Cựu tù nhân nhí Dylan Voller đã nắm chắc phần thắng trong vụ kiện với ba công ty truyền thông lớn tại Úc vì có hành vi mạ lỵ mình trên trang Facebook của họ. Đó là ba công ty Fairfax Media, Nationwide News và Sky News với các trang Facebook của các tờ báo phụ thuộc là Sydney Morning Herald, The Australian, Sky News, The Bolt Report và The Centralian Advocate.
Lý do là dù những tờ báo trên chỉ tường thuật thông tin về nguyên đơn, tuy nhiên nó đã thu hút những lời bình phẩm mang tính các thóa mạ nguyên đơn. Tuyên bố hôm thứ Hai (24.6.2019) Thẩm phán Stephen Rothman cho rằng khi phát hành những thông tin liên quan đến nguyên đơn trên mạng xã hội, các công ty truyền thông phải ý thức rõ về sức phản hồi của cộng đồng và phải chủ động theo dõi để kiểm soát bỏ những ý kiến mang tính nhục mạ nhân vật được nên trong tin. Cũng theo ông, thì dù muốn dù không, nạn nhân sẽ phải sống với những ám ảnh từ những ngôn từ này.
Theo đơn kiện thì một trong những ý kiến bình phẩm nêu ra việc Voller từng “đánh đập tàn nhẫn một nhân viên cứu tế của Salvation Army”, “đánh và hãm hiếp một bà già”, “ăn cắp xe hơi và cắn rách tai một người”.
Trong đơn kiện Voller cho hay anh ta trở thành “đối tượng bị thù ghét, bị chế nhạo bị khinh bĩ” và do đó luôn sống trong tình trạng căng thẳng tâm lý.
Luật sư đại diện cho Voller khẳng định các bình luận nói trên đều mang tính phỉ báng và sai sự thật. Trong khi đó luật sư của các công ty truyền thông trên cho rằng họ không thể lọc được hàng trăm ngàn bình luận được đưa lên trên trang Facebook hàng ngày tuy nhiên ý kiến này đã bị tòa bác.
Theo một luật sư tại bang New South Wales, phán quyết trên có thể gây tác động sâu rộng đối với các tổ chức truyền thông sử dụng Facebook làm nền tảng. Nếu tòa án ra phán quyết cuối cùng chống lại các hãng truyền thông, họ sẽ cần phải cẩn thận theo dõi và xóa bỏ mọi bình luận phỉ báng trên Facebook.
Voller là một trong những thiếu niên đã khiến chính phủ Bắc Úc tiến hành cuộc điều tra độc lập về tình trạng ngược đãi những tù nhân trẻ tuổi tại Trung tâm giam giữ thanh thiếu niên Don Dale (Don Dale Youth Detention Centre: DDYDC).
Sư việc bùng nổ từ chương trình Four Corners của đài ABC ngày 25.7.2016 với những hình ảnh khủng khiếp về cảnh hành hạ học viên. Trên thực tế thì ABC đã phát hình ảnh quay vào tháng 8 năm 2014 khi các nhân viên của Don Dale đã xịt hơi cay để trấn áp rồi sau đó tống giam các thiếu niêu quậy phá vào một khu biệt lập.
Một trong những thiếu niên trong video clip trên là Dylan Voller, lúc đó đã 19 tuổi. Cậu cho luật sư của mình biết cậu đã bị trói vào ghế dựa nhiều lần, và đã bị trói từ năm 11 tuổi. Sau đó Voller trở thành một nhân chứng trong cuộc điều tra này.
Trả lời phỏng vấn với ABC vào năm 2015 nguyên Giám đốc Cục trừng giáo Bắc Úc Ken Middlebrook cho biết, các nhân viên không sử dụng nhiều hơi gas để “trấn áp” các thiếu niên nổi loạn. Thế nhưng video lip của hệ thống CCTV cho thấy các nhân viên đã phải xịt hơi cay tới 90 giây, khiến một số thiếu viên sau đó đã phải hộc tốc chạy đến buồng giam, thở hổn hển và khóc lóc thảm thiết.
ABC còn cho thấy các thiếu viên này bị biệt giam trong 17 ngày tại nơi hoàn toàn không có ánh sáng.
Có hình ảnh cho thấy một thiếu niên bị trùm đầu kín mít, tay chân bị trói hết vào ghế dựa y như trong một phim kinh dị hay phim về xã hội đen.
Theo giới hoạt động nhân quyền thì giam giữ trẻ em là vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về chống tra tấn, và không có bất kỳ lý do nào để biện minh cho hành động đó.
Sau đó chính phủ Bắc Úc đã phải đóng cửa DDYDC và chuyển các thiếu viên hư hỏng tới một trại giam dành cho người lớn khác.
Nguyên Thủ tướng Malcolm Turnbull sau khi nghe báo cáo đã ra lệnh mở cuộc điều tra trên toàn quốc: “Giống như tất cả người Úc, tôi vô cùng kinh hoàng bởi những hình ảnh về sự ngược đãi tại Trại giam thanh thiếu niên Don Dale”.
Trong khi một số chính trị gia Úc mau mắn cũng bày tỏ sự phẫn nộ và đòi trừng trị những người có trách nhiệm thì Chánh Bộ trưởng Giles của Bắc Úc có thái độ khác. Ông lập tức cách chức viên bộ trưởng và tự mình đảm nhiệm chức vụ này. Trong khi quy trách cho DDYD thì ông vẫn lên tiếng bênh vực cho các nhân viên đang làm việc tại những trung tâm như Don Dale. Ông nhấn mạnh: “Họ đang làm một công việc đầy thách thức và khó khăn, một công việc mà không nhiều người muốn làm. Tôi muốn nói với những nhân viên này: “Tôi sẽ hỗ trợ hết mình cho các bạn vì đã làm công việc giữ gìn pháp luật của chúng ta””.
Riêng về Voller thì lúc đó báo chí cũng thông tin rằng đây từng là một thiếu niên thuộc loại “hết thuốc chữa” với cộng đồng, đã bị đưa vào trại thanh thiếu niên hư hỏng từ năm 10 tuổi.
Tháng Tám năm 2014, lúc 16 tuổi, cậu cùng hai đồng pháp bị phạt 20 tháng tù sau khi quậy phá và phạm pháp suốt 24 tiếng đồng hồ khi đang phê băng phiến (ice), trong đó có việc hành hung người khác và hành hung cảnh sát.
Hồ sơ đọc trước Tòa Thượng thẩm Bắc Úc vào năm 2016 cho thấy trong vòng 5 năm trước đó Voller đã bị kết án trên 50 tội danh liên quan đến bạo hành.