“Sát thủ diệt mẫu hạm”: Liệu Tàu có dám chơi?

Giới bình luận Tây phương đã nói nhiều về hỏa tiễn diệt hạm Đông Phong (Dong Feng: DF) mà Trung Quốc vẫn nửa kín nửa hở khoe khoang, nào là DF-21D mệnh danh “Sát thủ diệt mẫu hạm”, nào là DF-26 mệnh danh “Sát thủ Guam”, loại hỏa tiễn có thể đưa đảo Guam của Mỹ trở lại thời kỳ đồ đá.

Đầu tháng này (2.7.2019) hai đài CNBC và NBC News dẫn lời giới chức Mỹ cho hay Trung Quốc đã phóng thử hỏa tiễn diệt hạm trong cuộc tập trận từ ngày 29.6 đến 3.7 tại vùng biển giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện chưa rõ Trung Quốc đã bắn thử loại hỏa tiễn nào nhưng điều đáng chú ý là vụ tập trận và bắn thử diễn ra hầu như cùng lúc với Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật, chỉ vài tiếng trước khi Tập Cận Bình và Donald Trump gặp mặt bên lề. Vụ thử diễn ra một đòn dằn mặt khiến giới phân tích chú ý với những giả thuyết khác nhau.

Thứ nhất, Trung Quốc đang gửi đi thông điệp rằng họ có thể tấn công các chiến hạm Mỹ tại Biển Đông không chỉ từ các “tiền đồn” trên Biển Đông mà từ cả đất liền. Như thế, đây là cách Trung Quốc đáp trả chiến dịnh “tự do hàng hải” mà Hải quân Mỹ và các đồng mình đều đặn tiến hành ở Biển Đông.

Thứ hai, đây cũng có thể hiểu như một trò biểu dương sức mạnh. Nếu Mỹ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải để khẳng định với các đồng minh vị thế dẫn đầu của mình, thì Trung Quốc muốn khẳng định rằng họ đã đủ mạnh và Mỹ không còn ở vị thế bất khả xâm phạm, qua đó là những đồng minh trông cậy vào Mỹ phải chùn bước.

Với hai cái nhìn này, một số phân tích gia cho rằng diễn biến này đó làm gia tăng nguy cơ xung đột. Lâu nay hải quân các nước – trong đó có hải quân Úc – đã phải đối mặt với sự quấy nhiễu của lực lượng biển Trung Quốc, từ các tàu chiến chính quy đến các đơn vị phi quy ước như “dân quân biển”.

Thứ ba, đó cũng có thể đó chỉ đơn thuần là một vụ… thử hỏa tiễn. Lâu nay các ông tướng diều hâu Trung Quốc vẫn ba hoa về “sát thủ diệt hạm” của họ nhưng vũ khí này vẫn chưa hề thử nghiệm trên mặt biển. Trung Quốc đã mang hỏa tiễn DF-26 ra diễu binh gần đây, điều đó không đồng nghĩa rằng Trung Quốc đã xây dựng hệ thống cảm biến và mạng lưới điều khiển cần thiết để biến vũ khí này thành sát thủ thực sự.

Nhưng nếu Trung Quốc thử thành công, có thể khắc chế một phương tiện chống hõa tiển hay gây nhiễu của Mỹ, vấn đề là họ có bắn chìm hay không?

Chưa kể hàng tỷ đô la tài sản, hàng không mẫu hạm Mỹ chứa gần 6000 binh sỹ. Trung Quốc có dám dùng một quả hỏa tiễn DF-26 hay DF-31 gì đó như quảng cáo để diệt gọn 6000 quân Mỹ?

Ca dao Việt Nam có câu:

Chưa đánh được người mặt đỏ như vang

Đánh được người mặt vàng như nghệ

Đó cũng là cảnh tượng tại Trung Quốc với những nhân vật diều hâu và cái loa là Hoàn cầu thời báo.

Mặt đỏ như vang

Ngày 20.12.2018, trong một hội nghị về kỹ nghệ quốc phòng Trung Quốc tại Thâm Quyến, Thiếu tướng hồi hưu La Viện (Lou Yuan) – nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc – kêu gọi Trung Quốc phải thực hiện kế hoạch mạnh mẽ hơn để “tống” Mỹ ra khỏi Biển Đông và Biển Nhật Bản.

Kế hoạch đó là đánh chìm hai hàng không mẫu hạm của Mỹ, gây thương vong cho khoảng 10000 người, để lấy tiếng.

La Viện từng là ủy viên của cái gọi là “Toàn quốc Chính hiệp Trung Quốc”, một tổ chức tương đương “Mặt trận Tổ quốc” tại Việt Nam, từng là phó phòng Nghiên cứu quân sự thế giới thuộc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc. Ông tướng chỉ biết “đánh trận giấy” từ lúc nhập ngũ cho đến lúc hồi hưu này dõng dạc tuyên bố: “Người Mỹ sợ nhất là chết. Chúng ta có hỏa tiễn đạn đạo chống hạm Dongfeng-21D, Dongfeng-26, đây là những vũ khí sắc bén với mẫu hạm, chúng ta đánh chìm một tàu khiến 5,000 [binh lính Mỹ] thương vong, đánh chìm hai tàu, khiến 10.000 [binh lính Mỹ] thương vong, thử hỏi nước Mỹ có sợ không? Cho nên các kỹ sư kỹ nghệ quốc phòng Trung Quốc nên phát triển [vũ khí] từ điểm yếu của Mỹ”.

Nhưng việc đánh chìm hàng không mẫu hạm Mỹ hiện đại hầu như là một nhiệm vụ “bất khả thi” và cách đây những 14 nam cả người Mỹ cũng phải rất chật vất, rất tốn kém mới làm chìm một hàng không mẫu hạm đã loại biên.

Trong Đệ nhị thế chiến đã có 12 hàng không mẫu hạm Mỹ bị đánh chìm sau các đợt không kích dữ dội của quân Nhật, trong đó có lối đánh bom của phi công cảm tử (kamikaze ). Nạn nhân cuối cùng là USS Bismarck Sea bị hai máy bay cảm tử kamikaze đánh chìm vào ngày 21.2.1945 ngoài khơi đảo Iwo Jima của Nhật.

Nhưng từ đó đến nay các mẫu hạm Mỹ đã tiến khá xa lần cuối cùng mà một hàng không mẫu hạm Mỹ USS America vào ngày 14.4.2005. Tuy nhiên mẫu hạm này không bị kẻ thù tấn công mà là đã bị loại biên từ năm 1996 vì quá cũ và 9 năm sau mới được Hải quân Mỹ sử dụng như một mục tiêu thử nghiệm. Mục đích là để đánh giá thiệt hại của các đợt tấn công nhằm vào hàng không mẫu hạm, phục vụ cho mục đích thiết kế các hàng không mẫu hạm có khả năng sống sót cao trong chiến đấu.

USS America bị đánh chìm

Để đánh chìm con tàu, hải quân Mỹ đã tháo dở tất cả các hệ thống vũ khí trên tàu trước khi kéo nó tới khu vực ngoài khơi mũ Cape Hatteras thuộc vùng biển tiểu bang North Carolina. Trong bốn tuần lễ tiếp, hải quân Mỹ đã dùng đủ loại vũ khí từ hỏa tiễn tuần thám đến ngư lôi và bom để tấn công nhưng con tàu vẫn trụ vững. Cuối cùng, hải quân Mỹ đã phải đặt chất nổ đặt ở các vị trí hiểm yếu phá vỡ kết cấu của con tàu để bắt nó phải chìm.

Tháng Hai năm 2015, trong một cuộc tập trận “Nhà Tiên tri vĩ đại 9” (Great Prophet 9) ở eo biển Hormuz, Iran đã dựng một hàng không mẫu hạm giả mô phỏng hàng không mẫu hạm của Mỹ rồi sử dụng đủ loại lực lượng và vũ khí để tấn công, từ một cuộc đột nhập của biệt kích đến cuôc tấn công trực diện của hỏa tiễn hạm hạm đối hạm, ngư lôi. Dù khá nhỏ và có mỏng manh so với một hàng không mẫu hạm Mỹ thực sự, nhưng con tàu giả này vẫn trụ vững sau liên tiếp những đòn tấn công ác liệt.

Iran tấn công hành không mẫu hạm giả

Nhưng vấn đề không chỉ là đồ bền trong kết cấu cơ học của hàng không mẫu hạm mà vấn đề là vượt qua năng lực phòng thủ của nó. Mỗi hàng không mẫu hạm Mỹ chứa hàng chục chiến đấu cơ trên và được một hạm đội khu hộ tống gồm khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu ngầm hùng hậu với bán kính di chuyển xung quanh hàng không mẫu hạm lên tới hàng trăm cây số.

Nhưng cứ đặt vấn đề là Trung Quốc thừa sức làm việc này. Nghĩ là ngoài một loại hỏa tiễn thừa sức bay xa, thừa sức công phá, Trung Quốc còn có thể xây hệ thống cảm biến và định vị toàn cầu để dẫn đường hỏa tiễn, song song đó là một hệ thống chiến tranh điện tử để gây nhiễu làm xáo trộn các tuyến phòng thủ và cảnh báo sớm của Mỹ. Nếu đạt tới khả năng có thể bắn chìm hàng không mẫu hạm của Mỹ rồi thì vấn đề là Trung Quốc có dám làm hay không.

Mặt vàng như nghệ

Lâu nay Trung Quốc đã nhiều lần gián tiếp đe dọa là sẽ tấn công Đài Loan nhưng thực tế cho thấy Trung Quốc đã hai lần “mặt vàng như nghệ” khi giáp mặt “hàng không mẫu hạm” Mỹ tại đây. Trò tập trận và bắn hỏa tiễn mang tính đe dọa của Trung Quốc đã hai lần dẫn đến điều gọi là “khủng hoảng Đài Loan”. Và cả 2 lần Mỹ đều đưa hàng không mẫu hạm đến và ngay lập tức Trung Quốc phải xuống thang.

Lý do rất dễ hiểu: Trung Quốc sợ hàng không mẫu hạm Mỹ và vẫn còn “kiềng” Đài Loan.

Hiện tại Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng vượt qua eo biển gần 200km một cách an toàn hay với tổn thất thấp nhất để khỏi tác động tới binh thần binh sĩ. Trong khi đó thì, từ trước đến nay, hàng không mẫu hạm luôn có ưu thế tuyệt đối trên không trong phạm vi bán kính 1000km

Đầu năm nay, ngày 2.1.2019, Tập Cận Bình tuyên bố “không từ bỏ biện pháp dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan”. Vài ngày sau, họ Tập lại “yêu cầu quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực”.

Nhưng trước mắt Trung Quốc sẽ không dám làm điều này vì Đài Loan được Mỹ ủng hộ. Tuy nhiên theo các chuyên gia quân sự thì cả khi không có sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan vẫn là một cục xương khó nuốt.

Thứ nhất là thách thức địa lý bởi năng lực đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn của Trung Quốc rất kém.

Phúc trình năm 2017 của Ngũ Gíac Đài cho rằng Trung Quốc sẽ khó mà triển lực lượng đổ bộ qua eo biển Đài Loan rộng 185km. Trong khi đó chỉ có khoảng 10% bờ biển Đài Loan thích hợp cho việc đổ bộ nên chỉ cần tập trung lực lượng phòng thủ ở một số khu vực trọng yếu, Đài Loan hoàn toàn có thể áp đảo đội quân xâm lược!

Hải quân Trung Quốc đã mạnh hơn so với trước nhưng đổ bộ vẫn là một nhiệm vụ quá sức. Đầu tháng Bảy năm ngoái Hải quân Trung Quốc cho hạ thủy cùng lúc hai khu trục hạm đa năng hạng nặng Type-055, mỗi chiếc có lượng giãn nước 13,000 tấn. Đây là những tàu khu trục lớn và có uy lực nhất ở châu Á.Việc Bắc Kinh hạ thủy cùng lúc hai tàu khu trục Type-055 cho thấy tiềm lực đóng tàu và tham vọng nâng cao sức mạnh hải quân của nước này.

Nhưng đóng tàu là một chuyện, còn lái tàu đó đi gây chiến là chuyện khác. Trong khi đó chiến dịch đổ bộ chiếm đảo quy mô lớn là một trong những hoạt động quân sự phức tạp và khó khăn nhất trong khi còn phải đối mặt với mạng lưới phòng thủ đáng gờm của Đài Loan.

Các tàu đổ bộ của Trung Quốc di chuyển chậm chạp và rất dễ làm mồi cho các hệ thống hỏa tiển đối hạm mà Đài Loan bố phòng từ bờ biển.

Để có thể phá hủy năng lực phòng thủ của Đài Loan và có một chiến dịch đổ bộ thành công, Trung Quốc phải tạo được yếu tố bất ngờ về thời điểm tấn công, và phải tấn công đồng loạt với nhiều hỏa tiễn vượt eo biển để tiêu diệt hệ thống phòng không và bảo vệ cận duyên của Đài Loan.

Nhưng Đài Loan đã thiết trí các hệ thống cảnh báo sớm tối tân và ngay cả Mỹ cũng không thể tạo ra bất ngờ khi tấn công các đối thủ yếu hơn nhiều như Iraq năm 1991 hay Serbia năm 1999.

Như vậy nếu phát hiệu dấu hiệu của một cuộc đổ bộ, Đài Loan có thể phân tán chiến đấu cơ đến 36 phi trường quân sự trên khắp hòn đảo, chưa kể một loạt phi trường dân sự và cả các xa lộ cũng có thể được trưng dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đài Loan cũng có các dàn phóng hỏa tiễn động và vũ khí phòng không cũng như tàu chiến và tàu ngầm đối phó đòn phủ đầu bằng tên lửa của Trung Quốc.

Trung Quốc hầu như không thể loại bỏ toàn bộ hệ thống phòng thủ của Đài Loan trong đòn tấn công phủ đầu.

Thành công của một chiến dịch đổ bộ còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa lực lượng không quân, hải quân và thủy quân lục chiến (lực lượng đổ bộ). Mà các binh chủng của Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệp hợp đồng tác chiến. Quân đội Trung Quốc chưa từng tham gia cuộc chiến lớn nào trong ba thập niên qua và đặc biệt là chưa hề đánh lớn trên biển.

Trong thực chiến, một khi vượt qua được tần phòng thủ cận duyên và có thể đặt chân lên đảo, binh sĩ Trung Quốc phải đối mặt với lớp phòng thủ nhiền tầng của quân đội Đài Loan.

Bên cạnh đó sự gây hấn của Bắc Kinh cũng có thể vấp phải phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế, châm ngòi cho tư tưởng ủng hộ độc lập bùng lên ở Đài Loan và khiến Bắc Kinh không bao giờ có thể thực hiện được kế hoạch thống nhất hòn đảo bằng vũ lực.

Nói tóm lại, nếu chiếm Đài Loan thì Trung Quốc phải chiếm một cách thần tốc, càng để lâu càng bị bất lợi cả về quân sự lẫn chính trị. Mà hiện tại thì quân đội Trung Quốc chưa có khả năng làm việc này.

Trong trường hợp Mỹ đứng ra ủng hộ thì kết quả càng thảm hại hơn. Trong trường hợp cần thiết, Mỹ có thể dùng các loại máy bay tàng hình tối tân như oanh tạc cơ B2, tiêm kích F-35 hoặc tàu ngầm lớp Ohio để tấn công các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc tại bờ biển Đài Loan, giúp đồng minh đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn.

Đa số giới phân tích cho rằng dù có giọng điệu cứng rắn, Tập Cận Bình sẽ không dám dùng vũ lực với Đài Loan do tính rủi ro lớn của chiến dịch.

Đài Loan mà không dám dánh, Trung Cộng có thể nào dám trực diện tấn công vào hàng không mẫu hạm Mỹ?

Có vẻ như càng ngu dốt bao nhiêu, người ta càng diều hâu và hung hăng bấy nhiêu, giống như ếch ngồi đáy giếng. La Viện, viên tướng từng nhiều lần hô hào tấn công Việt Nam và tấn công cả Nhật, đã quên rằng Nhật từng đánh một trận kinh thiên động địa ở Trân Châu Cảng, chôn vùi bao nhiêu chiến hạm, làm thiệt hại bao nhiêu nhân mạng mà không thể làm Mỹ sợ mà khiến Mỹ nhảy vào vòng chiến và cuối cùng Nhật bị thua.

Viên tướng này từng quên rằng Bin Laden từng mưu đồ khiến cho Mỹ sợ bằng trận khủng bố chưa từng thấy ngày 11.9.2001 thế nhưng trò này càng khiến người Mỹ phản công dữ dội hơn. Bin Laden dám tấn công vào biểu tượng tài chính và quân sự của Mỹ ngay trên đất Mỹ vì đó là sự liều mạng theo kiểu “chén sành đổi chén kiểu”.

Nhưng Trung Quốc bây giờ cũng sắp sửa là “chén kiểu”, nó không dám làm liều, chỉ có những viên tướng ít óc nói liều!

Phạm Đức Đồng Hùng

Related posts