley, California, 2002).
Việt Nam ngày nay bị một thứ chế độ Công an cai trị thì không có gì lạ vì cai chế độ này do Ferdinand Hồ Chí Minh tổ chức theo kinh nghiệm công tác của ông bắt đầu bằng nghề chỉ điểm và được bồi dưỡng thêm ở trường Công an ở Moscow.
Công an biết rõ sứ mạng của họ là cực kỳ quan trọng “Công an còn, chế độ còn”.
Mai này, Việt Nam có lệ thuộc Tàu hoàn toàn thì công an vẫn còn!
Nguyễn thị Cỏ May