Hiệp ước phân định hải giới giữa Úc và Đông Timor đã được ký kết ngày 6/3/2018 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York tuy nhiên đến đầu tuần này mới chính thức thành luật tại Úc, sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào ngày 29.7.2019.
Đạo luật này sẽ là nền tảng để hai nước phân chia doanh thu từ mỏ khí đốt tự nhiên Greater Sunrise. Phát biểu sau đó, Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố Úc đã sẵn sàng trở thành đối tác củaĐông Timor trong dự án Greater Sunrise vì lợi ích của cả hai nước.Theo ông, dự án này sẽ tạo ra các cơ hội mới cho việc tăng thu nhập, phát triển thương mại và công nghiệp ở Đông Timor Lest.
Phát biểu tại Thượng viện, Ngoại trưởng Marise Payne khẳng định hiệp định trên giải quyết tranh cãi lâu nay giữaÚc và Đông Timor Leste và tạo ra nền tảng cho chương mới trong quan hệ song phương.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Timor Leste cho biết nước này có khả năng sẽ thông qua hiệp định trên vào ngày 30.8.2019 tới.
Greater Sunrise, được phát hiện vào năm 1974, cách Timor Leste 150km về phía Đông Nam vàÚc 450km về phía Tây Bắc, có trữ lượng khoảng 144 tỷ m3 khí đốt, trị giá khoảng 40-50 tỷ Mỹ kim.
Sau nhiều năm tranh chấp, hai nước đã ký hiệp định lịch sử này hồi tháng Ba năm ngoái.
Đây là hiệp định đầu tiên đạt được theo cơ chế hòa giải đặc biệt của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để giải quyết tranh cãi lâu, vốn làm trì hoãn hoạt động khai thác ở Greater Sunrisekhiến các dự án khai thác dầu khí trị giá hàng chục tỷ Úc kim của cáccông ty Woodside Petroleum (Úc), ConocoPhillips (Mỹ), Royal Dutch Shell (Hà Lan) và Osaka Gas (Nhật) phải tạm dừng,
Theo thỏa thuận, Timor Leste sẽ được nhận 70% doanh thu nếu khí đốt khai thác được dẫn tới nước này hoặc 80% nếu khí đốt được vận chuyển tớiÚc để xử lý.
Trước đó Đông Timor đòi hỏi Úc phải xác định rõ ràng đường trung tuyến (meridian line) trên vùng biển giữa hai nước. Đây là ranh giới phân chia vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước có cùng một vùng biển hẹp. Tuy nhiên tùy theo vị trí bờ biển, đường này sẽ xác định là chạy giữa hai đường cơ sở của bờ biển, giữa hai hòn đảo hay giữa bờ biển nước này và hòn đảo nước kia, giữa các đường cơ sở, đảo, bờ… tùy trường hợp
Trong nhiều năm Úc vẫn chưa xác định đường này nhưngđã khai thác dầu thông qua một loạt các thỏa ước chia sẻ quyền lợi phức tạp trong Thoả thuận Hàng hải ở Biển Timor (Certain Maritime Arrangements in the Timor Sea: CMATS.)
Năm 2006, chính phủ John Howard ký CMATS với East Timor, theo đó thì hai nước chia đôi doanh thu. Hiệp ước này được nguyên ngoại trưởng Alexander Downer và người tương nhiệm Jose Ramos-Horta ký năm 2006, có hiệu lực từ năm 2007. Nhưng ba năm sau, năm 2010, ông Xanana Gusmao – lúc đó giữ chức thủ tướng – đã công khai bày tỏ sự giận dữ vì Úc chỉ khai thác ga và khí đốt từ biển Timor Sea mà không lập nhà máy xử lý tại Dili để thúc đẩy kinh tế địa phương. Sau đó East Timor tiến tới tranh cãi về hiệp ước này và nhiều lần đe dọa xoá bỏ hiệp ước mà họ cho là bị thiệt thòi.
Tháng 11 năm 2013, giữa vụ tai tiếng nghe trộm Indonesia, East Timor cáo buộc Úc dọ thám các bộ trưởng của nước này để đạt được ưu thế trong các cuộc thương lượng cho CMATS.