Ngày 16.09.2019, kỷ niệm Lễ Giỗ lần thứ 17 Ðức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận. Ngày 04.05.2017, Bộ Phong Thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận Vị Tôi Tớ Chúa này đã thực hiện các nhân đức ‘đến mức độ anh hùng’ để từ ngày đó, Ðức cố Hồng Y P.X. Nguyễn Văn Thuận được mang tước hiệu ‘Đấng Đáng Kính’ (Venerabile).
I.- TRUNG THÀNH BÀI SAI THÁNH GIÁO HO ÀNG PHAO
LÔ VI.
Ngày 07.01.1975, khi tỉnh Phước Long, một địa điểm chiến lược như cửa ngõ vào
Sài Gòn, thất thủ, đe dọa sự sống còn của miền Nam nước Việt. Trước tình hình
quân sự như vậy, Ðức cha Henri Lemaitre, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam đã trao
đổi với Ðức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài Gòn để phải tìm một
Giám mục phó với quyền kế vị đáp ứng một tiêu chuẩn không trẻ nhưng cũng không
quá lớn tuổi và tuân theo ý muốn có ‘tinh thần sống chung và hợp tác với chính
quyền mới’ của Ðức Thánh Cha Phao lô VI.
Mãi đến hơn 3 tháng sau, ngày 25.04.1975, điện tín từ Vatican gửi đến Sài Gòn
mới xác nhận việc bổ nhiệm này. Lúc đó, Nha Trang đã rơi vào tay nhà nước cộng
sản Bắc Việt. Mọi liên lạc với Ðức cha Nguyễn Văn Thuận đều bị cắt đứt. Do đó,
mãi đến ngày 07.05.1975, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn mới tiếp nối được liên lạc
với Ðức cha Nguyễn Văn Thuận để yêu cầu Người vào ngay Sài Gòn. Vào được Sài
Gòn, Ðức cha Nguyễn Văn Thuận được hỏi ý kiến về việc bổ nhiệm này và nếu ưng
thuận thì bàn giao sứ vụ Giám mục Nha Trang cho Ðức cha Phao lô Nguyễn Văn Hòa.
Cùng ngày 07.05.1975, Đức cha Thuận, trong Tâm Thư gởi cho hàng giáo sĩ, tu sĩ,
giáo dân Giáo phận Nha Trang, đã viết: “Ngày 24.05.1975, Đức Thánh Cha Phaolô
VI thuyên chuyển tôi về làm Tổng giám mục phó Sài Gòn với quyền kế vị, bổn phận
tôi là cúi đầu tuân phục quyết định tối thượng của Đức Thánh Cha”.
Ngày 12.05.1975, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn chính thức loan báo tin bổ nhiệm Ðức
cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận vào chức vụ Tổng Giám phó với quyền kế vị.
Cái gọi là ‘Nhóm Cấp Tiến’ bao nhiêu gồm trên dưới 20 ‘vị’ không đại diện cho
ai và cũng không trực tiếp quản nhiệm các giáo xứ. Nhưng vì họ là thành phần
trí thức liên lạc trực tiếp và ảnh hưởng tới những quyết định của Ðức Tổng Giám
mục về cả về phạm vi Đạo lẫn Đời. Sau 30.04.1975, tiếng nói của họ rất có trọng
lượng, tay sai đắc lực cho cách mạng. Cộng sản Việt Nam rất xảo quyệt đã ‘đánh
thắng Mỹ’, giờ đây, sử dụng Giáo sĩ và Giáo dân Công Giáo để khởi đầu việc trục
xuất Ðức Khâm sứ Tòa Thánh khỏi Việt Nam và Ðức Tổng Giám mục phó về Nha Trang
và, sau đó, 13 năm tù… Tiếng nói của họ trở thành tiếng nói áp đảo, ngầm chứa
đe dọa đối với những ai không theo họ. Những người sau này vào cái thế của đa
số thầm lặng như quy luật của các ‘trò chơi chính trị’.
Theo đó, đã có một buổi họp tại Câu Lạc bộ Phục Hưng ngày 08.05.1975, khoảng 20
linh mục đã soạn thảo thư gửi Ðức Khâm sứ, Ðức Tổng giám mục Bình và Đức cha
Thuận. Họ gồm các linh mục sau đây: Nguyễn Huy Lịch, Chân Tín, Trần Viết Thọ,
Nguyễn Văn Trinh, Huỳnh Văn Huệ, Trần Xuân Lai, Nguyễn Quang Lãm, Đinh Bình
Ðịnh, Trần Thái Hiệp, Nguyễn Thiện Toàn, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Hòa, Trương Bá
Cần, Huỳnh Công Minh, Hoàng Văn Thiên, Thanh Lãng, Vương Đình Bích.
Ngày 12.05.1975, lại có một buổi họp khác và đã đề cử những người sau đây đi
gặp TGM Bình và Giám mục Thuận gồm 8 người, trong đó có Thanh Lãng, Hoàng Kim,
Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ…
Trong phiên họp ngày thứ sáu 27.06.1975, tại Dinh Ðộc Lập cũ (Trụ sở Ủy ban
Quân quản Thành phố Sài Gòn – Gia Định), kéo dài từ 15 đến 19 giờ, Ðức cha
Nguyễn Văn Thuận đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp của Ủy ban Quân quản cùng
các người Công Giáo. Ðối với Chính quyền cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần
trước khi họ tiếp thu Sàigòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa
Vatican và các Ðế quốc. Ðể trả lời sự cáo buộc đó, Người đã lập lại sự vâng
phục trên: “Đã được bổ nhiệm, thì tôi bó buộc phải vâng lời, không thể làm khác”.
Một người trong ‘Nhóm Cấp Tiến’, linh mục Thanh Lãng cho rằng không thể chấp
nhận Tổng Giám mục phó Nguyễn Văn Thuận đứng đầu Giáo phận là vì ông là Giám
mục ‘nổi tiếng chống cộng’. Đó là một sự phản đối hoàn toàn mang tính chính
trị.
[Xin ghi nhận. Lm. Thanh Lãng đã kể lại sự việc từ lúc bắt đầu như thế nào
trong tài liệu đánh máy 39 trang, đã hối hận và xin thứ lỗi về việc đã làm đối
với Ðức Hồng Y Ðáng Kính P.X. Nguyễn Văn Thuận, trước khi chết].
Linh mục Trần Du đã biện luận trước Ủy ban Quân quản: “Quyết định bắt Đức Giám
Mục Nguyễn Văn Thuận rời Sài Gòn không thể thi hành được. Hai triệu dân Công
Giáo không chấp nhận. Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận không có quyền từ chức. Vậy
thì chính quyền có thể giết Ngài, có thể giết cả tôi, có thể bỏ tù Ngài hay bỏ
tù tôi, nhưng không thể tự ý trục xuất Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận ra khỏi
Sài Gòn”.
Có người cho rằng nếu Toà Thánh sớm đã bổ nhiệm để Ðức cha Nguyễn Văn Thuận đã
có mặt tại Sài Gòn trước ngày 30.04.1975 thì mọi chuyện đã yên ổn với chủ nhân
mới Sài Gòn. Mọi chuyện không đơn giản như vậy vì sau đây là lý do thứ hai và
chính yếu vì các Ðức cha khác không Vị nào có.
II.- CHÁU ÔNG NGÔ ÐÌNH DIỆM.
Ðó là một lý do không ai trong chúng nghĩ đến, nhưng đó là Sự Thật mà người Mỹ
và những kẻ gây ra ngày 01.11.1963 đã giúp cộng sản chiến thắng ngày
30.04.1975. Chúng ta hãy bóp óc suy nghĩ đi…
1.- Ngày 15.08.1975, Ủy ban Quân quản mở cuộc họp tại Nhà hát Thành phố để cáo
buộc tội Ðức cha Nguyển Văn Thuận ‘sau lưng’ Người. Khoảng 350 giáo sĩ, tu sĩ
được mời buộc nghe. Ủy ban Quân Quản muốn ngừa tránh mọi phản ứng của người dân
đối với vụ bắt Ðức cha Thuận. Trước đó, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn văn Bình và
Đức Tổng Giám Mục phó được đưa đến Dinh Độc Lập lúc 14 giờ. Tại đó, khi đi qua
hành lang để đến phòng họp, Ðức cha Bình đi trước, Ðức cha Thuận đi sau. Lúc
đó, một công an chận Ðức cha Thuận lại và nói: ‘Anh đi lối này’ và lôi Người đi
mất luôn. Khoảng 30 phút sau, do chỉ thấy tướng Trà nói chuyện vu vơ, Ðức cha
Bình hỏi: – Thưa Thượng tướng, còn chuyện gì cần nữa không?
Tướng Trà trả lời:
– Thôi! Cụ ra về được rồi.
– Ðức cha phó của tôi đâu mời Ngài cùng về.
– Như cụ thấy, chế độ này là chế độ Cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Ðình
Diệm, chúng nó chống Cách mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở
đây được.
Sau đó, Ðức cha Thuận bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an kèm theo.
Trong cuộc hành trình dài 450 cây số, trên đường không có một ai. Ðức cha biết
mình đang mất tất cả. Ra đi với chiếc áo chùng thâm trong túi có một cỗ tràng
hạt. Người chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Giữa bao lo âu ấy, Người
vẫn thấy có một niềm vui lớn: ‘Hôm nay là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời…’ và
Chúa muốn Ðức cha hãy trở về với điều cốt yếu. Sau đó, Ðức cha đã bị giam giữ
nhiều nơi khác nhau, trong đó, có 9 năm bị biệt giam, cho đến ngày 23.11.988,
được thả tự do và bị quản chế tại Hà Nội.
2.- Năm 1993, nhân việc bổ nhiệm Ðức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Giám mục Phan
Thiết về nhận niệm vụ Giám quản Sài Gòn, ngày 22.09.1993, ông Trương Tấn Sang,
Chủ tịch Uûy ban Nhân dân Thành phố, đã gửi thư cho Ðức Tổng Giám mục Nguyễn
Văn Bình có nhắc lại việc bổ nhiệm Ðức cha Nguyễn Văn Thuận như sau: “… Như cụ
đã biết, năm 1975 Chính phủ ta đã không chấp nhận ông Nguyễn Văn Thuận về Giáo
phận thành phố và dứt khóat sẽ không bao giờ chấp nhận, vì ông Nguyễn Văn Thuận
đã từng gắn bó với một gia đình có nhiều nợ máu với nhân dân và bản thân ông
Nguyễn Văn Thuận cũng có một quá trình lâu dài và tinh vi chống phá sự nghiệp
giành độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc…”.
3.- Ngày 05.07.2013, tiến trình phong Chân Phước cho Vị Tôi Tớ Chúa đã hoàn
thành ở Tổng Giáo phận Rôma. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng
Ðức, được Hội đồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa bình mời tham dự lễ ‘Bế mạc phần
điều tra tại Giáo phận’, đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội chặn lại không
cho xuất cảnh sang Bangkok (Thái lan) trên đường đi Rôma (Ý). Ông Ðức kể cho
ông Mặc Lâm, phóng viên Ðài Á châu Tự do RFA biết: “Khi làm ở Phòng Tôn giáo Bộ
Công an, người ta có ‘đối sách’ về Ðức cha vì một tội rất to là cháu của Ngô
Ðình Diệm và sự về Sài gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục
nên Người bị chuyển ra Bắc”. Tại sao, với hai ‘tội nặng’ này và bị giam giữ 13
năm, trong có những năm biệt giam, nhưng đảng Cộng Sản không dám đem Ðức cha ra
tòa xét xử?
Trong thời gian 13 năm ở tù không bản án, bắt chước Thánh Phaolô, Cha đã viết
thư cho các giáo đoàn về kinh nghiệm sống Ðức Tin, Mục vụ, Tu đức. Ðó là ba tập
sách:
– Ðường hy vọng (1975);
– Ðường hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Cơng Đồng Vatican II (1979);
– Những người lữ hành trên Ðường Hy Vọng (1980).
III.- THI HÀNH SỨ VỤ TUYÊN ÚY TRONG LAO TÙ.
1- Trại tù khổ sai.
Ở trại Phú Khánh, Ðức cha bị giam trong một phòng không có cửa sổ, phải đi qua
ba lớp cửa trong một hành lang mới đến khí trời. Vào đó nóng cực kỳ, tôi ngột
ngạt và cảm thấy trí óc mất sáng suốt dần dần, cuối cùng là mê man. Có lúc
người ta để đèn sáng như ban ngày, lúc khác lại nằm trong bóng tối. Buồng vừa
nóng vừa ẩm, đến nỗi tôi xuống nằm dưới nền, còn nấm thì mọc lên trắng cả chiếc
chiếu của tôi. Lúc nằm trong tối tăm, tôi thấy có một lỗ dưới vách, ánh sáng
lọt vào, tôi lết đến, kê mũi vào đó để thở. Lúc nào trời mưa, nước ở ngoài
ngập, những con trùng ở ngoài bò vào, có cả giun và có lần có cả con rết dài;
dù thấy vậy, nhưng tôi yếu mệt quá không làm gì được, tôi cứ để cho chúng bò
quanh, ngày nào nước xuống, thì chúng lại bò ra. Sau này hai linh mục bị giam
cách tôi hai lớp cửa, đã thuật lại cho tôi biết: “Một hôm cô Thanh, cấp dưỡng,
đã mỡ cửa cho chúng con ra đứng nhìn Ðức Cha nằm dưới đất và bảo: cho hai anh
nhìn thấy ông Thuận, ông sắp chết!” Nhưng trong cơn cơ cực này, Chúa đã cứu
tôi!
Tôi phải chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa: Chính Chúa muốn cho tôi ở đây,
chứ không phải nơi khác.
2.- Của nuôi phần Hồn.
“Khi bị bắt, tôi phải ra đi tay không, đi ngay lập tức. Ngày hôm sau, tôi được
phép viết cho những người thân để xin những thứ cần thiết nhất như áo quần, kem
đánh răng,… Tôi viết: “Xin vui lòng gửi cho tôi một chút rượu thuốc để chữa
bịnh đường ruột”. Các tín hữu hiểu ngay. Họ gửi cho tôi một chai nhỏ đựng rượu
lễ, bên ngoài có ghi ‘Thuốc chữa bịnh đường ruột’, còn bánh lễ thì họ giấu
trong một ống nhỏ chống ẩm thấp”.
Giám thị hỏi tôi:
– Ông bị bịnh đường ruột?
– Phải.
– Ðây, có ít thuốc cho ông đây.
Tôi không bao giờ có thể diễn tả hết hết niềm vui lớn lao của tôi: mỗi ngày,
với ba giọt rượu và một giọt nước trên lòng bàn tay, tôi cử hành Thánh Lễ. Và
đó cũng là bàn thờ, là nhà thờ chính tòa của tôi! Ðó là liều thuốc đích thực
cho linh hồn và thân xác tôi: “thuốc trường sinh bất tử, thuốc giải độc để khỏi
chết, nhưng luôn được sống trong Chúa Giêsu”, như Thánh Ignatio thành Antiokia
đã nói.
Mỗi lần như thế tôi được dịp giang tay và đóng đinh mình vào thập giá với Chúa
Giêsu và cùng Ngài uống chén đau khổ nhất. Mỗi ngày, khi đọc lời truyền phép,
với tất cả tâm hồn, tôi làm lại một giao ước mới, giao ước vĩnh cửu giữa tôi và
Chúa Giêsu, hòa lẫn Máu Ngài với máu của tôi. Ðó là những Thánh Lễ đẹp nhất
trong đời tôi!
Tuy nhiên, cách dâng lễ mỗi nơi mỗi khác. Dưới hầm tàu thủy chở tôi ra miền
Bắc, ban đêm tôi ngồi giữa mấy bạn tù, bàn thờ là túi cói đựng đồ, dâng lễ
thánh Phanxicô quan thầy của tôi và cho các bạn chịu lễ. Lúc ở trại Vĩnh Quang,
tôi phải dâng lễ trong góc cửa ban sáng lúc người ta đi tắm sau giờ thể dục.
Lúc đã quen với thời khóa biểu của trại, tôi dâng lễ ban đêm, vì chúng tôi được
chia thành từng đội 50 người, ngủ chung trên một láng gỗ, mỗi người được 50 cm,
đầu đụng nhau, chân quay ra ngoài. Chúng tôi đã thu xếp để năm anh em Công Giáo
nằm quanh tôi. Ðến 9 giờ rưỡi đêm, nghe tiếng kẻng là tắt đèn và mọi ngươi phải
nằm trong mùng muỗi cá nhân: tôi ngồi cúi sát xuống để dâng lễ thuộc lòng. Tôi
đưa tay dưới mùng để chuyển Mình Thánh cho anh em chịu lễ. Chúng tôi nhặt lấy
giấy nylon bọc bao thuốc hút để làm những túi nhỏ đựng Mình Thánh. Như thế Chúa
Giêsu luôn ở giữa chúng tôi. Chúng tôi tin một sức mạnh: Thánh Thể. Thịt Máu
Chúa làm cho chúng tôi sống. “Ta đã đến là để chúng được có sự sống, và sống
một cách dồi dào” (Ga 10,10). Như manna nuôi dân Do Thái đi đường về Ðất hứa,
Thánh Thể sẽ nuôi con đi cùng đường Hy vọng (Ga 6, 53).
Mỗi tuần, sáng thứ sáu có buổi học tập, tất cả 250 anh em phải tham dự. Ðến lúc
xả hơi, các bạn Công Giáo thừa dịp đó mang các túi nylon đựng Mình Thánh đến
chia cho bốn đội kia, mỗi người thay nhau mang trong túi áo một ngày…
Những người tù biết có Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở giữa trại tù với họ. Chính
Ngài an ủi, xoa dịu những khổ đau thể xác và tinh thần; chính Ngài thêm can đảm
chịu đựng cho họ. Ban đêm, họ thay phiên nhau làm giờ thánh. Sự hiện diện thinh
lặng của phép Thánh Thể biến đổi họ cách lạ lùng. Nhiều người Công Giáo trở lại
sống đạo đức hơn; nhiều anh em không Công Giáo tìm hiểu Phúc âm và lãnh phép
Thánh tẩy trong trại cải tạo, hoặc sau lúc được tự do. Nhà tù trở thành trường
dạy giáo lý. Không có gì cưỡng lại được tình yêu Chúa Giêsu. Ðêm tối của ngục
tù trở thành ánh sáng, hạt giống đã đâm chồi dưới đất đang lúc trời giông tố
phong ba. Những ơn trọng này do Chúa Giêsu Thánh Thể chứ không phải do sức loài
người.”
3.- Thiết lập Tình Người trong lao tù.
Trong ngục tù chủ nghĩa vô thần ngụy trang trại cải tạo đầy hận thù, nhờ Ơn
Chúa Thánh Thần, Ðức cha Nguyễn Văn Thuận đã có thể kết bạn với cai ngục, những
người quen hành hạ tù chính trị bằng nhục hình hoặc các biện pháp tâm lý ác
hiểm. Đức cha kể: “Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người
gác đi qua, tôi kêu: ‘Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc!’ Anh ta
đáp: ‘Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm’. Đó là bầu không khí
chúng tôi ở trong tù.
Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe có tiếng nhắc: “Tại sao con dại
thế? Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ (cai tù)
như Chúa Giêsu đã yêu con”. Sáng hôm sau, Ðức cha bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa
Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói… Ngài tìm cách trò chuyện,
khơi gợi sự tò mò nơi cai ngục:
– Lúc bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác Ðức cha: đêm
ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc.
Một thời gian sau không thay nữa, vì ‘cấp trên’ nói: “Nếu cứ thay riết thì sở
công an bị nhiễm độc hết!”. Thật vậy, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với
tôi, chỉ trả lời ‘có’ hoặc ‘không’. Người muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn
lạnh lùng. Phải chăng họ ghét ‘cái mác phản động’ nơi Người: Tất cả áo quần đều
đóng dấu hai chữ lớn ‘cải tạo’, kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc
Việt…
– Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế,
khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Pháp, v.v… Những câu
chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn
luôn trả lời… Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp…
tôi giúp họ. Từ từ họ trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều,
quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy
tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại
ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.
Ðức cha sống theo lời Chúa Giêsu dạy: “Điều gì con làm cho một người bé mọn
nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta”.
IV.- NGƯỜI TÙ KHÔNG BẢN ÁN.
Bị bỏ tù không bản án thì việc ra khỏi nhà tù cũng ‘không giống ai’, Ðức cha đã
viết trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’ như sau: “Một hôm trời mưa, tôi đang
thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì
cho tôi? Ðúng rồi, bữa nay là lễ Ðức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11
mà!’. Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:
– Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?
– Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.
– Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.
– Lãnh đạo là vị nào vậy?
– Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn.
Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai
Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng
đã hỏi:
– Ông có nguyện vọng gì không?
– Thưa có, tôi muốn được tự do.
– Bao giờ?
– Hôm nay.
Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà
nước xếp đặt… Nhưng hôm nay là lễ Ðức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Ðể
đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:
– Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI,
Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù
bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.
Ông Bộ trưởng bật cười và nói:
– Ðúng! đúng!
Ông quay qua bảo người bí thư:
– Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.
Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Ðức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn
được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ.”
Từ khi còn ở trong nước hay lúc bôn ba nơi đất người, rất nhiều lần khi còn là
Ðức cha hay Ðức Hồng Y, Giáo sĩ P.X. Nguyễn Văn Thuận đã yêu cầu nhà nước Việt
Nam đưa Người ra trước Tòa án nhân dân để được biết: Tại sao Người đã bị giam
tù trong 13 năm?. Tội thứ nhất thì vô lý, Tội thứ hai thì nực cười.
MỜI ÐỌC THÊM:
Ngày 02.11.1963, khi nhận hung tin hai người cậu Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu
bị thãm sát, Linh mục P.X. Nguyễn Văn Thuận không tin một người như Diệm lại
phải chết thê thãm như thế và Cha rất phẩn uất.
Hiền mẫu của Cha, bà Ngô Ðình Thị Hiệp, tìm cách trấn an con và đưa về Sự Thật
bằng những lời lẽ ôn tồn. Cha quan sát mẹ, sức lực còn tốt trước những đau đớn
bà phải chịu. Bà đứng dậy và đi đến bàn làm việc, mở ngăn kéo để rút ra một tờ
giấy trắng. Bà kéo tay con vào nhà nguyện và nói: “Ðã đến lúc con phải đọc tờ
này. Mẹ đã cất giữ một thời gian khá dài”.
Cha Thuận ngừng nơi cửa nhà nguyện để đọc. Cha nhận ngay những dòng chữ của cậu
Diệm, đơn sơ như chữ trẻ viết, rõ ràng, những chữ O thật tròn, các khoản cách
đều đặn. Ðây là bản chính ghi những lời Tuyên khấn ngày 01.01.1954 tại tu viện
Thánh André ở Bruges (Bỉ) ở bậc oblat dòng Thánh Benoit. Văn kiện ghi rõ tên
thánh của Cậu là Odilon. Đôi tay Cha run lên. Thật tự nhiên khi Cậu chọn tên
này mà lễ mừng đúng ngày 01.01. hàng năm.
Sự chọn này còn là một điếu tiên tri? Thánh Odilon là Thánh Bổn mạng những
người Tị nạn và những người Lánh nạn, và Tổng thống Diệm đã nổ lực hoàn thành
trong 9 năm (1954 – 1962) để giúp gần một triệu người Việt Miền Bắc vào lập
nghiệp ở Miền Nam Tự do. Thánh Odilon, đồng thời, là Ðấng Sáng lập Lễ các Ðẳng
Linh hồn, ngày ông Diệm trở về Nhà Cha.
Bà Hiệp nói, bằng một giọng nhẹ ‘Cậu con đã hiến trọn đời cho Tổ Quốc. Thật không
gì bất thường cho sự Vị Quốc Vong Thân. Là người đã khấn cho Thiên Chúa. Như
vậy, không có gì là quá đáng khi Chúa gọi Cậu về Nhà Cha. Thuận cúi đầu vâng
lời và đi theo Mẹ vào Nhà Nguyện và nghĩ rằng: “Lạy Chúa, con tin rằng Chúa
đã chết trong tay Con Người. Sự chết đã cứu rỗi Con. Nhưng vì những lý do nào
mà Cậu con đã phải chết như thế”.
Cha Thuận ngước nhìn Mẹ. Bà bình tĩnh trước sự tàn sát dã man và sự qua đời của
hai Anh mình. Bà đang quỳ cầu nguyện…
Ngày 14.09.2019
Lễ Suy Tôn Thánh Giá
Hà Minh Thảo