Nỗ lực “phóng tài hóa mãi nhân tâm” của Trung Cộng xem ra đã thất bại hoàn toàn và cái gọi là “Viện Khổng tử” đang gây dị ứng tại xã hội Úc, thậm chí bị điều tra xem có xâm phạm luật “Chống can thiệp nước ngoài” hay không.
Lên tiếng tuần qua (25.7.2019) Tổng trưởng Tư pháp Christian Porter cho biết Bộ Tư pháp sẽ xem xét liệu các hợp đồng giữa cái viện đại học Úc với Viện Khổng Tử có vi phạm luật can thiệp nước ngoài. Đó là đạo luật mà Chính phủ Turnbull đã đưa ra vào năm 2018 sau những trò giật dây chính trị thô bạo của Bắc Kinh. Ông Porter tuyên bố: “Tôi đã yêu cầu Bộ tư pháp kiểm tra cụ thể các thỏa thuận giữa tất cả Viện Khổng Tử và các trường đại học để bảo đảm rằng chúng tuân thủ sự ‘minh bạch của ảnh hưởng nước ngoài’.”
Ông Porter đã bày tỏ như vậy ngay sau khi hãng truyền thông Fairfax Media- trong số báo ra cùng ngày, trên hai tờ Sydnery Morning Herald ở Sydney và The Age tại Melbourne – công bố 11 trong số 13 hợp đồng giữa Hán Ban – cơ quan chủ quản của Học viện Khổng Tử – và các trường đại học Úc; cáo buộc rằng thì để có thể ngửa tay nhận tiền của Trung Quốc, các đại học này đã đầu hàng quyền “đại học tự quyết” của mình cùng tiêu chí “tự do học thuật”.
Viện Khổng tử và Hán Ban
Chương trình Viện Khổng tử (Confucius Institutes) được Bắc Kinh đề xướng từ năm 2004 nhằm quảng bá “sức mạnh mềm” của Trung Quốc.
Nhìn vào hình thức thì các “Viện Khổng Tử” này cũng tương tự như các tổ chức văn hóa – ngôn ngữ quen thuộc và hữu ích như Trung tâm Văn hóa Pháp (hay Trung tâm Văn hóa Pascal trong cách gọi cũ), Viện Cervantes của Tây Ban Nha, Viện Goeth hay Hội đồng Anh v.v…. Đó là những tổ chức này đóng vai trò quảng bá ngôn ngữ và văn hóa của Pháp, Tây Ban Nha. Đức, hay Anh trên đất nước sở tại thông qua các lớp học ngôn ngữ, các hoạt động bảo trợ văn hóa như triễn lãm, trình diễn, các chương trình trao đổi ngôn ngữ và các học bổng v.v…
Ngoài mặt thì Trung Quốc cũng lập ra các Viện Khổng Tử với vai trò tương tự. Đó là nơi dạy Trung văn, đào tạo giáo viên Trung văn, tổ chức thi các chứng chỉ Trung văn, chiếu phim Trung Quốc, quảng bá các chương trình du học Trung Quốc, tổ chức các hoạt động “trao đổi văn hóa” như triển lãm, thuyết trình v.v… các đề tài về Trung Quốc.
Tuy nhiên toàn bộ những gì mà mấy cái “viện” này làm là để xiển dương cho nhà nước Trung Cộng chứ không phải là đất nước Trung Quốc nói chung. Nói theo Giáo sư Jocelyn Chey, một chuyên gia độc lập về Trung Quốc tại Đại học Sydney, thì: “Họ có thể nói đó chỉ là chương trình dạy ngôn ngữ và nói không dính gì với chính trị, nhưng với Trung Quốc thì bất cứ thứ gì cũng là chính trị”!
Nó cũng giống như hình ảnh của “nước Việt Nam” qua nghị quyết 36 của Việt Cộng, tức là một nước Việt Nam qua sự kiểm duyệt thô bạo cùng với sự tô hồng trơ trẻn của bộ máy tuyên giáo. Nước “Việt Nam 36” đó hoàn toàn không có các vụ “tự nguyện đầu độc” như Formosa hay Tây Nguyên, các nhà máy rác độc hại với các vụ biểu tình và phong tỏa triền miên mà tỉnh thành cũng có. Chỉ toàn màu hồng và màu hồng, cực kỳ lạc quan. Trung Cộng cũng vậy, qua các lớp học Khổng tử thì Trung Quốc hiện lên như một đất nước phơi phới niềm tin, hoàn toàn không có chuyện tham nhũng, hối lộ, ô nhiễm và bất công.
Đồng thời, cái nước Trung Cộng phơi phới màu hồng ấy lại được diễn tả qua một thứ “Trung văn” đã bị “Trung Cộng hóa” một cách thô bạo. Thứ tiếng Trung này, đối với những người sống tại Đài Loan hay Hồng Kông, còn “cộng sản hóa” tàn mạt còn hơn cả thứ “tiếng Việt” mà rất nhiều người Việt ở hải ngoại phản ứng gay gắt, cho là “tiếng Việt Cộng”.
Nói cách khác thì những cái “học viện” này là nơi mở rộng ảnh hưởng của nhà nước Trung Cộng. Nói theo giọng của hệ thống tuyên truyền tại Việt Nam thì đây là một hình thức xâm lăng trên bình diện văn hoá theo kiểu “chủ nghĩa thực dân Đại Hán”.
Người đóng vai trò tổng chỉ huy của hoạt động này là Thứ trưởng Bộ giáo dục Trung Cộng, khi ông ta kiêm nhiệm chức Chủ tịch của “Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc” (Office of the Chinese Language Council), gọi tắt là Hán ban (Hanban).
Sự đầu hàng của các đại học Úc
Cuối tuần qua Fairfax đã phanh phui ra hợp đồng giữa Hán ban với đại học tại Úc, cho thấy các đại học đã dễ dàng từ bỏ quyền tự quyết của mình như thế nào để đánh đổi lấy đồng tiền “Đại Hán”, khoảng từ $100,000 đến $150,000 cùng sách vỡ, tài liệu bằng Trung văn mỗi năm.
Thí dụ Đại học Queensland, một trong 8 đại học hàng đầu của Úc. Hợp đồng quy định rõ là Viện Khổng Tử đặt tại đại học này được đặt dưới “thẩm quyền” của chính quyền Trung Cộng.
Đại học này cùng hàng loạt đại học khác như Griffith, La Trobe, Charles Darwin. Melbourne, Victoria, Western Australia, Kỹ thuật Queensland (QUT), Newscatle, đều chấp nhận trong hợp đồng rằng Hán ban có quyền “thẩm định chất lượng giảng dạy” trong các Viện Khổng Tử đặt tại các đại học của mình. Nghĩa là “Viện Khổng Tử” trực thuộc các đại học này có quyền lực tối thượng về “chương trình dạy”, về giảng viên đứng lớp v.v..
Mặt khác, các hợp đồng cũng nêu rõ nội dung giảng dạy phải tôn trọng “tập quán văn hóa Trung Quốc”. Nhưng điều dĩ nhiên là không cơ sở giáo dục nào của Úc – từ cấp tiểu học tới cấp đại học – lại có thể và có quyền miệt thị, khinh miệt một nền văn hóa nào khác. Vấn đề là những chính quyền cộng sản như Trung Quốc hay Việt Nam thì tự đồng hóa “chế độ” thành “đất nước”, do đó bất cứ sự phê phán nào nhắm vào chính quyền cũng bị suy diễn là kỳ thị hay miệt thị đất nước và văn hóa.
Điều này ngụ ý rằng những gì giảng dạy trong các Viện Khổng Tử đều là cái nhìn một chiều, hoàn toàn không có tính “tự do học thuật”, là tiêu chuẩn căn bản tại các đại học Úc. Điều này có nghĩa là các Viện Khổng Tử hoàn toàn có quyền chí giảng dạy hay thuyết trình các đề tài như Pháp Luân Công, biến cố Thiên An Môn, Tây Tạng và Đài Loan theo cái nhìn của Trung Cộng.
Giải thích vấn đề này, nữ phát ngôn viên của Đại học Queensland cho biết hợp đồng giữa trường và Hán ban ký kết đầu tiên vào năm 2009 và gia hạn vào năm 2014, đã hết hạn vào tháng Tư vừa qua và nhà trường đang thương thảo lại hợp đồng, trong đó có việc hủy bỏ ràng buộc gây sự phê phán nói trên. Nữ phát ngôn viên cho biết trường muốn thêm vào điều khoản mới để khẳng định thẩm quyền của mình trong việc ấn dịnh tiêu chuẩn, việc ghi danh, thi cử và “tự do học thuật”.
Các Đại học Griffith, Đại học La Trobe, Đại học Charles Darwin và Đại Học Queensland đã tự bào chữa mình việc nói rằng các trung tâm của Học viện Khổng Tử không có vai trò trực tiếp trong chương trình học thuật và cấp chứng chỉ “mà chỉ là một hoạt động cho cộng đồng: giới thiệu văn hóa và ngôn ngữ.”.
Đại học Victoria thừa nhận là đã chấp nhận thẩm quyền của Hán ban trong chương trình giảng dạy nhưng biện minh rằng nếu “các lớp ngôn ngữ liên quan đến các tín chỉ do Đại học Victoria cấp, chất lượng giảng dạy phải phù hợp với tiêu chí của Đại học Victoria.”
Những giáo viên “trung thành với đảng”
Trên khắp nước Úc, riêng tại các cấp trung học và tiểu học, Hán ban có 67 lớp học dạy về “ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc” do các giáo viên người Trung Quốc đảm nhiệm. Tuy nhiên càng ngày công luận Úc càng lo ngại về vai trò của họ như là những “tuyên truyền viên”,
Cũng tuần qua đài ABC đã phanh phui các tài liệu cho thấy những giáo viên muốn sang Úc tham gia các chương trình của “Viện Khổng Tử” thì phải bảo đảm tiêu chí “phẩm chất chính trị” và “yêu tổ quốc”. Tài liệu này phổ biến cuối năm 2016, áp dụng vào đầu năm 2017, nhấn mạnh yếu tố “hồng hơn chuyên”, đòi hỏi các giáo viên tham gia phải chứng tỏ sự “trung thành về chính trị”.
Tài liệu nêu rõ các giáo viên phải “Có phẩm chính chính trị và chuyên môn tốt, yêu tổ quốc, tự nguyện làm việc cho lý tưởng quốc tế hóa tiếng Trung Quốc, có tinh thần cống hiến, có tinh thần kỹ luật và tinh thần đồng đội, có tư cách tốt, không có tiền án hình sự”.
Giáo sư John Fitzgerald, chuyên gia về Trung Quốc của Đại học Swinburne giải thích với đài ABC rằng ý niệm “phẩm chất chính trị tốt” có nghĩa là “chấp nhận nghị trình Đảng Cộng Sản Trung Quốc như là nghị trình riêng của mình và không biểu lộ quan điểm chính trị nào khác”.
Chen Yonglin, nhà ngoại giao Trung Quốc xin ty tỵ nạn tại Úc năm 2015 giải thích “phẩm chất chính trị tốt” có nghĩa là “tuyệt đối trung thành với đảng”.
Phát biểu trên đài ABC ngày 19.7.2019 bà Sophie Richardson, Giám đốc đặc tránh Trung Quốc của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), bày tỏ sự lo ngại về ảnh hưởng của chương trình “Viện Không tử”. Bà nói: “Các trường học muốn tạo điều kiện để học trò học thêm ngoại ngữ là điều tốt, điều đúng đắn và là điều quan trọng. Nhưng để chính quyền Trung Quốc tạo điều kiện này lại là trở ngại. Nhiều giới chức đã không thấy rằng Viện Khổng Tử là một phần của nghị trình Đảng Cộng Sản Trung Quốc.”
Bà Richardson đề cập đến tình trạng “bất thường” tại tiểu bang NSW, khi Bộ Giáo dục tiểu bang này mở rộng hai tay đón chào Viện Khổng tử. Bà nói: “Liệu cảnh sát Liên bang có đón chào những thành viên của Bộ An ninh Quốc gia (Trung Quốc) gia nhập hàng ngũ của mình? Liệu Bộ Môi sinh NSW có đón chào bội Môi trường Trung Cộng?”
Điều này nói lên hấp lực của đồng tiền Trung Cộng.
Hấp lực đồng tiền
Ba năm trước bà Carole Lu, một nữ công dân Úc gốc Đài Loan, đã cáo buộc Bộ Giáo Dục NSW ngửa tay nhận tiền của Trung Cộng để đánh đổi việc chế độ này đưa các chương trình tuyên truyền của mình thâm nhập vào hệ thống giáo dục công lập tiểu bang dưới hình thức “Lớp học Khổng Tử”.
Lúc đó con bà Lu đang học tại một trường học mà chương trình “Lớp học Khổng Tử” trở thành môn bắt buộc với các học sinh từ mẫu giáo đến lớp Hai, cho biết “Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thâm nhập và hệ thống trường công lập NSW”.
Để thâm nhập Trung Cộng đã sử dụng miếng mồi là tiền. Đầu tiên, khi nhận cho mở lớp, các trường học sẽ được tài trợ ngay $10,000 tiền mặt và sau đó 50,000 đồng Nhân dân tệ ($10,598) để mua sắm các phương tiện dạy học. Bên cạnh đó Hán Ban còn cung cấp các trợ giảng tuyển mộ từ Trung Quốc, làm việc tại các trường học Úc và lãnh lương của chính quyền Trung Cộng.
Điều đáng nói là vì tiền, một số trường học đã biến các khóa học này thành môn học bắt buộc, cho các học sinh mẫu giáo. Bất chấp những lo ngại về sự đúng đắn và thích hợp của việc sử dụng nguồn tài nguyên của nước ngoài để áp đặt các môn học, cuối năm 2015 Bộ giáo dục NSW đã mở rộng chương trình trên đến 6 trường học tại tiểu bang và đến khi bà Carole Lu lên tiếng thì đã có 15 trường đủ các cấp tại NSW mở các lớp này.
Lúc đó bà Carole Lu cho biết bà đã tránh không cho đứa con 7 tuổi của mình theo học một trường học đang mở “Lớp Khổng Tử”. Thay vào đó bà dạy con tiếng Hoa tại nhà.
Bà cho biết: “Chúng tôi thực sự bị sốc. Toàn bộ những kiến thức mà các giáo viên đã học, cả lý lịch của họ cũng đều là cộng sản. Đó là điều mà tôi thực sự lo lắng. Tôi không muốn con gái tôi bị dính vào ý thức hệ cộng sản.”
“Quốc tế hóa tiếng Trung Cộng”
Bà Carole Lu còn cho biết bà đã cho con theo “tỵ nạn” “Lớp Khổng Tử” vì tránh tiếng Trung Cộng, thay vào đó bà dạy con tiếng Hoa tại nhà.
Theo bà thì không chỉ các đề tài dạy trong lớp phải trải qua sự kiểm duyệt của chính quyền Cộng Sản Trung Cộng mà cả thứ ngôn ngữ được dạy là ngôn ngữ đã bị “vặt lông vặt cánh” theo chương trình cải cách, khiến chữ Hán tại Hoa Lục khác hẳn với chữ viết đang sử dụng tại Đài Loan và Hồng Kông.
Trên thực tế, tiếng Trung mà Trung Cộng đang sử dụng là tiếng Trung “giản thể”, đã được đơn giản hóa rất nhiều dưới sự cầm quyền của Cộng sản và ngoài Trung Cộng chỉ phổ biến tại Singapore và Malaysia. Nó khác xa rất nhiều só tiếng Trung “phồn thể” đang được sử dụng ở Hồng Kông, Macau, Đài Loan và nhiều cộng đồng Hoa kiều khác.
Sự cọ xát giữa người Trung Quốc Cộng Sản và chống Cộng cũng là sự cọ xát giữa chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể.
Có thể nói việc cải cách tiếng Trung Quốc đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên Trung Cộng đã tối giản hóa Trung văn theo phương châm “bình dân đại chúng” khiến người Trung Quốc tại Đài Loan, Hồng Kông hay các cộng đồng Hoa ngữ lưu vong khác không chấp nhận,
Ai cũng biết, đầu tiên hầu như chữ viết của nhân loại đều nảy sinh từ chữ tượng hình nhưng sau đó để phát triển thì phải tiến lên chữ biểu ý (thể hiện ý), cuối cùng đến chữ biểu âm (chữ ghi âm). Với cách tạo từ theo âm, chỉ cần vài chục chữ cái mà các dân tộc như Anh, Pháp, ý có thể tạo ra cả một hệ thống từ ngữ hoàn hảo, nói thế nào viết thế ấy, dễ đọc dễ viết dễ nhớ.
Người Trung Quốc xây dựng ngôn ngữ của mình bằng phương pháp “tượng hình” rồi sau đó phát triển kho từ vựng bằng 5 biện pháp khác là “chỉ sự”, “hội ý”, “hình thanh”, “giả tá”, chuyển chú, tất cả gọi là “lục thư”. Từ từ này họ “vẽ” ra thêm từ kia bằng một trong sáu phép của “lục thư”, rồi từ từ kia “vẽ” thêm ra từ khác cũng bằng một trong “lục thư”. Cứ như vậy, ngôn ngũ Trung Quốc trở nên phức tạp và rắc rố,
Thứ nhất là học từ nào biết từ đó. Lại do chữ viết tách rời âm đọc, từ chưa học thì nhìn từ không đọc, còn nghe đọc thì không viết được từ. Lại có quá nhiều từ đồng âm, tức cùng âm nhưng khác mặt chữ và khác
Thứ hai là có nhiều từ đa âm, vì thế nhìn mặt chữ không biết đọc thế nào.
Thứ ba là phần lớn chữ có nhiều nét, mặt chữ phức tạp, khó nhớ khó viết, có từ đến hơn 60 nét viết.
Thứ tư là từ Hán không viết hoa được, dễ gây nhầm lẫn và khó viết tắt.
Thứ năm là khó giải quyết bằng cơ khí và điện toán thông qua máy đánh chữ và computer. Bộ nhớ của Trung văn trữ trong máy computer chiếm một không gian lớn bằng 284 không gian tồn trữ từ vựng tiếng Anh.
Thứ sáu là người Trung Quốc chỉ có thể học chữ theo lối học vẹt, họ thuộc lòng nên tạo thành thái quen học vẹt, từ chương, mất rất nhiều thời gian vào việc viết chữ và hiếu thời gian suy nghĩ.
Bởi vậy, sau mấy ngàn năm đóng cửa tự cho mình là “tinh hoa của thiên hạ”, khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người Trung Quốc mới nhận ra hạn chế của mình. Trong phong trào Duy Tân, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng chủ trương ghi âm hóa chữ Hán, nhưng chủ trương đó chết yểu vì phong trào ấy chỉ tồn tại có 100 ngày. Sau đó là phong trào cải cách chữ Hán lên cao nhất vào thời Ngũ Tứ vào năm 1918 nhưng chỉ đề xướng lối văn Bạch thoại thay cho lối văn trường ốc, chữ viết không thay đổi mấy. Chỉ đến khi Cộng sản cầm quyền thì Trung văn mới thực sự chịu cảnh bể dâu.
Theo nhà báo thiên tả Mỹ Edgar Snow thì thời còn nấp kỹ ở Diên An “tọa sơn quan hổ đấu” (năm 1936) để xem Tưởng Giới Thạch đánh nhau với Nhật, Mao Trạch Đông thổ lộ tý tưởng bỏ chữ tượng hình và chuyển sang dùng chữ Latin. Năm 1949 đảng Cộng Sản cầm quyền thì hai năm sau Mao ra lệnh “cải cách văn tự” theo hướng chung của thế giới là ghi âm với điều kiện là “chữ cái và phương án đều phải dựa vào chữ Hán”. Cuối năm 1954 chinh quyềnthành lập Ủy ban Cải cách Văn tự TQ (UBCCVT) và mở cuộc thi sáng tạo phương án ghi âm chữ Hán tuy nhiên vấn đề chẳng đi đến đâu.
Bế tắc, đầu năm 1956 Mao thay đổi quan điểm, tán thành việc dùng chữ cái Latin. Thế là từ đây mỗi chữ Hán trong các loại tự điển đều được ghi kèm một từ ghép bằng chữ cái Latin để ghi chú âm đọc (gọi là chú âm): người học chỉ cần biết đọc mấy chục chữ cái Latin và biết cách đánh vần các từ ghép bởi các chữ cái đó là có thể tra tự điển mà tự đọc được âm của từng chữ Hán.
Nhưng Trung văn có cả trăm nghìn từ trong khi chỉ có hơn 400 âm đọc, nếu thêm các 4 thanh điệu sắc, huyền, hỏi ngã vào các từ ghi âm này thì cũng chỉ đạt 1200 từ biểu âm để diễn tả ác phát âm của 100,000 từ án, nghĩa là một “âm” phải cáng đáng cho cả trăm từ Hán và lại gây hiểu lầm. Mặt khác từ bỏ chữ Hán là một việc cực kỳ hệ trọng, có liên quan tới truyền thống văn hóa 5000 năm của TQ, tới nguyện vọng của toàn bộ người Hoa trên toàn cầu. Do đó sau khi Mao Trạch Đông qua đời chính phủ không nhắc gì đến việc La tinh hóa Trung Văn
Tuy nhiên đến lúc này thì chữ viết đã bị tối giản hóa rất nhiều, bắt đầu từ năm 1950 với mục tiêu càng đơn giản và dễ học càng tốt.
Với mục tiêu “bình dân học vụ hóa” Trung Văn, các cán bộ ngôn ngữ Trung Cộng không quan tâm đến nguyên tắc kết cấu chữ Hán, thí dụ từ “ái” (愛) ý nghĩa là tình yêu, gộp từ chữ “tâm” (心) và chữ Thụ (受), ngụ ý tình yêu phải bao hàm ý nghĩa chấp nhận và sẵn sàng hy sinh, Trung Cộng cải cách bằng cách cắt bỏ chữ tâm, mất hết ý nghĩa. Họ lập luận việc đơn giản hóa chữ viết góp phần xóa nạn mù chữ trong khi trên thực tế thì tỷ lệ biết chữ trong người Hoa ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan vẫn cao hơn so với Trung Quốc.
Do đó, với cộng đồng người Hoa sử dụng tiếng Trung phồn thể, việc “quốc tế hóa Trung văn” của Trung Cộng còn là nỗ lực quảng bá “tiếng Cộng Sản”.
Trong con mắt của người Việt hải ngoại, chúng ta có thể hình dung vấn đề như sau: nếu Cộng đồng người Việt hải ngoại phản ứng thế nào với “Nghị quyết 36” của Việt Cộng, thì dư luận của xã hội Úc chính mạch, cũng như nhiều nước Tây phương khác, hiện đã thể hiện chiều hướng tương tự với những cái gọi là “Viện Khổng Tử” trên. Và nếu những “viện” này thành lập để dạy Trung văn thì thứ Trung văn được dạy tại đây cũng là thứ tiếng… Cộng sản nhưng còn tệ hại hơn tới mấy bậc!
Phạm Đức Đồng Hùng