Google đối mặt với cáo buộc khinh miệt tòa án

Đại công ty Google đã phải vội vã hành động sau khi bị Tòa Thượng thẩm NSW cảnh cáo là sẽ truy tố ra tòa với cáo buộc khinh miệt tòa án.

Sự việc liên quan đến một nhà kinh doanh có tiếng tăm ở Sydney sau khi ông kiện Google, tố cáo Google đã không đáp ứng yêu cầu gỡ bỏ các nội dung có tính chất “phỉ báng nghiêm trọng” đối với mình. Luật sư của nhà kinh doanh này cho biết những nội dung trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như cuộc sống và công việc làm ăn của thân chủ.

Luật sư này cũng cho rằng ngày càng nhiều doanh nhân có uy tín bị ảnh hưởng bởi các đánh giá tiêu cực trên mạng, thường là của các đối thủ cạnh tranh, trên các nền tảng kỹ thuật số như Google, Facebook và YouTube, tuy nhiên các hãng truyền thông xã hội phản ứng rất chậm trong việc đáp ứng các yêu cầu gỡ bỏ các nội dung phỉ báng và xúc phạm.

Trong án lệnh khẩn cấp ngày 4.7.2019, Tòa Thượng thẩm NSW đã yêu cầu Google gỡ các đánh giá có nội dung phỉ báng tuy nhiên công ty này vẫn phớt tỉnh!

Chiều 5.7.2018 khi thấy các luật sư của Google không thèm hồi đáp về lệnh của Tòa, Tòa Thượng thẩm NSW đã ra cảnh cáo là Google sẽ bị buộc tội khinh miệt tòa án.

Ngay sau đó Googl đã phải vội vã gỡ các nội dung trên. Ngày 7.7.2019 phát ngôn viên của Google tại Úc ra tuyên bố khẳng định công ty đã thực hiện các lệnh của tòa án “một cách nghiêm túc” và đã phản hồi “đúng thời hạn”.

Luật sư Michael Douglas, một chuyên gia về luật phỉ báng và truyền thông của hãng luật Tây Australia Bennett & Co., nhận xét việc cáo buộc Google “khinh miệt tòa án” thể hiện sự bất bình ngày càng tăng của các tòa án Úc đối với các hãng truyền thông toàn cầu như Google, Facebook và YouTube, trong bối cảnh các hãng này tiếp tục cho rằng không bị ràng buộc bởi luật chống phỉ báng của Úc.

Cần nhắc lại là ngày 26.3.2019 Thủ tướng Scott Morrison đã gặp đại diện của một số công ty công ty thông tin rực tuyến hay mang giao tiếp xã hội như Facebook, Twitter và Google, để yêu cầu họ cho biết kế hoạch giữ các nền tảng dữ liệu của mình như thế nào để không bị các phần tử khủng bố khai thác như là công cụ tuyên truyền. Cùng tham dự có Tổng trưởng Tư pháp Christian Porter và ông cho hay phản ứng từ đại diện của các công ty trong cuộc họp ngày 26.3 “không tạo được ấn tượng”.

Việc này khiến Úc quyết tâm đưa ra dư luật vừa cảnh báo các công ty công ty thông tin rực tuyến hay mạng giao tiếp xã hội rằng giám đốc điều hành của họ có thể bị xử tù nếu không nhanh chóng gỡ xuống những tài liệu mang tính cực đoan.

 Ông Porter nhấn mạnh chính phủ “đang xem xét” khả năng xử tù các giám đốc điều hành mạng xã hội về tài liệu manh tính cực đoan,

Liên quan đế cáo buộc phỉ bán, mạ lỵ thì năm ngoái (2018) Tòa án tối cao Úc đã bác bỏ phán quyết của Tòa tái thẩm Victoria (Victorian Court of Appeal), tuyên bố nguyên đơn Milorad Trkulja đã bị hãng Google mạ lỵ.

Số là năm 2004 ông Trkulja bị bắn vào lưng tại một nhà hàng ở vùng St Albans (Melbourne) và cảnh sát xác nhận vụ nổ súng này không liên quan gì đến cuộc chiến tội phạm đang diễn ra. Thế nhưng vụ nổ súng này đã gây sự chú ý và được nêu ra trong website mang tên “Melbourne Crime”. Trang web này chỉ hoạt động một thời gian rồi ngưng nhưng bộ máy tìm kiếm tự động của Google vẫn nói đến tên của ông Trkulja trên trang web này, với hình ảnh của ông được xếp liền bên cạnh những trùm tội phạm khét danh của Melbourne, trong đó có trùm ma túy Tony Mokbe trong trang hình Google Image.

Năm 2009 ông Trkulja tiếp xúc với Google để khiếu nại về việc này nhưng không được giải quyết nênông kiện ra tòa.

Trong phiên xửnăm 2012 Thẩm phán David Beach của Tòa Thượng thẩm Victorai cho rằng Google công bố hình ảnh của nguyên đơn là sai. Khi công bố quyết định này, Thẩm phán Beach đã bác bỏ lập luận của luật sư biện hộ rằng Google chỉ đơn thuần là một nhà truyền tải thông tin hoàn toàn vô can, không hề biên soạn nên các tài liệu trên và ra lệnh Google bồi thường $200,000.

Sau đó thì Google kháng án, viện cớ rằng mình không hề phát hành các thông tin sai lạc, còn tự thân các kết quả tìm kiếm thông tin không hề mang tính phỉ báng. Tòa tái thẩm Victoria chấp thuận lý lẻ này, bác bỏ phán quyết trên.

Thế là ông Trkulja vác đơn đi kiện tiếp và năm 2018 Tòa án tối cao Úc đã thụ lý vụ kiện.

Dường như được cổ võ bởi phán quyết này, sau đó ông Jarrod Sierocki một doanh nhân tại Brisbane, nộp đơn kiện ba công ty Google, Microsoft và Yahoo lên Tòa Thượng thẩm Queensland với cáo buộc mạ lỵ, đòi bồi thường số tiền trên $4 triệu. Nguyên đơn này tin rằng mình là người đầu tiên trên thế giới kiện một lúc ba đại công ty.

Theo đơn kiện thì nguyên đơn đã bị mạ lỵ trên trang web có máy chủ tại Mỹ là “ripoffreport.com”.

Ông Sierocki là giám đốc điều hành của công ty Insolvency Guardian, cho rằng website dã bất kể phán quyết cua Tòa Thượng thẩm, tuyên bố rằng ông đã có hành vi lừa đảo khách hàng. Ông cho hay trò lừa đảo là của một người từng hùn hạp làm ăn và sau bị phá sản, phần ông chưa hề nhận được một đồng nào từ người này. Ông tuyên bố: “Con cái tôi đã đủ lớn để có thể tra cứu trên Google. Cái gì sẽ xảy ra nếu chúng nhìn cha của chúng là tên lừa đảo?”

Tháng 10 năm 2016 ông Sierock đã yêu cầu trang Bing.com của Microsoft và Yahoo sites loại bỏ đường link trên nhưng bị từ chối!

Related posts