Tính đến nay phong trào biểu tình ở Hong Kong khởi từ việc phản kháng dự luật dẫn độ (đe dọa trực tiếp đến đời sống chính trị và nhân quyền của người dân) đã kéo dài hơn một tháng và không hề có dấu hiệu suy giảm cường độ mà lại càng hứa hẹn sẽ càng lúc càng nghiêm trọng đến mức khó lòng dập tắt!
Sau khi cuộc biểu tình bùng nổ vào ngày 9/6, với đa số người tham dự thuộc giới trẻ -thnah niên sinh viên học sinh- với cao điểm là cuộc tấn công vào trụ sở Hội đồng Lập Pháp (Legislative Council) tức cơ 1uanb quyền lực cao nhất tại đặc khu này, khiến Đặc khu trưởng Carrie Lam cuối cùng phải nhượng bộ, chập nhận thất bại tuyên bố không tiếp tục kế hoạch thông qua dự luật này nữa; phong trào biểu tình tranh đấu đã bước sang một giai đoạn có ý nghĩa nghiêm trọng hơn: đòi Đặc khu trưởng phải từ chức, đòi quyền tự do đầu phiếu,và công khai khẳng định ước muốn ‘không lệ thuộc Trung Cộng’ mà muốn có một thể chề độc lập!
Khi nhà cầm quyền trung ương ở Bắc Kinh, sau thái độ thoạt tiên có vẻ coi thường, chuyển sang giận dữ hạ lệnh cho Cảnh sát đàn áp bằng hơi cay cùng với việc tung những phần tử kích động, khiêu khích bằng lời nói và cả bạo lực, cố tạo ra va chạm, xung đột để có cớ đàn áp mạnh hơn, mà vẫn không làm cho phong trào đối kháng suy giảm mà càng mạnh hơn nữa– với cao điểm là cuộc tuần hành quy tụ gần 2 triệu người (so với dân số hơn 7 triệu) thì xem ra tình thế nay đã vượt quá xa khỏi tầm kiểm soát của nhà nước Trung Cộng!
Hơn thế phong trào xuống đường tại Hong Kong giờ đây không còn chỉ quy tụ thành phần giới trẻ mà đã lần lần trở thành phong trào của ‘toàn thể ngừơi dân, đủ mọi thành phần tuổi tác, nghề nghiệp, thế hệ’.
Mới nhất vào tối Thứ Tư 17/7/2019 vừa qua, khoảng 9-ngàn người dân, tất cả đều là những người cao niên thuộc thế hệ ông bà đã kéo nhau xuống đường tuyên bố để ủng hộ tầng lớp thanh niên đi đầu trong các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.
Những bô lão người Hồng Kông đa số mặc tranh phục màu trắng cho biết họ đồng cảm với giới trẻ vì họ hiểu nguyên nhân của sự nổi giận. ”Chúng tôi muốn gửi đến nhà cầm quyền một thông điệp là các bô lão Hồng Kông sẽ sát cánh với giới trẻ trong những đòi hỏi chính đáng của họ.”
Đoàn biểu tình của gần 10-ngàn người lớn tuổi này trương những biểu ngữ màu đen với khẩu hiệu như
“Ủng hộ tuổi trẻ, Hãu bảo vệ Hong Kong, Đả đảo bạo quyền, Chúng tôi muốn quyền phổ thông đầu phiếu, Bà Carrie Lam bất tài vô dụng” …
Đám đông đã tuần hành từ Công viên Chater Garden ở trung tâm Hong Kong đến trụ sở chính phủ thể hiện cuộc đấu tranh nay đã bước sang một trang lịch sử mới. Họ khẳng định “đây là một phong trào quần chúng, với tất cả các nhóm tuổi khác nhau đòi hỏi chính quyền trả lời các yêu cầu của họ; và tuyên bố ”Chúng tôi muốn gửi một thông điệp tới thành phố và chính phủ rằng chúng tôi, cư dân cao niên, triệt để, hỗ trợ các bạn trẻ và hưởng ứng, phát tiếp tiếng nói thể hiện ước muốn của họ.”
Cuộc tuần hành biểu tình mới nhất của giới cao niên Hong Kong tiếp nối cuộc biểu tình của thành phần trung niên –giới cha mẹ của những người trẻ Hong Kong, thành phần chính đi đầu trong cuộc đòi hỏi nhân quyền, dân chủ của người dân tại đây.
Vào tối Thứ Sáu ngày 5/7, cũng tại địa điểm này, cũng trên đoạn đường này, một đám đông hơn 8-ngàn người, tất cả đề là những người thuộc lớp tuổi trên dưới 40 tới hơn 50 đã tuần hành bày tỏ sự ủng hộ và “để bảo vệ con em mình”. Một bà mẹ 40 tuổi là giáo viên tiểu học nói rằng bà xuống đường vì “những người trẻ trong đó có con bà đã làm nhiều thứ cho xã hội và bị nhà cầm quyền đối xử tàn tệ nên bà tự thấy phải ít nhất một lần đứng lên vì con em mình”.
Giới phụ huynh biểu tình nói “con em đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho toàn xã hội, không gây tổn thương cho bất cứ ai trong khi những kẻ gây tổn thương cho người dân là chính quyền đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của dân”.
Những bà mẹ tuần hành biểu tình tối 5/7 bày tỏ lo lắng cho sự an toàn của con cái mình sau khi xảy ra trường hợp một số người biểu tình trẻ tuổi đã xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp và bị Cảnh sát dùng vũ lực giải tán cùng bắt bớ một số. Những bà mẹ biểu tình nhấn mạnh rằng cuộc sống của con cái họ phải được trân trọng và thúc giục chính quyền Đặc khu phải thôi ngay thái độ “ngạo mạn” và hãy lắng nghe đòi hỏi của người dân.
Người dân Hong Kong, từ giới thanh thiếu niên đến cha mẹ và ông bà tất cả đều cùng một lập trường lên án chính quyền Hong Kong, nhất là Đặc khu trưởng Carrie Lam đã ngạo mạn coi thường làm ngơ nguyện vọng của dân thể hiện qua đường lối biểu tình ôn hòa bằng tuần hành và tập trung, và khi giới trẻ Hong Kong mạo hiểm bằng tương lai cuộc sống của họ đã bị chính quyền phản ứng bằng biện pháp bạo lực.
Không còn mơ hồ gì nữa rằng lòng dân Hong Kong nay đã là một khối thể hiện ước vọng cao quý được sống trong phẩm giá với đầu đủ quyền làm người căn bản.
30 năm sau biến cố đẫm máu Thiên An Môn, có lẽ đã đến lúc nhà cầm quyền Trung Cộng phải thức tỉnh!
Việt Luận