Khi đề cặp tới vấn đề địa phương ở Việt Nam, Cỏ May tôi không thể quên một giai thoại thú vị do chính người trong cuộc kể lại. Một luật sư người Canada, trước năm 1975, làm việc cho một chương trình của Chánh phủ Canada giúp Chánh phủ Miền nam tổ chức và phát triển giáo dục, năm 1996, ông trở qua Việt nam để xem có thể tiếp tục chương trình bị bỏ dở sau biến cố đột ngột 30/04/1975 hay không. Ông tìm thăm lại bạn cũ. Ông gặp lại một bà giáo sư dạy Xã hội học ở Đại Học Văn khoa Sài gòn trước 1975 còn ở lại. Trong câu chuyện, ông vừa cười, nói với bà: “Thôi hết rồi…. Ngày nay tôi thấy bà bị người Bắc đô hộ”.
Ý của ông luật sư này muốn nói “Bà bị ngưới Bắc đô hộ” là “Miền nam của bà bị chánh quyền Cộng Sản Miền Bắc đô hộ” vì ông thừa biết bà giáo sư là người Bắc di cư năm 54.
Dầu có né tránh, che dấu cách nào đi nữa, chế độ Cộng Sản độc tài Miền Bắc vẫn đang ngang nhiên đô hộ Miền nam. Đó là thực tế. Một thực tế chỉ do lịch sử để lại hay yếu tố ngoại bang?
Đặt vấn đề “vùng miền, người” là nghĩ đến ngày mai này, khi không còn chế độ Cộng Sản nữa – dĩ nhiên Cộng Sản phải tiêu vong vì như vậy đã quá đủ rồi – nhằm đoàn kết toàn dân để phục hồi, xây dựng và phát triển đất nước, một cách đồng bộ, hài hòa.
Một chánh sách đế quốc kiểu mới
“Vùng, miền, người” ngày nay dường như chỉ mới được công khai đặt thành vấn đề khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị TW đảng Cộng Sản loại ra khỏi cuộc chạy đua tranh giành quyền lực trong kỳ Đại hôi đảng XII vừa qua. Phải chăng khi nêu lên vấn đề vùng, miền, là để nhằm giải thích lý do tại sao từ ưu thế được 70% TW ủng hộ, Nguyễn Tấn Dũng, tới những ngày sắp Đại hội, lại tuyên bố “bỏ cuộc”? Theo những người của phe cánh Dũng, thất bại là vì Dũng là dân Nam kỳ. Nhưng còn yếu tố Bắc kinh can thiệp nữa?
Nguyễn Phú Trọng khi nắm được ưu thế đã không ngại bộc lộ rõ nhờ đâu thắng cử vào chức vụ Tổng Bí Thư Đảng. Theo ông “Tổng Bí Thư phải là người có lý luận và thông minh …”. Nghĩa là phải người Bắc!
Ngày 30 tháng 4/1975, sau khi chiếm được Miền Nam, Cộng Sản Hà Nội đã ngang nhiên phơi bày chủ trương đế quốc, một nước xâm chiếm một nước khác, hoàn toàn không mang ý nghĩa chiến tranh “giải phóng đồng bào và quê hương Miền Nam” như họ từng rêu rao.
Chiến lợi phẩm đầu tiên là 16 tấn vàng của Miền Nam cất giữ trong Ngân Hàng Quốc gia bị chiếm đoạt và chở về Hà Nội. Khi Miền Nam thua cuộc, số vàng này thuộc về kẻ thắng cuộc là Chánh phủ Lâm thời Miền Nam. Hà Nội có muốn lấy phải đợi qua sau tháng 7/1976, khi 2 Miền thống nhứt, tuy sự thống nhứt này đã vi phạm pháp lý. Nhưng trên thực tế, số vàng đó có đươc cất giữ trong Ngân khố Trung ương ở Hà Nội hay không hay trong tư gia Lê Duẩn? Và có mấy người được chia phần?
Trong những ngày sau đó, đảng Cộng Sản Hà Nội vào vơ vét sạch Miền Nam đem về Bắc, lần lược chiếm bất động sản, lùa dân Miền Nam đi kinh tế mới, chiếm đoạt luôn cả vợ con gia đình dân Miền Nam, …
Hành động này không phải là phản ứng cá nhơn do lòng tham mà do chánh sách của đảng Cộng Sản và Nhà nước Hà Nội. Theo thứ văn hóa du mục.
Đưa dân Miền Bắc, tức cán bộ đảng viên, tràn ngập Miền Nam không phải chỉ đãi ngộ những người có công làm chiến tranh giải phóng thắng lợi mà còn nhằm áp dụng chánh sách kìm kẹp và đồng hóa dân Nam kỳ.
Thực tế địa phương hay chánh sách đảng?
Dù có muốn nói thế nào thì sự thật vẫn là sự thật: Có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa Miền Bắc và Miền Nam trong gần như mọi khía cạnh và ngành nghề. Không chỉ trong việc phân bố đảng viên, mà ngay cả trong kinh tế, cũng nghiêng hẳn về miền bắc, cho dù Miền Nam là nơi làm ra sản phẩm và có tài nguyên dồi dào và đóng góp tiền bạc cho ngân sách Nhà nước hơn hẳn Miền Bắc. Người nam không muốn nói ra vì sợ mang tiếng “chia rẽ vùng miền”, nhưng nghĩ tại sao không? Nói ra để tìm cách giải quyết, để ngăn chận sự lộng quyền chứ không phải chia rẽ.
Thế là Ba Dũng đã chính thức tự rút khỏi cuộc “chạy đua”. Kể ra thì đó có thể hiểu là một cách ông rút ra trong danh dự. Vì có thể ông biết thế cờ đã thay đổi. Nghe nói có người khẳng định rằng cái chức đó chỉ dành cho người miền Bắc và có trình độ lý luận (?). Câu này tưởng chừng như ngẫu hứng nhưng thật ra nó có chứng cứ, với những con số rõ ràng, đủ nói lên sự phân biệc đối sử là chánh sách cố hũu của đảng Cộng Sản Hà Nội:
• 70% đảng viên đảng CSVN là ở ngoài bắc;
• 70% bộ trưởng hay tương đương là người miền bắc;
• 22/25 tổng hành dinh tập đoàn kinh tế ở ngoài bắc.
Vả lại, nhiều đảng viên cũng không muốn chấp nhận một lãnh đạo cao cấp gốc miền Nam. Tất cả 8 Tổng Bí Thư, kể từ người sáng lập Đảng là Hồ Chí Minh, đều là người gốc miền Bắc hoặc gốc miền Bắc Trung Việt.
Các Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt Nam:
Tên | Nơi sinh | Nhiệm kỳ |
Hồ Chí Minh | Nghệ An (miền trung) | 10/1956 – 09/1960 |
Lê Duẩn | Quảng Trị (miền trung) | 09/1960 – 07/1986 |
Trường Chinh | Nam Định (miền bắc) | 07/1986 – 12/1986 |
Nguyễn Văn Linh | Hưng Yên (miền bắc) | 12/1986 – 06/1991 |
Đỗ Mười | Hà Nội (miền bắc) | 06/1991 – 12/1997 |
Lê Khả Phiêu | Thanh Hóa (miền trung) | 12/1997 – 04/2001 |
Nông Đức Mạnh | Bắc Kạn (miền bắc) | 04/2001 – 01/2011 |
Nguyễn Phú Trọng | Hà Nội (miền bắc) | 01/2011 – hiện nay |
Còn yếu tố 4 tốt?
Đại Hội đảng Cộng Sản, phải nói rõ Cộng Sản nào cũng như vậy, chỉ là cơ hội có tính chu kỳ để phân bố lại quyền lợi với nhau nhằm bảo đảm sự ổn định nội bộ. Nói cách khác, đó là một cách tái phân bố lao động để thay phiên nhau làm giàu mà không phải lao động!
Trong những ngày sắp khai mạc Đại Hội đảng XII, có tin tiết lộ là Nguyễn Phú Trọng nhận ở Tập Cận bình 15, 200 tỷ USD để trang trải cho chi phí tổ chức Đại Hội, phát triển đảng, phát triển kinh tế,… Nhưng đâu là sự thật?
“Năm 2015, Bắc Kinh đưa cho đảng Cộng Sản Hà Nội 15, 200 tỷ đô-la dưới nhiều hình thức như đầu tư, hợp tác, giúp những hoạt động trong khối Asean và đưa trực tiếp các nhà lãnh đạo đảng ở Việt Nam”.
Câu chuyện này chưa ồn ào trong dư luận vì ít người biết tới tuy nó đã được phổ biến trên tập san Hérodote, số 157, chuyên về Việt Nam, La Découverte, Paris, 2015.
Đây là tập san của nhóm nhà báo, nhà biên khảo có xu hướng khuynh tả do nhà biên khảo François Maspero chủ trương. Ông từng là bạn của Hà Nội trong chiến tranh chống thực dân Pháp.
Tập Hérodote ấn bản quí II – 2015 với chủ đề “Những thách thức địa chánh của Việt Nam” (Les enjeux géopolitiques du Viêtnam) do Giáo sư Benoit de Tréglodé, một chuyên viên tên tuổi lớn về Việt nam, thực hiện. Riêng phần ông, ông có bài mở đầu “Việt nam, Đảng, Quân đội và Nhơn dân”. Ông lược qua tình hình chánh trị việt nam từ “Đổi Mới “, những khủng hoảng, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của “Nhà nước-Đảng” (Etat-Parti) và sự lệ thuộc chánh trị của đảng Cộng Sản Hà Nội với đảng Cộng Sản Bắc Kinh. Về điểm này, ông phơi bày rất rõ:
“Những nhà lãnh đạo đảng ở Việt Nam, họ cũng biết bổ nhiệm những chức vụ lãnh đạo tối cao như Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Bộ Trưởng Quốc Phòng luôn luôn phải có sự đồng ý trên thực tế của đảng Cộng Sản Bắc Kinh. Trong quan hệ chánh trị với Hà Nội, việc đi đêm này tốn kém cho Bắc Kinh khá lớn”.
Theo Gs Benoit de Tréglodé, Đại Hội đảng Cộng Sản XII ở Hà Nội được Bắc Kinh mua trọn gói với giá 15,200 tỷ mỹ kim. Số tiền này đươc đưa cho đảng Cộng Sản Hà Nội dưới nhiều hình thức, nhưng đều đưa qua tay nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản Hà Nội. Nghĩa là qua tay Nguyễn Phú Trọng vì ông là đảng trưởng.
Những khoảng tiền dành cho phát triển, hợp tác,… là bao nhiêu? Được xử dụng thật sự là bao nhiêu, còn bao nhiêu chạy vào túi của ai? Riêng khoản tiền “yểm trợ trực tiếp những nhà lãnh đạo Việt Nam” là bao nhiêu? Có bao nhiêu người được chia phần? Và những người này, mỗi người được bao nhiêu? Riêng Nguyễn Phú Trọng bỏ túi được bao nhiêu? Và Nguyễn Tấn Dũng tới giờ chót chịu rút lui êm, nhận được bao nhiêu? Hay chỉ có lời dạy bảo ngụ ý răn đe của Tập Cận Bình “Nị hãy đi chỗ khác chơi. Ăn tới đây đủ rồi”?
Câu chuyện “hơn 15 tỷ đô-la” này có thể tin được. Không phải chỉ vì uy tín của nhà biên khảo lớn của Pháp, ông Benoit de Tréglodé, mà còn vì hiện tượng bất thường đã xảy ra ở những ngày sắp mở đại hội.
Nguyễn Tấn Dũng đang trên đà chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua chiếm ghế Tổng Bí Thư bổng tuyên bố rút lui. Đám đàn em thân tín của Dũng, chỉ trong môt sớm một chiều, quay lưng lại với Dũng và chiếm được chỗ tốt như mong đợi. Nguyễn Phú Trọng ở lại một nhiệm kỳ nữa tuy theo nội qui đã quá tuổi. Lý do ở lại chức vụ vì sự “ổn định và sự đoàn kết trong đảng”. Thì nay Trọng đã dọn dẹp sạch sẽ “chuồng ngựa” và bắt đầu thi hành những điều khoản trong hợp đồng “hợp tác” giữa hai đảng anh em mà Dự Luật bán đất 99 năm và Luật an ninh mạng để bảo vệ chế độ chống lại mọi thông tin bất lợi nguy hiểm cho chế độ vừa bắt đầu. Người ta không biết 15, 200 tỷ USD chỉ là thù lao cho 2 vụ này hay còn nhiều món nữa? Trong vụ Dự luật 99 năm, Kim Ngân ăn được bao nhiêu mà hăn say tiến lên chết bỏ như vậy?
Sau cùng đây vẫn là một vụ đầu tư lớn vào Việt nam qua đối tác tốt là đảng Cộng Sản Hà Nội thì bằng mọi giá, Tàu phải bảo vệ. Với quan hệ chặt chẽ giữa 2 đảng, Nguyễn Phú Trọng sẽ sẵn sang mở cửa cho Tàu gởi lính qua thẳng tay dẹp biểu tình để bảo vệ an ninh xã hội, bảo vệ tài sản của họ ở Việt Nam. Người biểu tình trang bị không đủ ý thức mất nước e sẽ thua cuộc thảm hại!
Những cái giá, Tàu mua đảng Cộng Sản Hà Nội
Cái triết lý “miệng túi áo mở ra phía trên thì bỏ cái gì vào cũng được” của văn hóa chánh trị Tàu đang được triệt để áp dụng ở Việt Nam và quả thật nhờ đó mà cái đảng Cộng Sản tồi tệ vẫn tồn tại. Hệ thống này ảnh hưởng tới nhiều người. Trong dân chúng, người ta bảo nhau. “Ai có tiền, hãy vào đảng. Vào đảng sẽ giàu thêm”.
Mọi chức vụ và mọi quyết định của người ở chức vụ đều được trả giá. Theo tác giả Benoit de Tréglodé thì từ hai nhiệm kỳ đảng và chánh phủ gần đây, Thủ tướng muốn có đa số thì phải chi. Giá cho một Dân biểu bỏ phiếu thuận là 100,000 mỹ kim. Giá mua Ủy viên Bộ chánh trị và Trung ương đảng cao hơn. Còn muốn làm Ủy viên Bộ Chánh trị phải trả hơn 1 triệu Mỹ kim.
Như vậy quá hiển nhiên là Bắc Kinh bỏ túi trọn đảng Cộng Sản ở Việt Nam một cách êm ái. Ngược lại, đảng Cộng Sản ở Việt Nam đã ăn thì phải ngoan và ngậm miệng để còn ăn nữa hoặc yên ổn để tiêu hóa. Việt Nam có lên tiếng phản kháng Bắc Kinh chiếm biển, uy hiếp chủ quyền, chỉ là nói cho có nói. Chớ thật sự hoàn toàn không nghĩ tới bảo vệ quyền lợi đất nước. Chỉ có đàn áp, bắt bớ, đánh đập dân chúng biểu tình chống Tàu là thiệt. Cướp đất của dân, đàn áp nạn nhơn chống đối là làm chí tình. Và nay làm luật bán đất 99 năm cũng là thiệt.
Cả hai đảng Cộng Sản Bắc Kinh và Hà Nội ngày nay tồn tại nhờ biết dựa trên hai cột trụ vững chắc “quyền lực” làm sức mạnh và “tiền” làm lý tưởng.
Nguyễn thị Cỏ May